Khoảng cách quyền lực đề cập đến một thực tế là tất cả các cá nhân trong xã hội đều không bình đẳng và trong thời đại xã hội đa văn hóa như hiện nay, nó còn là yếu tố dùng để phân loại sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Khoảng cách quyền lực được định nghĩa là cách mà xã hội đối xử bất bình đẳng về quyền lực giữa người với người trong xã hội.
Với số điểm 80 cho thấy Trung Quốc là quốc gia có chỉ số PDI cao và xã hội Trung Quốc tin rằng sự bất bình đẳng giữa mọi người là chấp nhận được. Trong xã hội như vậy việc con người muốn di chuyển từ đẳng cấp thấp lên đẳng cấp cao là rất khó khăn bởi xã hội Trung Quốc người ta chấp nhận sự độc tài hoặc các thể chế mang tính mệnh lệnh như việc nhân dân phải nghe theo chính quyền, cấp dưới tuân mệnh cấp trên, học sinh phải nghe theo thầy cô giáo là điều hiển nhiên và là trách nhiệm, bổn phận của họ vậy nên sự phân chia đẳng cấp là rất rõ ràng.
Điểm số của Tây Ban Nha (57) cũng là một điểm số cao. Nó cho thấy Tây Ban Nha là một xã hội có thứ bậc. Điều này thể hiện việc mọi người chấp nhận một trật tự thứ bậc mà ở đó mỗi người đều có một vị trí và không cần biện minh gì thêm. Trong một tổ chức, hệ thống cấp bậc phản ánh sự bất bình đẳng cố hữu, tập trung hóa là phổ biến, cấp dưới mong muốn được chỉ dẫn phải làm gì và ông chủ là một nhà chuyên quyền.
Đây là chỉ số giúp so sánh một người với những người khác trong một công đồng. Chỉ số IDV cao cho thấy cá nhân đó ít có liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo với mọi người trừ những người trong gia đình. Còn một xã hội có chỉ số IDV thấp cho thấy các cá nhân trong xã hội đó liên kết mạnh mẽ với nhau, có thể hiện ở mức độ tôn trọng hay trung thành dành cho những người cùng nhóm.
Quy mô cộng đồng, nhóm hay tập thể những nơi có IDV cao thường ít và kém đa dạng hơn so với những nơi có chỉ số IDV thấp.
Với số điểm 20, Trung Quốc thuộc nhóm quốc gia có chỉ số IDV thấp. Và điều đó có nghĩa là Trung quốc là một nền văn hóa có tính tập thể cao, nơi mọi người đặt lợi ích của nhóm cao hơn lợi ích của cá nhân họ và sẽ hành động vì lợi ích của nhóm. Ở Trung Quốc từ khi sinh ra con người đã phải hòa nhập vào một cộng đồng, thường là tập hợp các gia đình như với cô, chú bác, ông bà,…
Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ khi có khó khăn nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng này và không có quyền thắc mắc, thành viên phải giữ trách nhiệm của mình với cộng đồng, sống hòa hợp và không là mất mặt người khác là vấn đề Trung Quốc đặt nặng.
Tây Ban Nha so với các quốc gia châu Âu khác (trừ Bồ Đào Nha) là quốc gia theo Chủ nghĩa tập thể vì điểm số của nó ở khía cạnh này là 51. Tuy nhiên, so với các khu vực khác trên thế giới, nó lại được coi là chủ nghĩa cá nhân vì số điểm trung bình tại các khu vực khác là 43. Điều này giúp người Tây Ban Nha dễ dàng tiếp cận với một số nền văn hóa nhất định chủ yếu không phải - là người châu Âu vì mối liên hệ của cá nhân với xã hội khá lỏng lẻo giúp họ dễ dàng thích nghi với nền văn hóa mới. Mặt khác đối với các nước châu Âu, người Tây Ban Nha làm việc theo nhóm được coi là điều hoàn toàn tự nhiên, nhân viên làm việc theo cách này giúp hoàn thành tốt công việc mà không cần sự thúc đẩy mạnh mẽ từ cấp trên.
Ở chiều này cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ trong xã hội là như thế nào. Nơi nào có chỉ số MAS cao nghĩa là người trụ cột và quyết định mọi công việc trong gia đình là nam giới. Còn ở chiều ngược lại, những nơi có chỉ số MAS thấp không đồng nghĩa với việc nơi đó sẽ đề cao phụ nữ mà chỉ giảm bớt sự quan trọng của nam giới ở đó. Trong đó cả nam và nữ đều được bình đẳng, có thể làm những công việc giống nhau trên nhiều ngành nghề và có khả năng phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp như nam giới.
Với số điểm là 66 cao hơn số điểm trung bình của các nước trên thế giới là 50, Trung Quốc là một xã hội Nam tính. Sự phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc là rất rõ ràng. Đàn
ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực ở gia đình và cả ngoài xã hội. Vì vậy luôn xảy ra những bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới ở mọi khía cạnh của xã hội.
Tây Ban Nha đạt 42 điểm về khía cạnh này cho thấy xã hội Tây Ban Nha là một xã hội Nữ tính.
