Thực tiễn thực hiện pháp luật về đấu thầu mua sắm vật tư y tế tại Bệnh viện huyện Củ chi, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu trong hoạt động mua sắm vật tư y tế và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

1.2.1. Khái quát về Bệnh viện huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện huyện Củ Chi là bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 1307 Tỉnh lộ 7, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm 20 khoa phòng: 06 phòng chức năng, 09 khoa lâm sàng, 04 khoa cận lâm sàng và 01 Phòng khám Đa khoa Tân quy. Bệnh viện có quy mô 300 giường bệnh với đội ngũ hơn 400 nhân viên y tế làm việc tại 15 chuyên khoa tiêu biểu như các chuyên khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp, Ngoại chấn thương chỉnh hình, Ngoại thần kinh cột sống, Phụ Sản, Nhi, Y học cổ truyền, Cấp cứu, Hồi sức tích cực – Chống độc, Thận nhân tạo[1]... Cơ sở vật chất của bệnh viện nằm trên

khuôn viên có diện tích 38450m2, với các trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp MRI, CT Scanner, XQ, Siêu âm, HDF Online, 4 phòng mổ áp lực dương, hệ thống mổ phaco, hệ thống nọi soi tiêu hóa, máy thở chức năng cao, ...Bệnh viện huyện Củ Chi đã được Sở Y tế phê duyệt 8144 danh mục kỹ thuật, trong đó có 20% danh mục kỹ thuật hạng đặc biệt và hạng I. Nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai thành công như: Nội soi tán sỏi niệu quản; Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo; Nội soi khớp; Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng, khớp gối;

Phẫu thuật kết hợp xương; Phẫu thuật Phaco; Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn;

Lấy sỏi san hô …..Với quy mô khá lớn và hiện đai, trong những năm qua bệnh viện đã thực hiện nhiều hoạt động mua sắm trang thiết bị vật tư y tế phục vụ cho hoạt động điều trị, khám và chữa bệnh trên địa bàn.

1.2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về đấu thầu mua sắm vật tư y tế tại Bệnh viện huyện Củ chi, thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2.1. Kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu mua sắm y tế tại Bệnh viện Củ chi, thành phố Hồ Chí Minh

Với mục tiêu nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho Bệnh viện thông qua chuyển giao kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị y tế, theo dõi và quản lý bệnh nhân giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao tại địa phương nhằm hạn chế việc di chuyển của bệnh nhân không phải chuyển tuyến điều trị, rút ngắn khoảng cách chất lượng dịch vụ y tế giữa các tuyến, trong giai đoạn 2019-2023, Bệnh viện huyện Củ Chi thông qua Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện nhiều gói thầu cho lĩnh vực y tế nói chung và vật tư y tế nói riêng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thống kê các gói thầu VTYT tại Bệnh viện huyện Củ chi, TP. Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2019-2023

ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng hợp

gói thầu

Trọ giá gói thầu

Tổng giá trúng thầu

Chênh lệch

Tỷ lệ % giảm thầu

2019 2 23.407 23.407 0 0

2020 3 39.111 38.996 115 0,60

2021 3 35.709 35.645 64 0,18

2022 4 50.999 50.826 179 0,35

2023 2 32.688 32.335 353 1,08

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo thống kê các năm 2019,2020,2021,2022,2023

Như vậy, trong giai đoạn năm 2019 – 2023, Bệnh viện huyện Củ Chi thực hiện có tổng số gói thầu được lựa chọn là 14 gói thầu. Tỷ lệ chênh lệch tổng gói thầu là 2,21% trên tổng giá trị thầu.

Bảng 2.2. Thống kê các gói thầu VTYT tại Bệnh viện huyện Củ chi, TP. Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2019-2023 (theo nguồn vốn đầu tư)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Số lượn

g

Giá trị gói thầu

Số lượn

g

Giá trị gói thầu

Số lượn

g

Giá trị gói thầu

Số lượn

g

Giá trị gói thầu

Số lượng

Giá trị gói thầ u Nguồn

ngân sách nhà nước

6 62.121 15 56.241 8 44.211 9 46.851 62.121 15

Nguồn thu từ cơ sở y tế công

lập

3 13.788 5 18.579 4 9.456 3 18.746 13.788 5

Nguồn: Sở y tế TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo thống kê tình hình thực hiện các gói thầu thiét bị, vật tư y tế các năm 2019,2020,2021,2022,2023

Nguồn ngân sách nhà nước cho việc đấu thầu VTYT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Chương trình hỗ trợ chính sách ngành Y tế giai đoạn 1 tại Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 05/12/2023 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện và Quyết định số 3787/QĐ- UBND ngày 22/9/2022 UBND TP. Hồ Chí Minh về dự chi thường xuyên ngân sách thành phố. Chương trình nhằm tăng cường độ bao phủ thẻ bảo hiểm y tế,

đào tạo cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, hộ sinh và cô đỡ đẻ thôn bản), sửa chữa nâng cấp bệnh viện và các trạm y tế xã, cung cấp các thiết bị y tế cơ bản, chuẩn hóa các tài liệu hướng dẫn dịch vụ lâm sàng, cải thiện quản lý chất lượng bệnh viện.

Có thể nói đây là nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho hoạt động đấu thầu TTBVTYT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói chung và cho Bệnh viện huyện Củ Chi nói riêng.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng có 16 gói thầu TTBVTYT từ nguồn thu viện phí, nguồn thu từ quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập, đây là điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ việc đầu tư trang thiết bị vật tư y tế trên địa bàn và tại Bệnh viện huyện Củ Chi[1].

