3 Tổ ê-kip làm phim hoàn hảo

Một phần của tài liệu LÀN SÓNG ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC Ở CHÂU Á TRONG THẾ KỶ 21 (Trang 27 - 32)

Nói đến sự hoàn thành một bộ phim, phải nói đến những khâu cơ bản nhất như kịch bản, diễn viên, quay phim, v.v…. Xem một bộ phim Hàn Quốc người ta thấy toát lên sự ăn ý của ê-kíp này; sự nhập vai của diễn viên vào kịch bản, cái thần của nhà quay phim bắt trúng ý tưởng của nhà biên kịch…

4. 3. 1. Diễn viên

Làm nên thành công của phim Hàn là những tên tuổi diễn viên khả ái. Hầu hết việc tuyển chọn diễn viên ở Hàn rất khắt khe, trước hết phải là ngoại hình bắt mắt, sau đó mới đến diễn xuất. Chính vì vậy mà lớp diễn viên trẻ của Hàn Quốc ai cũng mang nét đẹp lý tưởng, từ ánh mắt đến dáng người, từ khoé môi đến làn da. Lợi thế đó góp phần không nhỏ đánh trúng vào thị hiếu người xem: vốn thích chiêm ngưỡng cái đẹp. Song nếu chỉ ngoại hình đẹp thì diễn viên Hàn sao có thể đứng vững trong lòng người hâm mộ. Bề ngoài chỉ là một yếu tố làm đòn bẩy cho thành công, cốt lõi nhất – cái trục chính của đòn bẩy – phải là diễn xuất. Xem phim Hàn, người ta như thấy diễn viên đang diễn tả chính cuộc đời của họ vậy. Họ vui, khóc, giận, thương với một tình cảm chân thực, điều mà lớp diễn viên trẻ Việt Nam phải học tập nhiều. Đặc biệt, họ luôn tìm kiếm cái mới với sự năng động của tuổi trẻ luôn muốn thử sức mình ở những vai diễn khác nhau, tránh việc gò mình vào một tuýp người đơn nhất. Người ta không chỉ thấy diễn viên Hàn đóng phim hiện đại rất hay mà còn thấy sự hóa thân tài tình trong những phim cổ trang - vốn đòi hỏi rất khe khắt. Diễn viên đóng phim cổ trang không chỉ cần ngoại hình đặc sắc, đẹp những nét đẹp cổ điển mà phải có vóc dáng cao sang, quyền quý cộng với diễn xuất sắc sảo và khả năng nói theo ngôn ngữ ngày xưa. Nhung dám đối mặt với thách thức, các diễn viên Hàn Quốc đã thử sức mình trong những thước phim cổ trang dài tập, đưa đến cho khán giả hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Một So Ji Sub”nóng như lửa” và yêu cháy bỏng trong “Giày thuỷ tinh” lại cũng là một chàng tướng quân đẹp trai, dũng cảm, có trái tim chung tình trong “Thiên niên chí

vào “Trương Thuỷ Bình” lại là một Kim Hyun Soo táo bạo, sắc sảo và có những “bước tiến gợi cảm” mà từ trước đến nay luôn bị bản thân cô tránh né. Một Bae Young Joon lãng mạn, hào hoa trong những câu chuyện tình yêu đương đại, bỗng chốc hóa thân thành một thanh niên phong lưu thời Choson. Và làm sao ta có thể quên được một Lee Young Ae nhân ái, dịu dàng và rất bản lĩnh trong “Nàng Dae

Jang Kum”. Còn rất nhiều những gương mặt nữa đã tạo nên một “kỳ tích” điện ảnh

sáng lạn như ngày hôm nay.

