Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về đấu thầu mua sắm vật tư y tế tại Bệnh viện huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu trong hoạt động mua sắm vật tư y tế và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 42)

1.3.1 Những kết quả đạt được.

Bệnh viện huyện Củ Chi đã từng bước hoàn thiện công tác đấu thầu qua mạng theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Về xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu:

Sở Y tế và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời ban hành một số văn bản hướng dẫn về công tác đấu thầu như sau: Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, Công văn số 2579/SYT-KHTC ngày 21 tháng 04 năm 2022 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện quy định kê khai, công khai giá trang thiết bị y tế, Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Công văn số 5250/SYT-KHTC ngày 03 tháng 08 năm 2022 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc quản lý trang thiết bị y tế theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ, Công văn số 6085/SYT-KHTC ngày 31 tháng 08 năm 2022 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và Bệnh viện huyện Củ Chi cũng đã cụ thể hóa các văn bản nêu trên cụ thể ban hành các quy trình như sau[1]:

+ Quy trình Đấu thầu chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ qua mạng, số 02/QT-VTTBYT, được phê duyệt ngày 16/09/2022.

+ Quy trình Đấu thầu chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ qua mạng, số 03/QT-VTTBYT, được phê duyệt ngày 16/09/2022.

+ Quy trình Chỉ định thầu theo quy trình rút gọn trong nước, không qua mạng đấu thầu quốc gia, số 05/QT-VTTBYT, được phê duyệt ngày 16/09/2022.

+ Quy trình Đấu thầu rộng rãi 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ qua mạng, số 04/QT- VTTBYT, được phê duyệt ngày 16/09/2022.

+ Quy trình Mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế hàng hóa (trừ thuốc) tại Bệnh viện huyện Củ Chi, số 01/QT-VTTBYT, được phê duyệt ngày 07/07/2022.

+ Quy trình Mua sắm hàng hóa của Bệnh viện huyện Củ Chi, số 06/QT- VTTBYT, ngày phê duyệt 12/10/2022.

- Việc thực hiện đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT:

Trong thời gian vừa qua, thực hiện nghiêm túc các quy định về việc đăng tải thông tin trong lựa chọn nhà thầu, đơn vị sử dụng vốn ngân sách Bệnh viện huyện Củ Chi nghiêm túc thực hiện việc đăng tải thông tin trong đấu thầu trên Báo Đấu thầu và tham gia Hệ thống đấu thầu quốc gia.

Từ ngày 01/02/2020, Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị đảm bảo dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả và Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thay thế Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT có hiệu lực, Bệnh viện huyện Củ Chi nghiêm túc thực hiện các quy định tại Thông tư này trên quan điểm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong đấu thầu, tạo cơ sở pháp lý trong việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, khuyến khích thực hiện đấu thầu qua mạng, áp dụng triệt để công nghệ thông tin, tạo sự thuận lợi cho các bên khi cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu. Trong năm 2022, Bệnh viện huyện Củ Chi áp dụng lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau: Chỉ định thầu theo quy trình rút gọn trong nước, không qua mạng đấu thầu quốc gia, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn trong nước, qua mạng đấu thầu quốc gia, chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường trong nước, qua mạng đấu thầu quốc gia, đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng đấu thầu quốc gia[1].

Thực hiện nghiêm túc lộ trình áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ. Tổng số lượng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng đạt tỷ lệ 100%.

Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng đã hủy 1 gói thầu được tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng đấu thầu quốc gia và 11 gói thầu được tổ chức theo hình thức chào hàng cạnh tranh qua mạng đấu thầu quốc gia.

- Công tác hướng dẫn thực hiện, đào tạo và tuyên truyền phổ biến pháp luật về đấu thầu:

Bệnh viện huyện Củ Chi đã chủ động đào tạo và tập huấn về công tác đấu thầu cho các thành viên Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định theo các văn bản chỉ đạo của Sở Y tế và Sở Kế hoạch và Đầu tư theo các văn bản hướng dẫn sau: Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 24/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Chỉ thị số 20/CT-BYT ngày 01/10/2020 của Bộ Y tế; Công tác ngăn ngừa, xử lý các hành vi tiêu cực trong đấu thầu.

- Công khai thông tin trong đấu thầu:

Bệnh viện huyện Củ Chi đã đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo đúng thời gian và tiến độ hướng dẫn của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo:

Biên bản kiểm tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện huyện Củ Chi của Đoàn Thanh tra theo Quyết định số 25/QĐ-TTCP Thanh tra Chính Phủ ngày 24/02/2022.

