THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN HIỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong trường học (Trang 27 - 47)

1. Mặt tích cực trong giao tiếp của sinh viên hiện nay.

Sinh viên hiện nay được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng, từ đó có sự hiểu biết và nhận thức rộng hơn về thế giới. Điều này thể hiện rõ qua cách giao tiếp của họ, trở nên cởi mở, tự tin và có tầm nhìn hơn.

Cụ thể, sinh viên hiện nay có những mặt tích cực trong cách giao tiếp như sau:

- Tự tin, chủ động trong giao tiếp: Sinh viên hiện nay được tiếp xúc với nhiều hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, hội nhóm,... giúp họ rèn luyện khả năng giao tiếp, tự tin hơn khi đứng trước đám đông.

- Cởi mở, hòa đồng: Sinh viên hiện nay có tư duy cởi mở, không ngại giao tiếp với người khác, kể cả những người khác giới, khác văn hóa. Điều này giúp họ mở rộng các mối quan hệ, học hỏi được nhiều điều mới mẻ.

- Tầm nhìn rộng: Sinh viên hiện nay được tiếp cận với nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông, internet. Điều này giúp họ có tầm nhìn rộng, hiểu biết về thế giới xung quanh.

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt: Sinh viên hiện nay có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phù hợp với từng ngữ cảnh giao tiếp. Họ cũng biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, âm điệu,... để thể hiện cảm xúc, ý kiến của mình.

- Tham gia câu lạc bộ, tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động công cộng và chủ động hơn trong việc tiếp cận người khác.

- Biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình.

- Quan tâm đến cảm xúc của cuộc trò chuyện, quan tâm đến không gian, hoàn cảnh, đối tượng.

- Sử dụng công nghệ hiệu quả: Sinh viên hiện nay thường xuyên sử dụng các công nghệ mới như video call, email, tin nhắn điện tử và mạng xã hội để giao tiếp.

Sự thuận tiện và linh hoạt của các công nghệ này giúp sinh viên kết nối và truyền đạt ý kiến một cách hiệu quả.

- Đa dạng văn hóa: Môi trường đa dạng về văn hóa trong các trường đại học và trường học giúp sinh viên làm quen với nhiều phong cách giao tiếp khác nhau.

Điều này có thể nâng cao khả năng giao tiếp linh hoạt và thích ứng của họ khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp sau này.

- Học online và kỹ năng giao tiếp ảo: Với xu hướng học online, sinh viên phải phát triển kỹ năng giao tiếp ảo. Khả năng sử dụng các nền tảng học trực tuyến, tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến và làm việc nhóm qua mạng là những kỹ năng quan trọng mà sinh viên hiện đại thường xuyên phải chú ý và phát triển.

- Tư duy phê phán và suy luận: Sinh viên hiện nay thường được khuyến khích phát triển khả năng tư duy phê phán và suy luận, giúp họ thể hiện ý kiến một cách rõ ràng và có cơ sở. Điều này cũng giúp họ hiểu rõ hơn về cách diễn đạt và thuyết phục người khác.

- Kỹ năng thuyết trình: Trong quá trình học, sinh viên thường xuyên có cơ hội tham gia các buổi thuyết trình hoặc bài giảng. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng thuyết trình, từ việc chuẩn bị nội dung đến cách trình bày và tương tác với khán giả.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Học tập và làm việc nhóm là một phần quan trọng của giáo dục đại học hiện nay. Sinh viên học cách tương tác và làm việc cùng đồng đội, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm và giải quyết xung đột.

- Tự tin bày tỏ quan điểm và tham gia nhiều hoạt động liên quan đến kĩ năng giao tiếp.

- Thói quen đọc sách cải thiện vốn từ.

- Không bảo thủ, không ngại sữa chửa ý kiến của mình.

Tất cả những mặt tích cực này giúp sinh viên hiện nay trở thành những người có khả năng giao tiếp mạnh mẽ và đa chiều, sẵn sàng thích ứng với những thách thức của môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai.

2. Mặt hạn chế trong giao tiếp của sinh viên hiện nay.

Ngoài những mặt tích cực nêu trên, sinh viên hiện nay cũng có những mặt hạn chế trong giao tiếp đáng lo ngại và cần cải thiện ngay.