4. 3. 2. Kịch bản

Một yếu tố nữa vô cùng quan trọng mang lại thành công của phim Hàn chính là kịch bản. Nếu không có một kịch bản tốt thì dù diễn viên mỹ miều, âm nhạc trang phục và cảnh quay hiện đại đến đâu cũng không thể làm nên một tác phẩm hay. Nếu gọi đạo diễn là “vua” thì ở Hàn Quốc, nhà biên kịch có một vai trò quan trọng chẳng thua kém đạo diễn, nên có thể gọi họ là “đại quan” trên phim trường. Theo thống kê năm 2004 vừa qua, các hãng truyền hình Hàn Quốc đã sản xuất hơn 18 000 tập phim. Tính trung bình mỗi phim 20 tập thì họ đưa ra thị trường đến 900 bộ phim. Quả là một con số khổng lồ mà ngay đến Trung Quốc, nơi có sản lượng lớn về phim truyền hình cũng phải giật mình thán phục. Để có đủ một lượng kịch bản dồi dào như vậy thì họ cần một lực lượng biên kịch hùng hậu. Hiện nay ở Hàn Quốc có trên 700 biên kịch chuyên nghiệp trong số 1700 hội viên của Hiệp hội tác giả và 3/4 là biên kịch nữ (theo báo “Điện ảnh kịch trường Việt Nam” số 293 năm 2004 trang 16). Nhìn qua những con số, điều chúng ta dễ nhận thấy là sản lượng phim dù đã rất lớn nhưng so với số lượng biên kịch thì vẫn còn thấp. Song điều chúng ta cần thấy là vai trò của nhà biên kịch rất lớn đối với một bộ phim.

Quy trình làm kịch bản của phim Hàn diễn ra rất quy củ và đó chính là một nguyên nhân cho ra đời những bộ phim ăn khách. Thông thường, một bộ phim truyền hình Hàn Quốc phải mất hơn 2 năm thai nghén và vai trò của nhà biên kịch được thể hiện ngay từ lúc ban đầu. Có nghĩa là ban giám đốc hãng sẽ bàn bạc đề tài

và ý đồ kịch bản với biên kịch; sau đó bộ ba đạo diễn – biên kịch – nhà sản xuất (giám đốc sản xuất) cùng lên kế hoạch kịch bản, chọn cảnh, chọn diễn viên….

Nói về nội dung phim Hàn, thử đặt câu hỏi so sánh, tại sao cũng chỉ là những chuyện tình xảy ra thường ngày, mà phim Hàn lại có sức hấp dẫn như vậy? Hãy nghe những lý do từ những người trong ngành đến những khán giả thường ngày, họ nói gì. “Phim Hàn Quốc có cốt truyện hay và diễn xuất tốt”, Frank Rittman, Phó chủ tịch Hiệp hội phim Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình luận. Đạo diễn Trần Thế Dân nhận xét: “Phim điện ảnh Hàn Quốc đa dạng trong màu sắc và hình

thức thể hiện. Mỗi vấn đề mà tác phẩm đề cập đều có sự “bạo liệt” trong cách giải quyết mâu thuẫn. Tính cách nhân vật cực kỳ mạnh mẽ”. Khán giả truyền hình tâm sự: “Lời thoại phim Hàn Quốc rất gần gũi với đời thường như lại có tính giáo dục

cao, phim không lên gân cả về lời thoại cũng như diễn xuất. Tình tiết trong phim, cách xử lý cá tình huống thông minh, có tình có lý của các đạo diễn. Xem xong phim tôi đều cảm nhận được mọi chuyện trên phim đều như đã và đang xảy ra xung quanh cuộc sống của mình và rút ra được cho mình những bài học”. Một khán giả

Trung Quốc nói: “Hồi hộp, lôi cuốn, cảm giác gần gũi giống như trong cùng một

gia đình đã xóa tan cảm giác xa cách, kể cả với khán giả ngoại lai, dù thực tế văn hóa Trung Hoa và Hàn Quốc có khác nhau”(theo trang web www.vnn.net). Theo tôi

nghĩ có thể tóm lại ở những đặc điểm sau đã đưa tới thành công của phim Hàn: - Hư cấu từ những chi tiết thật trong cuộc sống

Bên cạnh một cốt truyện lôi cuốn với nhiều cao trào, dù vẫn có những điều phi lý, nhưng ở phim Hàn sự hư cấu bao giờ cũng bắt nguồn từ những chi tiết thật trong cuộc sống. Những vấn đề nổi cộm của xã hội được thể hiện khá chi tiết vừa chân thực vừa khéo léo, nhất là câu chuyện mang “tính nhân loại” của các bà lắm điều ganh tị, hơn thua giữa chốn thị trường trong mua bán, trong chức vụ, giữa các gia đình thông gia giàu nghèo, gắn liền với những ham muốn, những dục vọng, những thắng lợi cùng thất bại trong kinh doanh, trong làm ăn kinh tế xen lẫn những

xung đột mâu thuẫn mang tính kịch sâu sắc. Và công chúng dường như “xem phim

cảm thấy có mình ở trong”.

