CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
6. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản
Là một trong những khía cạnh quan trọng của kỹ năng giao tiếp mà một sinh viên cần, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa mọi người, nâng cao được chất lượng học tập và phát triển đối với mỗi cá nhân. Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung, chú ý vào lời của người nói muốn truyền đạt đến mình. [7]
Hình 4: Kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp
Kỹ năng này không chỉ là việc nghe, hiểu lời của người nói mà còn thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm, quan tâm đến việc của người nói muốn truyền đạt đến mình. Trong môi trường giảng đường, kỹ năng lắng nghe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và khả năng giao tiếp của sinh viên. Kỹ năng lắng nghe giúp ích cho sinh viên cho việc hiểu rõ được các bài giảng và các vấn đề học tập được giáo viên đặt ra. Giúp cho sinh viên có thể thu thập thông tin một cách chính xác, cụ thể và nhanh chóng.
Đồng thời kỹ năng này còn giúp cho sinh viên có thể tương tác trong những bài giảng với giáo viên của mình và các sinh viên khác, giúp ta xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt hơn và sẽ hiệu quả trong học tập. Khi lắng nghe sinh viên có thể nhận biết các vấn đề, thắc mắc của mình ở đâu, cần hỏi đáp những gì và chúng ta có thể ghi chép lại những thông tin cần thiết cho bài học của mình.
Lắng nghe ý kiến của người khác không có nghĩa là mình đồng ý hoàn toàn mà ta đang tiếp thu thêm một số ý kiến khác và kết hợp với sự hiểu biết của mình để có thể hoàn thành được bài học một cách hoàn chỉnh và tốt nhất.
6.2. Kỹ năng nói
Trong mọi thời đại, công việc hay cả trên giảng đường kỹ năng nói vẫn luôn là kỹ năng quan trọng giúp cho chúng ta đạt được hiệu quả nhất trong môi trường làm việc và cả môi trường học tập . Kỹ năng nói cho ta khả năng tạo ra các cuộc giao tiếp, trò chuyện hiệu quả đối với các tình huống hàng ngày, từ giao tiếp cá nhân đến việc thảo luận nhóm. Sinh viên có thể truyền đạt được ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trong các cuộc đối thoại, thảo luận nhóm.[6]
Hình 5: Kỹ năng nói khi giao tiếp
Điều này cũng giúp cho sinh viên trở nên tự tin hơn quả trình học tập. Tự tin không chỉ đến từ kiến thức mà còn từ khả năng diễn đạt phải rõ ràng và chính xác.
Khi chúng ta sử dụng kỹ năng nói ta cần phải chú trọng đến từ ngữ, cách phát âm, ngữ pháp, sự trôi chảy.
Điều này giúp ta diễn đạt ý một cách rõ ràng, dễ nghe tránh hiểu lầm, thể hiện được sự tự tin của ta và giúp ta truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc đến người nghe. Trong quá trình nói sinh viên cần chú ý đến khuôn mặt, cử chỉ cũng góp phần khiến cho bài nói của ta hay và thuyết phục hơn.
Giao tiếp hiệu quả thông qua lời nói cũng giúp xây dựng một mối quan hệ tốt trong học tập giữa các cá nhân với nhau. Không những thế kỹ năng nói còn có mối quan hệ chặt chẽ đối với kỹ năng lắng nghe.
Khi ta muốn diễn đạt ý kiến, ý tưởng của bản thân thì việc lắng nghe các ý kiến, thảo luận giữa các thành viên với nhau có thể giúp ta đưa ra một quyết định sáng suốt nhất để có thể đem đến một kết quả tốt nhất trong việc học của mình. Kỹ năng nói không chỉ giúo cho sinh viên trong học tập mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển trong sự nghiệp và cuộc sống xã hội sau này.
6.3. Kỹ năng viết
Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giao tiếp trên giảng đường đại học của sinh viên. Trong quá trình học tập, sinh viên thường xuyên phải làm các bài báo cáo, tiểu luận ...nhờ kỹ năng viết này có thể giúp sinh viên biểu đạt được ý tưởng, thông điệp một cách rõ ràng và hấp dẫn bằng văn bản. [6]
Viết tốt không những giúp sinh viên có thể truyền đạt được ý kiến một cách rõ ràng, logic, mà còn là công cụ để thể hiện được khả năng tư duy, nghiên cứu và phân tích của bản thân trong quá trình học. Kỹ năng viết giúp sinh viên tập được tính sáng tạo, tư duy và còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp của sinh viên.
Kỹ năng viết được xem là một phần quan trọng hợp thành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Thông qua kỹ năng này nó có thể giúo cho sinh viên có thể trao đổi thông tin với nhau một cách mạch lạc sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm và học của sinh viên.
6.4. Kỹ năng xử lý tình huống
Là một kỹ năng quan trọng đối với sinh viên vì nó giúp họ có thể đối mặt và giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn và bất ngờ trong việc học tập hay kể cả cuộc sống. Kỹ năng này còn thể hiện được sự nhanh nhạy, khôn khéo của họ trong hành trình học tập. [7]
Kỹ năng xử lý tình huống giúp cho sinh viên cí thể bình tĩnh, tự tin giải quyết các vấn đề ở các tình huống khó khăn mà không cần phụ thuộc vào người khác để giải quyết vấn đề đó.
Nhờ kỹ năng này sinh viên có thể chủ động trong mọi vấn đề và có thể phân tích các tình huống nhằm đưa ra cách giải quyết đúng đắng, ổn thoải. Điều này giúp cho sinh viên nhạy bén trong mọi vấn đề khó khăn đối với việc học của mình.
Kỹ năng xử lý tình huống còn giúp sinh viên tạo ra các mối quan hệ tốt đối với người khác. Khi có khả năng xử lý tình huồng tốt, sinh viên có thể tương tác và giao tiếp hiệu quả với giáo viên và những người xung quanh trong quá trình học, tạo ra cơ hội phát triển cho bản thân.
6.5. Kỹ năng phản hồi
Trong quá trình học, kỹ năng phản hồi của sinh viên là một yếu tố quyết định sự thành công và tiến bộ của mỗi cá nhân. Kỹ năng phản hồi còn là cầu nối giữa giáo viên và sinh viên tạo ra một môi trường học tập tích cực.
Trong quá trình học tập giáo viên không chỉ chú trọng đến việc giảng dạy mà họ còn để ý đến sự phản hồi của các sinh viên dành cho bài giảng của họ. Điều này cũng giúp ích cho quá trình giảng dạy của giáo viên và tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, tích cực.
Kỹ năng phản hồi cũng giúp sinh viên có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình ở đâu từ những lời góp ý và nhận xét của giáo viên về quá trình học của mình. Khi phản hồi, sinh viên nên truyền đạt rõ ràng, chính xác và sử dụng từ ngữ lịch sự, tôn trọng đối với người nhận. [6]
Điều này cũng sẽ giúp ích trong việc xây dựng, cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên và góp ích một phần cho họ vượt qua được sự sợ hãi, tự ti, trở nên mạnh mẽ hơn trong quá trình đóng góp ý kiến vào các bài học, các cuộc thảo luận nhóm.. để đem đến một cách quả học tập tốt nhất. Khi nhận được những phản hồi tích cực dành cho bản thân mình, họ sẽ cảm thấy phấn khởi và vui vẻ. Điều này làm thúc đẩy được tinh thần học tập của sinh viên trong quá trình giảng dạy và học.
Kỹ năng phản hồi không chỉ giúp đánh giá người khác, mà còn là công cũ hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên trong quá trình phát triển bản thân và học tập, tạo ra được một môi trường học tập tích cực.