Nhiều sinh viên hiện nay khi giao tiếp với mọi người xung quanh (ngay cả những thầy cô trong trường) cũng đang thiếu hẳn những câu thưa gửi và thường sử dụng câu thiếu chủ ngữ,… Trong thư viện hay ở phòng thu ngân, không ít sinh viên chỉ nói gọn lỏn “cho trả sách”, “cho đóng tiền”; hay khi khoa mời một số chuyên gia nói chuyện chuyên đề về nghề nghiệp, giúp đỡ sinh viên làm quen với thực tế và những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp thì sau đó rất ít sinh viên còn liên hệ với các chuyên gia để cảm ơn, tạo lập, duy trì mối quan hệ (dù các chuyên gia sau khi nói chuyện đều cho email, số điện thoại để sinh viên liên hệ). Chính việc chủ động liên hệ để cảm ơn, tạo lập mối quan hệ giao tiếp với các chuyên gia là sinh viên đã biết tạo ra hiệu ứng xác lập hình ảnh cho bản thân và tạo ra sự lưu luyến trong quá trình giao tiếp,…

Bên cạnh đó, vấn đề “ngại nói” của sinh viên cũng là điều đáng bàn. Trong giờ học, khi thầy cô giảng bài thì một số sinh viên ngồi phía sau nói chuyện riêng nhưng khi cho thảo luận, đặt câu hỏi chỉ có vài sinh viên tích cực trong khi số còn lại ngồi im, không phát biểu ý kiến: “Em không tự tin nên em rất ngại phát biếu, em vẫn ngồi im cho dù em biết”, “em chỉ muốn nói là em rất ngại đứng nói trước đám đông”,…. Vậy thì làm sao những sinh viên đó có thể thành công khi được phỏng vấn mà không thể trình bày mạch lạc những câu hỏi trước nhà tuyển dụng;

các bạn làm sao có thể tự tin trình bày những sáng tạo trong công việc, kế hoạch, dự án của mình trước mọi người. Điều đó cho thấy, sinh viên đang thiếu cả kỹ năng lắng nghe và diễn đạt ý kiến trước mọi người: không nghe để thu thập thông tin, hiểu vấn đề và không diễn đạt được ý kiến trước mọi người, “ngại” phát biểu trong học tập đã trở thành một lối mòn.

Hình 6: Khó khăn trong giao tiếp của sinh viên

Vấn đề “viết” của sinh viên cũng là điều cần quan tâm. Một số sinh viên không thể viết rõ ràng cái đơn gởi lên khoa, phòng hay trường khi có một vấn đề nào đó cần đến; không thể trình bày được cái thư cảm ơn đối với các vị chuyên gia đã truyền đạt những kinh nghiệm và giúp đỡ các bạn. Khi các bạn viết một lá đơn thì lỗi thường gặp là sai chính tả, chữ viết cẩu thả, chữ hoa, chữ thường viết tùy tiện, viết tắt vô tội vạ… và không nêu bật được điều cần khi gởi đơn. Vì vậy, khi gởi hồ sơ xin việc (một số nơi tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc phải viết tay) chính sinh viên đã bị loại ngay từ đầu khi có những đơn xin việc như thế: “1/2 nhà tuyển dụng được hỏi đã cho biết, họ sẽ cho điểm số cao đối với những ứng viên có kỹ năng viết tay tốt; Đa số ứng viên không vượt qua được ngưỡng phỏng vấn ban đầu,

không phải do thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực ứng tuyển, mà là do đơn xin việc viết tay của họ quá kém cỏi. 3,1 tỷ đô la là số tiền mà các công ty Mỹ phải chi ra hàng năm chỉ để nâng cao kỹ năng viết tay cho công nhân viên” . Điều đó cho thấy kỹ năng viết là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong công việc.

Hiện tượng bình thường hoá nói tục, chửi thề thành ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày với nhau của giới trẻ, đặc biệt lại là học sinh, sinh viên đang trong quá trình tiếp nhận văn hoá tại môi trường giáo dục như trường học, là vấn đề nhức nhối.