Điều đó là nhờ vào những nhà biên kịch Hàn Quốc vốn rất ý thức được một chân lý: Nghệ thuật muốn thăng hoa thì phải có gốc rễ từ hiện thực, giống như cánh diều dù có bay cao bay xa đến đâu nó vẫn cần phải có một sợi dây nối với mặt đất. Nhà biên kịch Go Bong Hwang cho biết: “Ngoài nội dung, yêu cầu hàng đầu đối

với chúng tôi là lời thoại. Tuỳ theo ngữ cảnh mà chúng tôi viết lời thoại nhưng tính chân thực luôn được đặt lên trước tiên”. Trong kịch bản của những bộ phim cổ

trang, tính chân thực cũng rất được coi trọng. Biên kịch Kim Young Hyun tâm sự: “Khi viết kịch bản “Nàng Dae Jang Kum”, tôi đã mất rất nhiều thời gian để tìm đọc những tư liệu liên quan đến thời đại Chosun để hiểu người xưa ăn nói ra sao và có những thói quen nào. Tôi đã cố gắng xây dựng lời thoại sao cho thật gần gũi, giống như thoại sân khấu và chỉ mong được người xem chấp nhận. Chính vì vậy mà khi xem, công chúng đã được tiếp cận với một nét văn hóa rất độc đáo trong cung đình ngày xưa mà không hề thấy bị chênh giữa lịch sử và phim ảnh(dẫn theo báo “Điện ảnh kịch trường Việt Nam” số 293 năm 2004 trang 17).

- Chất Hàn Quốc trong phim

Nắm bắt được thị hiếu người xem, phim Hàn có một lối đi riêng. Viết về tình yêu, các tình tiết trong phim thường chậm. Đó là một khoảng lắng giữa hai tâm hồn đang ngập tràn những suy tư và một bản nhạc trữ tình nhẹ nhàng cất lên như một điểm nhấn vào lòng khán giả, hay cái cách nói ngất lửng của những đoạn cao trào đầy nước mắt: “Em… xin… lỗi”. Đó là thời gian cho những diễn biến nội tâm phát triển, rất phù hợp với những người xem lớn tuổi. Còn giới trẻ được thu hút bởi hai thể loại phim hiện nay đang được ưa chuộng là phim găngxtơ và phim hài. Nói là găngxtơ nhưng nó không có những đoạn phim bạo lực như Mỹ mà nó là găngxtơ hài nên được người dân châu Á đón nhận rất nhiệt tình. Nhiều người không thích xem phim Mỹ, chẳng hạn bộ phim “Mike Hammer” bởi lẽ quá căng thẳng, nhiều cảnh bạo lực, bắn giết ly kỳ, đuổi bắt giật gân xen lẫn tình yêu nhộn nhạo, bừa bãi.

Người ta thích xem phim Hàn hơn bởi xuất phát từ yêu cầu xem phim là phải được thoải mái, giải trí sau một ngày làm việc mệt nhoài. Có lẽ cũng đúng như thế, dù đứng ở góc độ nào, muốn công chúng tiếp nhận một món ăn tinh thần dù xa lạ hay gần gũi, trước hết cần tạo được niềm hưng phấn thực sự, không bị gò ép theo những chuẩn mực giáo điều định sẵn, không nhất thiết cứng nhắc là phim nào cũng phải là cỗ xe chở đầy đạo lý.

