Đây là một khâu quan trọng giúp khuếch trương sự phát triển của những bộ phim Hàn. Tại thủ đô Seoul, biển quảng cáo phim nội treo la liệt trên các đường phố, với mật độ dày đặc và hình thức bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý công chúng. Quảng cáo trên truyền hình trước khi phim trình chiếu cũng là một phương thức được áp dụng phổ biến. Hơn nữa, xuất phát từ mục tiêu xuất khẩu điện ảnh và việc nhận thức rào cản ngôn ngữ đã tạo động lực cho các kênh truyền hình Hàn Quốc xây dựng phụ đề anh ngữ cho phim Hàn. KBS là hãng đi đầu trong việc đáp ứng nhu cầu người xem 24/24 tiếng mỗi ngày với một lực lượng phiên dịch ra tiếng Anh nhằm phục vụ người xem trên toàn cầu. Thật là một sự nhạy bén và khôn ngoan của điện ảnh Hàn Quốc! Thêm vào đó các công ty hay các hãng phim truyền hinh Hàn Quốc còn xúc tiến việc Hallyu bằng những tài trợ tiền bản quyền phim khi xuất khẩu, hoặc miễn phí hoặc là với giá rẻ cho phía Việt Nam. Từ đó, họ xâm nhập vào thị trường giải trí nước ta với một mật độ chiếu phim Hàn rất cao trên truyền hình cùng cá thủ tục nhập khẩu thuận tiện mà cơ hội quảng cáo với giá cả hợp lý lại nhiều.
Chương V: HẠN CHẾ CỦA LÀN SÓNG ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC
Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc đã có được những thành công lớn là thế, song không phải là không có những hạn chế. Gần đây, những đợt sóng phản đối làn sóng Hàn Quốc đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước. Tại Trung Quốc, đã có những lời nhận xét không mấy thiện cảm từ phía một số đạo diễn về diễn viên Hàn Quốc sang đóng phim Trung Quốc. Có thể dẫn ra đây một dẫn chứng về lời nhận xét của Hồ Tuyết Dương - đạo diễn thực hện bộ phim “Chung cư những người tri thức” khi ông nói về Ahn Jae Wook: “Diễn viên Hàn Quốc đều là những con người “vĩ đại”.
Bản thân tôi thấy không cần thiết phải bỏ một số tiền thật lớn để mời họ, vì Trung Quốc đâu thiếu diễn viên trẻ tài năng”(dẫn theo báo “Điện ảnh kịch trường” số 290
năm 2004 trang 35). Ông khẳng định rằng bộ phim sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu vai diễn của Ahn giao cho một diễn viên Trung Quốc đảm nhận. Một số đạo diễn khác đã thẳng thắn tuyên bố trước giới báo chí rằng họ không thích phim của mình có ngôi sao Hàn Quốc tham gia. Họ cho rằng chính sự thiếu hiểu ý trong quan hệ hợp tác đã làm giảm đi đáng kể hiệu quả diễn xuất.
Còn tại Nhật Bản, một tên tuổi nổi tiếng trong giới điện ảnh – Kitano Takesi - đã phát biểu trên truyền hình rằng: “Văn hóa Hàn Quốc thực ra chỉ là sự bắt
chước theo Nhật Bản, vậy tại sao mọi người lại si mê nhiều ngôi sao của trào lưu Hàn Quốc đến vậy?”. Đó là những nhận xét của một số cá nhân, có thể không nên
coi đó là suy nghĩ chung của cả một đất nước, song cần phải nhìn nhận lại thực tế. Đó là cái nhìn của những nhà chuyên môn và có phải điện ảnh Hàn Quốc đã tạo một cảm giác nhàm chán? Tôi đã đem câu hỏi này đi đến phỏng vấn một số người. Có người đã nói với tôi rằng: bây giờ họ không thích phim Hàn lắm như trước đây, vì lúc nào cũng thấy ung thư, rồi chết chóc, khóc lóc, cứ lặp đi lặp lại một kết truyện. Có người thì bảo rằng đó chỉ là một số hạn chế thôi, chứ nhìn chung họ vẫn thích xem phim Hàn. Vậy đấy, không một cái gì là trọn vẹn cả, ngành nghệ thuật thứ 7 nằm ngoài quy luật đó.