Khi đến căng tin, hàng quán, điểm chờ xe bus hay khi vào khu kí túc xá nghe được những câu nói tục, chửi bậy vô văn hóa của sinh viên khiến người xung quanh phải lắc đầu ngao ngán. Xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng mặt kéo theo đó là luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì vậy tạo ra thực trạng sinh viên học theo và sáng tạo ra những từ ngữ mới kì lạ, khó hiểu, những câu thơ đoạn nhạc được cải biên kì dị tạo thành xu hướng mang vào sử dụng trong cuộc sống thường ngày khiến người nghe không hiểu được gây ra nhiều hiểu lầm.

Ngoài ra, sinh viên còn có cách nói chuyện là sử dụng từ ngữ chuyên ngành hay tiếng nước ngoài khi nói chuyện với mọi người xung quanh - những người không có hiểu biết về chuyên ngành đó để như một cách thể hiện sự am hiểu, kiến thức của bản thân sinh viên. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt. Không chỉ qua lời nói, khi đi ngoài đường, một bộ phận sinh viên không lo ngại mà thể hiện sự giao tiếp thiếu văn hoá qua cả hành động, như thô lỗ với người lớn tuổi: không biết chào hỏi lại còn dùng những từ ngữ phản cảm để bàn tán mọi người xung quanh hoặc không nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai và trẻ em trên phương tiện công cộng, cố tình gây ra tiếng ồn nơi riêng tư, hoặc dùng câu từ nói tục, chửi thề trước mặt trẻ em, không những vậy còn dạy trẻ em những từ ngữ khó nghe, nhạy cảm khi gặp người lớn mà đối với người lớn đó là những vấn đề rất tế nhị.

Dưới đây là kết quả khảo sát mức độ giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng.

Thời gian bắt đầu khảo sát: 13/12/2023 Thời gian kết thúc khảo sát: 15/12/2023 Số phiếu phát ra: 100 phiếu

Số phiếu thu vào: 100 phiếu

Biểu đồ 1: Theo bạn, kỹ năng giao tiếp có quan trọng không?

Với câu hỏi đặt ra như biểu đồ 1 thì chúng em nhận được phần lớn (97%) các bạn sinh viên nhận thức được rằng kỹ năng giao tiếp rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của bản thân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và làm viêc, chỉ có một phần nhỏ các bạn sinh viên chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng và cần thiết của kỹ năng giao tiếp.

Biểu đồ 2: Bạn nghĩ một người giao tiếp tốt sẽ có lợi gì cho bản thân?

Ở biểu đồ 2, hầu hết các bạn sinh viên đều nhận thức được kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm giúp ích rất nhiều cho sinh viên như cảm thấy rất tự tin khi trò chuyện và chia sẽ với người khác ngay trong lần đầu tiên gặp họ, hòa nhập với môi trường mới, tạo được thiện cảm với mọi người, có kết quả học tập tốt hơn, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng cảm thấy kỹ năng giao tiếp tốt còn có rất nhiều lợi ích, giúp các bạn rất nhiều ở những khía cạnh khác trên giảng đường và trong cuộc sống.

Biểu đồ 3: Bạn có đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày trên giảng đường đại học không?

Theo biểu đồ 3 thì có đến 70,2% sinh viên Đà Nẵng hiện nay gặp khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày trên giảng đường đại học, trong đó 51% sinh viên

gặp khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày với giảng viên của họ, 19,2% khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày giữa sinh viên với nhau. Bên cạnh đó thì cũng có khoảng gần 30% các bạn sinh viên không gặp khó khăn gì trong việc giao tiếp trên giảng đường đại học, các bạn có thể hòa nhập và giao lưu với bạn bè và thầy cô hướng dẫn của mình.

Biểu đồ 4: Trong giờ học, khi giảng viên đang giảng bài thì sinh viên nói chuyện riêng nhưng khi cho thảo luận, đặt câu hỏi thì phần lớn sinh viên ngồi im không phát biểu ý kiến, bạn có nằm trong số đó?

Sinh viên giao tiếp kém thường có vấn đề biết câu trả lời nhưng không bao giờ giơ tay phát biểu xây dựng bài. Theo như khảo sát hiện nay có tới 62,3%

sinh viên có biểu hiện như vậy. Sinh viên đang thiếu cả kỹ năng lắng nghe và diễn đạt ý kiến trước đám đông. Sinh viên cần phải cải thiện tình trạng này nếu cứ để như vậy tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng cao mặc dù tốt nghiệp loại Tốt hay Xuất sắc bởi các doanh nghiệp ngày nay rất chuộng kỹ năng mềm, đặt biệt là kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đối tác. Ngược lại có 37,7% sinh viên nhận thức được rằng kỹ năng tiếp thu kiến thức và giao tiếp trước đám đông là vô cùng quan trọng, nếu kỹ năng này tốt thì cơ hội việc làm và thu nhập sẽ càng cao.