Tính triết lý trong phim Hàn đi vào lòng người thật nhẹ nhàng. Qua một câu nói “Tôi mang quốc kỳ Hàn Quốc trong tim, tôi tự hào và sẽ học tập vì nó, để không

hổ thẹn là người Hàn Quốc” (trích trong phim “Chuyện tình Havard”) ta thấy một

du học sinh không chỉ có quyết tâm học tập mà còn mang trong mình ý thức tự tôn dân tộc rất cao. Và cũng chỉ một câu nói: “Con hãy nhớ, con nấu ăn không chỉ nấu

một món ăn, mà còn gửi gắm tình cảm của con đối với người thưởng thức món ăn đó”, ta thật khâm phục nghệ thuật ẩm thực của đất nước kimchi, trong ẩm thực bao

hàm cả tấm tình con người.

- Khán giả quyết định số phận nhân vật

Theo tôi, đây là một yếu tố đặc biệt khiến phim Hàn có được những thành công hơn mong đợi và cũng tạo nên một nét riêng, một kinh nghiệm mà nền điện ảnh Việt Nam cần học tập.

Từ lâu rồi phim Hàn thực hiện hình thức làm phim cuốn chiếu, tức là vừa viết, vừa quay vừa phát sóng. Bởi vậy nhà biên kịch chỉ cần hoàn thành 1/3 kịch bản chi tiết là phim có thể bấm máy. Phần còn lại sẽ được viết nhanh hay chậm tuỳ theo tiến độ quay và quan trọng hơn là phụ thuộc vào phản ứng, ý kiến, yêu cầu của công chúng. Theo nhà biên kịch Oh Soo Yeon (tác giả “Lá thư tình”, “Kết hôn”) cho biết: “Làm phim là cho khán giả nên chúng tôi rất quan tâm đến ý kiến của họ.

Đôi khi, tác giả chỉ là người tạo ra nhân vật, còn chính công chúng mới là người quyết định số phận của nhân vật”(dẫn theo báo “Điện ảnh kịch trường Việt Nam”

sửa đổi, thay đổi và điều chỉnh kịch bản sao cho phù hợp với yêu cầu của người xem.

Gần đầy, sự tham gia đóng góp ý kiến của khán giả ngày càng tăng. Nữ biên kịch Park Ji Huyn cho biết, sau khi 18 tập phim “Tình yêu trong sáng” phát sóng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người xem, thông qua trong web của bộ phim, công bố nói chung 2 tập cuối để khán giả đọc góp ý. Kết quả, là phải viết đến 3 đoạn kết thì người xem mới hài lòng. Bà tâm sự: “Lúc đầu tôi muốn trừng phạt

nhân vật Young Mi do Kim So Yeon đóng vì cô ta đã gây ra rất nhều lỗi lầm. Song, cuối cùng tôi đành chiều khán giả, tạo ra một tai nạn giao thông để Young Mi chỉ mất nhớ, trở lại là một thiếu nữ thánh thiện – một con người khác” (dẫn theo báo

“Điện ảnh kịch trường Việt Nam” số 293 năm 2004 trang 16). Cũng như vậy, hai nhà biên kịch Choi Wan Kyu và Song Eun Hye đã không thể bảo vệ ý đồ của mình khi muốn viết một cái kết bi kịch với các chết của nhân vật nữ chính Lee Soo In (do Kim Tae Hee đóng) trong phim “Chuyện tình ở Havard”. Vì đã quá chán ngán những cái chết bi thảm của các nhân vật chính trong các phim “Nấc thang lên thiên

đường”, “Xin lỗi, anh yêu em”… nên khi biết nhân vật Lee Soo In mắc bệnh ung

thư, khán giả đã ùn ùn đổ bộ lên mạng lên tiếng yêu cầu ban giám đốc SBS “Bằng mọi giá phải giữ lại mạng sống của Lee Soo In”. Thế là ở tập cuối, nhân vật này đã

thoát khỏi lưỡi hái tử thần, sánh vai cùng Kim Hyung Woo (do Kim Rae Won đóng) bước vào thánh đường làm lễ cưới. Khán giả rất hài lòng với cái kết happyend này. Quả thật, yếu tố này đã giúp cho phim Hàn có được cách xử lý tình huống tích cực tránh được những phản ứng quay lưng lại từ phía khán giả.

Một phần của tài liệu LÀN SÓNG ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC Ở CHÂU Á TRONG THẾ KỶ 21 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w