- Tình hình triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017, Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 24/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Công tác ngăn ngừa, xử lý các hành vi tiêu cực trong đấu thầu:

Bệnh viện huyện Củ Chi thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Công khai thông tin đấu thầu, tăng cường khuyến khích, tạo điều kiện cho hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong nước phát triển để từng bước thay thế hàng hóa nhập khẩu như chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua

sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước và Chỉ thị số 20/CT-BYT ngày 01/10/2020 về việc tăng cường công tác đấu thầu nhằm đảm bảo cạnh tranh minh bạch và hiệu quả trong ngành y tế, Bệnh viện huyện Củ Chi luôn đảm bảo công tác lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch hiệu quả để lựa chọn được các nhà thầu có năng lực.

1.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

Một số tồn tại hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tại Bệnh viện huyện Củ Chi nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, như:

- Mặc dù các quy định của Luật đấu thầu liên tục có sự thay đổi và hoàn thiện. Tuy nhiên, công tác đấu thầu mua sắm TTBVTYT vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại và một số điểm chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này, cụ thể như: Trong quá trình thực hiện do sự phân cấp thiếu rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm quản lý đối với các gói thầu do vậy đã dẫn tới tình trạng vẫn còn có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị.

Thực hiện việc phân cấp trong đấu thầu TTBVTYT, ở địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án và báo cáo kinh tế kỹ thuật, các bước tiếp theo để triển khai dự án đều giao cho chủ đầu tư, cụ thể từ việc tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đến việc xử lý tình huống trong đấu thầu. Việc trao quyền này có cái lợi là chủ đầu tư có thể chủ động trong việc thực hiện gói thầu/dự án, rút ngắn thời gian thi công và sớm đưa công trình vào sử dụng; đồng thời cũng tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu. Không thể phủ nhận một thực tế là việc phân cấp trong đấu thầu đã làm tăng tính tự chủ, chủ động cho các chủ đầu tư trong triển khai dự án, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Nhà nước.

Tuy nhiên, việc phân cấp này đôi lúc lại dẫn đến tình huống chủ đầu tư có quá nhiều quyền trong khi năng lực lại hạn chế, hay chủ đầu tư lạm dụng quyền hạn, thông đồng, móc ngoặc với nhà thầu.

- Thời gian trong đấu thầu TTBVTYT tại Bệnh viện huyện Củ Chi kéo dài

do các nguyên nhân chủ quan, hiệu quả đấu thầu chưa đạt được như kỳ vọng;

các bên trong đấu thầu (người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn đấu thầu...) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định, quá trình thực hiện còn để xảy ra nhiều sai sót dẫn đến nhiều luồng dư luận như tình huống phân tích ở trên, kết quả giải quyết và phản hồi chưa công khai, còn mập mờ khiến dư luận hoài nghi, việc công khai, minh bạch thông tin chưa được đảm bảo theo quy định…

- Việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu TTBVTYT vẫn còn nhiều bất cập, trong một số trường hợp chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu do tư vấn lập không chuẩn xác mà có thể dẫn đến phức tạp trong đánh giá hồ sơ dự thầu, phải xử lý tình huống gây chậm trễ. Trong một số trường hợp khác hồ sơ mời thầu không lập theo đúng mẫu quy định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Về tổ chức lựa chọn nhà thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu còn hạn chế.

Quy trình tổ chức đấu thầu đã được quy định khá rõ ràng trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn, các đơn vị thực hiện cũng đã tuân thủ khá triệt để các quy định này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số trường hợp chưa quán triệt đầy đủ các quy định,

- Đấu thầu TTBVTYT tại các cơ sở y tế công lập còn hạn chế trong đảm bảo tính cạnh tranh. Mặc dù tình trạng vi phạm trong đấu thầu TTBVTYT tại đây không xảy ra nghiêm trọng nhưng vẫn còn tồn tại và khó có biện pháp giải quyết triệt để. Hiện tượng cản trở trong đấu thầu vẫn tồn tại khá phổ biến, tình trạng bên mời thầu thông thầu với nhà thầu hoặc cản trở các nhà thầu tiếp cận thông tin trong đấu thầu, gây khó khăn cản trở đối với các nhà thầu để được tham gia mua hồ sơ dự thầu…vẫn còn đó hạn chế cơ hội và khả năng dự thầu của các nhà thầu gây ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu. Hiện tượng lạm dụng hình thức chỉ định thầu thay thế cho hình thức đấu thầu rộng rãi vẫn còn tồn tại để dễ dàng thao túng các cuộc thầu, hạn chế cơ hội tham gia dự thầu đối với các nhà thầu có năng lực.