Trong phim Hàn vẫn còn những mặt không phù hợp với nếp sống xã hội Việt Nam. Đấy là cảnh thanh niên uống rượu rồi ẩu đả, thất tình sa vào rượu, con gái cũng say rượu rồi tự tử, cảnh ông chủ đánh đập công nhân, thầy giáo đánh học trò… Tất cả những hiện tượng ấy phần nào đều có thể hiểu được. Đó là những mặt mà hàng ngày báo chí vẫn phê phán gay gắt cho rằng phim Hàn không có nội dung gì, ngoài mục đích quảng cáo hàng hóa, nhất là mỹ phẩm không hơn không kém, khiến cho nam nữ thanh niên ta chạy đua theo mốt. Song cũng không vì thế mà ta có thể phủ nhận những mặt tích cực của phim Hàn.
Trong công nghệ xuất khẩu phim Hàn ra Mỹ và các nước châu Âu, châu Phi, mặc dù việc xuất khẩu phim ra nước ngoài ghi được mức kỷ lục lần này song để thâm nhập sâu hơn thì điện ảnh Hàn còn phải vượt qua nhiều thách thức. Hiện nay, chưa có nhiều phim Hàn giành giải cao qua các kỳ Liên hoan phim quốc tế dù những diễn viên của họ có thể được rất nhiều người nước ngoài hâm mộ.
Một hạn chế nữa mà tôi thấy trong trào lưu điện ảnh Hàn Quốc đó là tính chất hai chiều trong trao đổi giao lưu văn hóa hình như còn khá mờ nhạt, điển hình là ở Việt Nam. Hình ảnh Hàn Quốc trong mắt người dân Việt Nam nhiều đến thế, nhưng ở xứ sở kim chi, họ đã biết được bao nhiêu về một Việt Nam hôm nay đang khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, hội nhập toàn cầu. Vì vậy mà tôi thiết nghĩ, cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự trao đổi điện ảnh nói riêng và văn hóa nói chung sang bên nước bạn.
Chương VI: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Phim Việt Nam đã học tập được điều gì từ làn sóng điện ảnh Hàn Quốc? Ta có thể thấy được nguyên nhân thành công của cơn sốt phim Hàn trên khắp châu á và lan sang các khu vực khác không chỉ từ phía chính phủ mà còn từ phía người dân, đó chính là sự kết hợp ở mặt vĩ mô và vi mô. Phim Việt Nam bây giờ vẫn còn nhiều điều lưu tâm. Kinh phí làm phim ít, trình độ kỹ thuật còn rất bất cập, chưa có được nhân vật của thời đại mình (hay còn gọi là nhân vật thời cuộc)… Có phải là
nền điện ảnh Việt Nam chưa biết khai thác những tiềm năng vốn có? Bởi đã có một số bộ phim làm theo công nghệ cao vốn lớn nhưng không gây được tiếng vang nào ví dụ như “Lẵng hoa tình yêu” của đạo diễn Vinh Hương, “Tình yêu và truyền
thuyết” của hãng phim á châu… Thực sự ngành điện ảnh Việt Nam vẫn chỉ như
một đứa con rơi của điện ảnh châu á. Trong quá trình hội nhập toàn cầu, nền điện ảnh Hàn Quốc đã thành công, vậy ta cần phải học từ nước bạn để có thể vươn mình lên và không biết chừng sẽ có một làn sóng điện ảnh Việt Nam trên toàn cầu. Để được như thế, theo ý kiến của tôi, điện ảnh nước ta cần:
- Một đội ngũ làm điện ảnh chuyên nghiệp là yếu tố cơ bản. Các nhà làm phim Việt Nam hiện nay không còn tuân theo những quy trình nghệ thuật và kỹ thuật như một nền điện ảnh chuyên nghiệp cần phải có. Vì vậy chúng ta cần xây dựng và chuyên môn hóa tất cả các khâu chuyên môn làm phim từ viết kịch bản, chỉ đạo trường quay, thiết kế mỹ thuật đến công tác tuyển chọn diễn viên phát hành phim… Điều đó cần có một công tác đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế: Yếu lĩnh vực nào thì đi sâu nghiên cứu, bồi dưỡng lĩnh vực đó.
- Cần tạo một nét riêng, mới lạ mang bản sắc Việt Nam để thu hút người xem người ta đã thấy những phong cách làm việc “rất Hàn” những phong tục lối sống “rất Hàn”, những trang phục, khung cảnh “rất Hàn” trong những bộ phim Hàn. Điều đó không chỉ tạo một sức lôi cuốn mà còn rất có ý nghĩa trong việc lan truyền bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới. Vậy tại sao điện ảnh Việt Nam không tìm cho mình một con đường đi riêng rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam có thể trở thành hình tượng trên phim ảnh để mỗi khi xem một bộ phim xong, người ta thấy ngay “chất Việt” thấm đượm trong đó. Thực tế đã cho thấy, hiện nay trên thị trường đã có một số phim giải trí “chạy theo mốt” chúng có thể dễ dàng đạt doanh thu từ một tỷ đến hàng chục tỷ nhưng không để lại được dư âm lâu dài sau khi những hình ảnh cuối cùng khép lại. Vậy nên, điện ảnh Việt Nam trên con đường hội nhập phải có một bản lĩnh và lối đi riêng.