Biểu đồ 5: Khi không hiểu bài bạn sẽ hỏi lại giảng viên hay bạn bè?

Dựa vào biểu đồ 5, chúng ta có thể thấy được rằng tình trạng giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên còn kém nên hầu hết (khoảng 82%) các bạn sinh viên khi gặp một bài tập khó hay những lúc không hiểu bài, đều có xu hướng sẽ hỏi lại bàn bè của mình. Một số sinh viên khi có thắc mắc hay có một vài điểm chưa hiểu trong bài học cũng “ngại” bày tỏ với giảng viên và cuối cùng là “chỗ nào chưa hiểu thì vẫn không hiểu”. Có nhiều bạn khi được gọi tên đứng lên lại không thể diễn đạt được một câu rõ ràng, cứ lắp ba lắp bắp “không phải em sợ cô đâu nhưng cứ tới môn này em lo cô gọi tới tên mình là run lắm” và không có thói quen phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm. Việc thiếu tự tin đã làm cho sinh viên lo sợ rằng mình phát biểu sai, nói không đúng,…Khoảng 14% các bạn sẽ hỏi lại trực tiếp với giảng viên của mình. Chúng ta nên cố gắng tương tác, tích cực giao tiếp với thầy cô nhiều hơn, bởi khi đó các bạn sẽ có được cho mình rất nhiều lợi ích trong quá trình học tập của mình.

Biểu đồ 6: Bạn có chửi thề hay nói tục không?

Khi đến căng tin, hàng quán, điểm chờ xe bus hay khi vào khu kí túc xá nghe được những câu nói tục, chửi bậy vô văn hóa của sinh viên khiến người xung quanh phải lắc đầu ngao ngán. Chửi thề, nói tục được xem như là một “hội chứng tập thể” của các “nam thanh nữ tú” hiện đại. Nhiều bạn trẻ cho rằng, chửi thề nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, thậm chí còn cho đó là “cá tính”, dám nói tức là dám thể hiện cá tính, thể hiện rằng bản thân là một người “ thẳng thắng”, nghĩ gì nói nấy. Hậu quả của việc tiếp cận với nhiều đoạn clip nói tục, chửi thề kém văn minh là về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thái độ, tình cảm và cách ứng xử. Hiện tượng nói tục, chửi thề, sử dụng những tiếng lóng thiếu văn hóa trong giao tiếp đang hiện hữu khắp nơi, đặc biệt trong giới trẻ. Khi tra hỏi nguyên nhân, hầu hết các bạn đều trả lời do bắt chước từ mạng xã hội, các clip từ TikTok.

Ai theo dõi mạng xã hội hẳn sẽ nhận ra hiện nay trên nền tảng các ứng dụng như Facebook, TikTok thường xuyên xuất hiện trào lưu văng tục, chửi thề, chửi bậy nhằm mục đích câu like, câu view. Bất kể mâu thuẫn nào trong đời sống cũng đều đem lên mạng chửi nhau như… hát. Hàng loạt những "biệt danh", như: "Thánh chửi", "Nữ hoàng chửi thề", "Hot girl chửi tục"… xuất hiện phổ biến khắp mạng xã hội. Đáng sợ là các clip chửi bậy, tục tĩu này lại thu hút hàng chục, hàng trăm ngàn lượt theo dõi. Sẽ chẳng có gì hãnh diện nếu bạn là một sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà suốt ngày thốt ra những lời nói thiếu sự tôn trọng bạn bè và giảng viên.

Theo như khảo sát thì có đến 42,5% sinh viên thỉnh thoảng phát ngôn bừa bãi, chửi thề và nói tục, 29,2% sinh viên là hiếm khi và 9,4% sinh viên là thường xuyên nói tục chửi thề. Số sinh viên không bao giờ nói tục chửi thề chiếm khoảng 20%, con số không nhiều nhưng cũng đáng khen những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi phát ngôn thô thiển thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong trường học (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)