Kết quả về hạch lympho

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, sinh hóa và mô học (Trang 51 - 56)

3.3 Đánh giá mô học các mẫu mô lân cận

3.3.2 Kết quả về hạch lympho

Hạch lympho là cơ quan bạch huyết nhỏ, nằm trên đường đi của các mạch bạch huyết. Những chất lạ và những tế bào có hại của cơ thể cũng như các thành phần dạng hạt khác trong bạch huyết sẽ bị giữ lại khi qua hạch. Vì vậy, bạch huyết sau khi đi qua hạch, đổ vào tuần hoàn máu đã được làm sạch [1].

Từ các mẫu tiêu bản mô hạch lympho (hình 14 và hình 15), có thể thấy rằng nhóm NIL không gây u, không điều trị thì cấu trúc hạch rõ ràng với vùng vỏ gồm các nang lympho lớn với tâm mầm rộng. Các xoang nang giãn rộng chứa nhiều đại thực bào. Nhóm NC (hình 14C, 14D) cấu trúc hạch cũng thể hiện qua vùng vỏ gồm các nang lympho lớn với tâm mầm rộng, các xoang nang chứa nhiều đại thực bào, hạch có dấu hiệu tăng sản, đặc biệt là bắt đầu có sự phát triển tại chỗ của khối u và di căn vào tổ chức mô.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

44

Hình 14: Mẫu hạch lympho của nhóm NIL và NC

Mẫu hạch lympho của nhóm NIL ở độ phóng đại 1X (14A) và 4X (14B) Mẫu hạch lympho của nhóm NC ở độ phóng đại 1X (14C) và 4X (14D) Còn đối với 2 nhóm IR và IR+MEL (hình 15), cấu trúc hạch lympho nhỏ không thấy các nang lympho, các tế bào lympho nhỏ và đều. Các xoang nang giãn rộng chứa nhiều đại thực bào. Hai tiêu bản đều thể hiện cấu trúc của hạch lympho nguyên thủy.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

45

Hình 15: Mẫu hạch lympho của nhóm IR và IR+MEL Mẫu hạch lympho của nhóm IR ở độ phóng đại 1X (15A) và 4X (15B) Mẫu hạch lympho của nhóm IR+MEL ở độ phóng đại 1X (15C) và 4X (15D)

Từ các mẫu tiêu bản mô hạch lympho, có thể thấy rằng nhóm NIL không gây u, không điều trị thì cấu trúc hạch rõ ràng với các nang lympho lớn, xoang nang giãn rộng chứa đại thực bào. Nhóm NC thể hiện sự phát triển tại chỗ của khối u, có di căn vào tổ chức mô, do không được điều trị bằng xạ trị. Khi dùng tia xạ, đối với nhóm IR và IR+MEL, ngăn tế bào ung thư phát triển, những tổn

Luận văn thạc sĩ Khoa học

46

thương cũng không còn, và không có di căn hạch. Tuy nhiên, khi điều trị với melanin trước khi xạ trị thì tác dụng cũng chưa được rõ ràng ưu việt hơn.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

 Xạ trị bằng tia X có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ kích thước khối u đáng kể. Bên cạnh đó, chiếu xạ tia X gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm: giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của chuột; giảm số lượng hay tỉ lệ vài thành phần quan trọng trong máu (bạch cầu, tiểu cầu, tỉ lệ tế bào lympho).

 Melanin có khả năng làm giảm tác dụng phụ của tia X trong quá trình xạ trị. Cụ thể, điều trị bằng phương pháp hợp kết hợp xạ trị và bổ sung melanin với vai trò như chất bảo vệ (nhóm IR+MEL) làm tăng số lượng tiểu cầu (22,4 %), số lượng bạch cầu (55,6 %), tỷ lệ bạch cầu lympho (8,8 %) hơn so với điều trị khối u chỉ bằng xạ trị (nhóm IR).

 Ngoài ra, từ các kết quả mô học cũng thể hiện được rằng khi bổ sung melanin trước khi xạ trị có khả năng làm giảm sự xơ hóa mô lách cũng như sung huyết mô hạch lympho, tổ chức nhanh phục hồi hơn so với liệu pháp xạ trị thông thường.

Để có thể phát triển nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

 Phân tích sự thay đổi của các loại tế bào miễn dịch trong quá trình xạ trị.

 Cần nghiên cứu thêm phương pháp sử dụng melanin nhằm làm tăng hiệu quả điều trị hay giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị.

 Mở rộng nghiên cứu hơn về các gen khác, mô khác hay đối tượng nghiên cứu khác.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

48

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, sinh hóa và mô học (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)