- Theo tôi, hiện nay công tác lý luận phê bình điện ảnh Việt Nam còn manh mún và công tác đào tạo bất cập so với nhu cầu thực tiễn, chính bởi vì ta chưa có một chiến lược lâu dài. Đó là chiến lược nghiên cứu thị hiếu khán giả và quảng bá các tác phẩm điện ảnh. Bởi lẽ công chúng hôm nay luôn có nhiều cái để xem phải làm sao bắt chúng được tâm lý của khán giá mới là điều quan trọng. Yếu tố quảng bá cũng được coi là que diêm khơi nguồn cho mức độ ảnh hưởng và quan tâm của người xem phim Hàn Quốc đã thành công một phần nhờ vào chính sách quảng bá đó.
- Một giải pháp nữa theo tôi cũng rất cần cho điện ảnh Việt Nam hôm nay. Đó là sự “bảo trợ” nền điện ảnh nước nhà trước sự xâm nhập của điện ảnh nước ngoài. Phim Hàn Quốc đã từng phải đưa ra luật định hạn chế phim Mỹ chiếu tại Hàn Quốc (chiến dịch Quata) và điều luật này đã giúp cho phim Hàn dành lại được vị trí trên thị trường giải trí trong nước trước sự lấn sân của Hollywood. Việt Nam bây giờ đang phải đối mặt với một lượng khá lớn phim nước ngoài tràn vào nước ta. Vì vậy chúng ta cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế nước để có thể dành lấy tình cảm khán giả nội địa.
- Cuối cùng tôi nghĩ việc giao lưu điện ảnh nước nhà với các nền điện ảnh lớn trên thế giới khá hạn chế. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa để tăng cường trao đổi hợp tác hai bên cùng có lợi. Hàn Quốc đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh đất nước mình ra thế giới. Việt Nam cũng cần học tập Hàn Quốc để một ngày kia đâu đâu cũng biết tới Việt Nam không chỉ vì kinh tế mà cả về văn hóa nghệ thuật. Tôi thiết nghĩ điều đó cần có những giả pháp như:
- Chính phủ phải có một chính sách quảng bá hình ảnh đất nước ra toàn cầu và trên mọi lĩnh vực
- Người dân phải tích cực hưởng ứng, thúc đẩy quá trình này bằng sự năng động của bản thân hòa với ý thức dân tộc.
- Tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế với các nước sẽ giúp chúng ta giới thiệu bản sắc dân tộc và học tập những cái hay, cái đẹp của các nước bạn.
- Việc lập những trang thông tin về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên toàn cầu cũng là một bước để biến ước mơ về “làn sóng Việt Nam trên thế giới” thành hiện thực.
Tôi nghĩ, Việt Nam cần hội nhập toàn cầu trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa để có một chỗ đứng vững chắc trên diễn đàn quốc tế. Nhưng hòa nhập không đồng nghĩa với hòa tan, chúng ta phải xây dựng một hình ảnh mang tính dân tộc. Điều đó Hàn Quốc đã làm và đã thành công.
Chương VII: KẾT LUẬN
Tương lai của trào lưu điện ảnh Hàn Quốc sẽ đi về đâu? Nó sẽ tiếp tục gặt hái những thành công trên đỉnh cao vinh quang hay sẽ lụi tàn vào dĩ vãng? Điều đó còn chờ đợi vào tương lai. Nhưng tôi tin chắc chắn một điều rằng chúng ta sẽ không bao giờ quên được thời đại “hoàng kim” này của ngành nghệ thuật thứ 7 xứ sở hoa Mukung. Vẫn còn đó những khen chê từ phía khán giả nhưng là để đóng góp cho điện ảnh Hàn Quốc phát huy những mặt mạnh và hạn chế, khắc phục những thiếu sót để ngày càng có chỗ đứng bền vững trong lòng người hâm mộ.
Trong phạm vi báo cáo nhỏ này, tôi chỉ xin trình bày một vài ý kiến, phân tích đánh giá của bản thân cũng như những ý kiến tư liệu thu thập được từ những bài báo thông qua mạng Internet về làn sóng điện ảnh Hàn Quốc của những năm đầu thế kỷ 21. Với vốn hiểu biết còn hạn hẹp, chắc rằng bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.