- Chế độ báo cáo đã thực hiện tốt hơn so với các năm trước đây, song vẫn

còn tiếp tục cần phải cải thiện. Vẫn còn một số báo cáo chưa đảm bảo chất lượng do chỉ tập trung vào số liệu mà chưa phân tích đánh giá tình hình thực tế, chưa nêu được các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác đấu thầu. Các số liệu thống kê trong một số trường hợp còn thiếu chính xác, không đúng theo biểu mẫu quy định dẫn đến phải có yêu cầu chỉnh sửa gây khó khăn cho việc tổng hợp.

* Nguyên nhân:

- Hệ thống văn bản liên quan đến đấu thầu nhiều và thay đổi nhanh trong thời gian ngắn cũng tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về hoạt động đấu thầu TTBVTYT tại bệnh viện. Cơ chế chính sách liên quan đến thực hiện dự án vẫn còn chồng chéo và bất cập.

Các quy định về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước về cơ bản đã được thống nhất, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cho thấy vẫn còn một số nội dung khác liên quan đến công tác đấu thầu đang chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất gây khó khăn trong thực hiện pháp luật về đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân cho dự án.

Luật Đấu thầu năm 2013 và các quy định hiện hành được đánh giá là đã cơ bản thực hiện các nguyên tắc minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả liên quan tới một số quy định như thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, thông tin sau khi trao hợp đồng, trình tự thực hiện hay thủ tục đấu thầu…Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả, vẫn cần có các quy định chi tiết hơn nữa, để rút ngắn khoảng cách giữa thực tế thực thi với các quy định pháp luật. Thực tế hiện nay, theo Luật Đấu thầu có 8 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định theo luật, chỉ có một hình thức là đấu thầu cạnh tranh - đấu thầu rộng rãi. Ngoài ra, toàn bộ đều là hình thức lựa chọn nhà thầu có điều kiện, vì vậy cần phải quy định cụ thể với mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu để đảm bảo dễ dàng thực thi và thống nhất trong quá trình thực hiện. Như ở Việt Nam, phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là dường như quá “cứng nhắc [13].

- Theo báo cáo của Bộ, ngành, địa phương, nội dung kiểm tra đấu thầu

mới chỉ được lồng ghép trong hoạt động giám sát, thanh tra tổng thể đầu tư, chưa thực hiện kiểm tra mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ. Xét trên tổng số các Bộ, ngành, địa phương thì số lượng các cuộc kiểm tra về đấu thầu là còn ít so với yêu cầu. Do đó, kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa bao quát được bức tranh toàn cảnh về tình hình thực hiện đấu thầu của Bộ ngành, địa phương và chưa chấn chỉnh kịp thời công tác đấu thầu. Việc kiểm tra công tác đấu thầu của Bộ chủ yếu còn mang tính hướng dẫn, đôn đốc và là công cụ để hoàn thiện cơ chế chính sách nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

- Do nhận thức, trình độ năng lực cán bộ quản lý còn yếu, cơ chế quản lý lỏng lẻo, do đó quá trình đấu thầu còn ít nhiều mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng vốn có của nó, gây ra nhiều xáo trộn, hỗn loạn trong đấu thầu.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về đấu thầu TTBVTYT và đội ngũ các nhà thầu còn hạn chế. Có thể nói trong thời gian vừa qua, chất lượng, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về đấu thầu TTBVTYT là chưa được chuẩn hóa, nhiều cán bộ chưa được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực đấu thầu.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu thầu TTBVTYT trên địa bàn Thành phố và các cơ sở khám chữa bệnh công lập còn chưa được sự quan tâm đúng mức. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên thực tế hiệu quả công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, chưa thực sự tạo chuyển biến sâu đậm trong nhận thức của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân tham gia vào hoạt động đấu thầu mua sắm TTBVTYT tại địa phương.

Qua khảo sát chung là đối tượng cán bộ, công chức có liên quan đến hoạt động đấu thầu, các câu hỏi tập trung chủ yếu vào các quy định của pháp luật, các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của pháp luật hiện hành về hoạt động đấu thầu TTBVTYT trên địa bàn kết quả cho thấy [phụ lục]:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát tiêu chí thực hiện hiệu quả hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư y tế trên địa bàn huyện Củ Chi

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu trong hoạt động mua sắm vật tư y tế và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)