Nhờ vậy, sự phân cực trong xã hội không quá rõ ràng và có sự cạnh tranh công bằng giữa nam và nữ ở đây. Trẻ em Tây Ban Nha luôn được giáo dục về sự hòa hợp, trung lập không đứng về phía nào. Về quản lý, các nhà quản lý thích tham khảo ý kiến của cấp dưới để biết ý kiến của họ và theo đó có thể mà đưa ra quyết định của mình. Trong chính trị, luôn có sự tham gia của tất cả các nhóm, cố gắng tránh sự hiện diện thống trị của chỉ một đảng chiến thắng. Đây là đất nước đối lập với 'người chiến thắng sẽ có tất cả'.
Có hai hướng khác nhau được thể hiện trong chiều này. Đối với xã hội có tính UAI cao sẽ mang tính trật tự, quy tắc và mọi thứ sẽ được quy về một sự thống nhất. Và ở xã hội có chỉ số UAI thấp thì con người sẽ có rất ít các quy tắc chung, họ muốn được hưởng ứng các giá trị khác biệt hay
những sự kiện mới mẻ để được tự do khám phá.
Với số điểm 30, Trung Quốc có số điểm tránh rủi ro thấp hơn nhiều so với số điểm trung bình của các nước trên thế giới (64). Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình.
Người Trung Quốc cảm thấy khá thoải mái với sự mơ hồ, không rõ ràng cũng như ngôn ngữ của họ, nó chứa đầy những ý nghĩa mơ hồ mà người phương Tây khó có thể hiểu được.
Với số điểm 86 Tây Ban Nha thuộc nhóm các quốc gia có chỉ số UAI cao. Chính vì thế, mọi người ở đây thích có quy tắc cho mọi thứ, tránh những thay đổi gây ra căng thẳng. Họ có sự quan tâm lớn đối với các tình huống thay đổi, mơ hồ và không xác định. Vì vậy, trong một cuộc khảo sát rất gần đây đã cho thấy 75% thanh niên Tây Ban Nha muốn làm việc trong ngành công vụ (tức là gắn bó với một công việc suốt đời, không phải lo lắng về tương lai) trong khi đó ở Hoa Kỳ chỉ có khoảng 17% thanh niên muốn làm lâu dài.
Khía cạnh này mô tả cách các quốc gia duy trì liên kết với quá khứ của chính mình khi đối phó với những thách thức của hiện tại và tương lai và các quốc gia ưu tiên hai mục tiêu tồn tại này theo cách khác nhau.Ở quốc gia có chỉ số LTO thấp, những truyền thống và các chuẩn mực của họ sẽ thay đổi để phù hợp với xã hội và thời gian. Còn ở quốc gia có chỉ số LTO cao truyền thống và các chuẩn mực của họ sẽ ít thay đổi hơn
Trung Quốc đạt 87 điểm trong khía cạnh này, nó cho thấy người Trung Quốc rất quý trọng sự bền bỉ, kiên trì. Họ biết tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội.
Các cá nhân trong xã hội luôn lo lắng cho tương lai của mình, họ chi tiêu dành dụm và họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai. Họ coi trọng kết quả cuối cùng hơn là sự thật và thương lấy đó là lí do biện hộ.
Do số điểm là 48 cao hơn một chút so với số điểm trung bình trên thế giới (45), nên Tây Ban Nha là một quốc gia bình thường trong khía cạnh này. Người Tây Ban Nha thích sống cho hiện tại và không quan tâm nhiều đến tương lai. Ở Tây Ban Nha, mọi người sắp xếp mọi thứ một cách nhanh chóng mà không bị chậm trễ. Vậy nên, họ cần phải có các cấu trúc và các quy tắc được xác định rõ ràng tránh việc tiếp cận cuộc sống quá thực dụng và thoải mái, đặc biệt, trong thời gian dài.
Chiều hướng này được định nghĩa là mức độ mà mọi người cố gắng kiểm soát ham muốn và sự bốc đồng của họ , dựa trên cách họ được nuôi dạy. Sự kiểm soát tương đối yếu được gọi là “nuông chiều” và sự kiểm soát tương đối mạnh được gọi là “kiềm chế”. Do đó, các nền văn hóa có thể được mô tả là Nuông chiều hoặc Kiềm chế.
Số điểm 24 cho thấy Xã hội Trung Quốc là xã hội theo hướng “kiềm chế”. Các quốc gia có điểm số thấp ở khía cạnh này cho thấy con người ở đó thường có xu hướng bi quan. Các xã hội theo hướng “kiềm chế” thường không chú trọng nhiều đến thời gian rảnh rỗi và họ kiểm soát việc thỏa mãn những ham muốn của mình. Suy nghĩ của những người này luôn bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội và họ cảm thấy rằng việc nuông chiều bản thân là sai.
Với số điểm thấp là 44, Tây Ban Nha cũng giống Trung Quốc là một xã hội theo hướng “kiềm chế”. Con người ở đây cũng có những suy nghĩ giống với người ở Trung Quốc, họ nghĩ rằng họ phải kiểm soát những ham muốn của mình là tuân theo những quy tắc của chuẩn mực xã hội.