Về thực hiện Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư y tế tại Bệnh viện huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh: Giai đọạn từ năm 2019- 2023, thông qua các kết quả dự thầu và các gói thầu, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện huyện Củ Chi thực hiện việc báo cáo đầy đủ hoạt động đấu thầu cho UBND huyện, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và được đăng tải công khai trên trang thông tin của bệnh viện: http://benhvienhuyencuchi.com thường xuyên, đầy đủ. Mọi thông tin được công khai hoá, chi tiết hoá từng gói thầu, nhà thầu, và đơn giá. Về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trang thiết bị y tế: Tại Bệnh viện huyện Củ Chi, việc lập kế hoạch chọn nhà thầu được tiến hành kèm theo Tờ trình phê duyệt hoạt động đấu thầu mua sắm TTBVTYT trình Sở Y tế hàng năm. Khi có Quyết định phê duyệt của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện tiến hành lập kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu cụ thể các bước dự thầu cho đến quy trình và hình thức dự thầu. Tất cả đều được tiến hành công khai, đăng tải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin Bệnh viện và Cổng thông tin của Sở Y tế và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về đấu thầu TTBVTYT tại Bệnh viện đã được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật đấu thầu, qua mỗi thời kỳ có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Đáp ứng

yêu cầu và đòi hỏi nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động đống đấu mua sắm công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016 ban hành quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu thay thế cho Thông tư số 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04/01/2011. Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016 đã góp phần quan trọng để định hướng và làm căn cứ pháp lý hướng dẫn chi tiết về phạm vi, các cách thức, phương pháp thực hiện và nội dung kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đấu thầu TTBYT ở Việt Nam hiện nay. Ngày 30/6/2023, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 14/2023/TT-BYT quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Thực hiện văn bản quản lý cấp trên, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành hoạt động thanh kiểm tra đối với hoạt động đấu thầu mua sắm TTBVTYT, trên cơ sở hoạt động thanh kiểm tra nhằm phát hiện các cơ sở có dấu hiệu vi phạm để kịp thời chấn chỉnh và xử lý. Cho đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện có dấu hiệu vi phạm về công tác đấu thầu mua sắm TTBVTYT tại bệnh viện. Mặc dù, báo chí và dư luận trong những năm qua có phản ánh về trường hợp gói thầu mua sắm VTYT năm 2021 vào thời điểm dịch Covid-19, cụ thể, theo Tạp chí Doanh nghiệp: Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi đã ký Quyết định số 404/2021/QĐ-BV phê duyệt cho Liên danh Công ty Cổ phần Kỹ nghệ và Công nghệ Cuộc Sống - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thiết bị Y tế trúng gói thầu: “Mua sắm vật tư, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm Sars-CoV-2 theo hệ thống tự động Realtime PCR của Bệnh viện huyện Củ Chi (Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 Củ Chi)” trị giá: 27 tỷ 820 triệu đồng (tiết kiệm 0 đồng so với dự toán). Theo đó, gói thầu này gồm 2 mặt hàng, trong đó đáng chú ý có 50.000 test xét nghiệm hoàn chỉnh Sars-CoV-2 cung cấp theo hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR (bao gồm: Bộ thuốc thử khuếch đại Alinity m SARS-CoV-2 AMP Kid- Code: 09N78-0902 và bộ hoá chất đối chứng Alinity m SARS-CoV-2 CTRL Kid Code:09N78-080), thuộc phân nhóm 1, hãng sản xuất: Abbott Molecular Inc- Mỹ, được bán với giá 27,5 tỷ đồng (tương đương 550.000VNĐ/test). Tuy nhiên,

theo tìm hiểu giá bán của Liên danh Công ty Cổ phần Kỹ nghệ và Công nghệ Cuộc Sống - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiết bị Y tế cho Bệnh viện huyện Củ Chi cao hơn rất nhiều so với nơi khác. Cụ thể, ngày 17/09/2021, mặt hàng này được Bệnh viện An Bình mua của Công ty TNHH Phân phối Liên kết Quốc Tế với giá 274.656 VNĐ/test. Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) cũng chỉ mua tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ và Công nghệ Cuộc Sống ngày 7/7/2021 với giá 350.000 VNĐ/test. Tính ra, với 50.000 test của Bệnh viện huyện Củ Chi nếu tính theo giá mua của 2 bệnh viện trên thì con số thực bỏ ra lần lượt là hơn 13,7 tỷ đồng và 17,5 tỷ đồng để mua vào. Nếu áp dụng mức giá mà Bệnh viện An Bình hay Bệnh viện Chợ Rẫy đã mua thì Bệnh viện huyện Củ Chi đã tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước từ 10 tỷ đồng đến hơn 13 tỷ đồng. Như vậy, Bệnh viện huyện Củ Chi đã tiêu tốn thêm hàng chục tỷ đồng so với các đơn vị khác để mua test Covid-19 đây là nhận định của Báo Tạp chí doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước vấn đề phản ánh của dư luận thì hiện nay chưa có kết luận chính thức nào liên quan đến sai phạm trong việc thực hiện gói thầu về TTBYT tại Bệnh viện huyện Củ chi, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu trong hoạt động mua sắm vật tư y tế và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)