Xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2004, tính đến thời điểm hiện tại, Zara đã mở được hơn 591 cửa hàng ở nhiều thành phố tại Trung Quốc bao gồm cả ở Ma Cao và Hồng Kông trong đó bao gồm 191 cửa hàng chuyên doanh và 52 trung tâm giới thiệu sản phẩm lớn. Kỷ lục châu Á cũng đã ghi nhận cửa hàng Zara được mở đặt tại phố Wangfujing thành phố Bắc Kinh là cửa hàng thời trang lớn nhất châu Á với quy mô lên đến 3500m2 với 4 tầng lầu. Đến năm 2011 hãng thời trang Zara tại Trung Quốc bắt đầu áp dụng đặt hàng online và dần chiếm được thiện cảm với khách hàng Trung Quốc nói riêng cũng như toàn châu Á nói chung. Nhận thấy tiềm năng rất lớn tại đây, để ưu
ái cho thị trường tỷ dân này, Zara còn đặc biệt thành lập riêng một đội ngũ chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dành riêng cho thị trường Trung Quốc đảm bảo phù hợp với gu thời trang của người dân nơi này trong quá trình phát triển sản phẩm của Zara tại châu Á. Với khả năng mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng cao, cùng với đội ngũ phát triển sản phẩm dành riêng cho thị trường nội địa chính vì vậy các sản phẩm Zara ở Trung Quốc thường khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm của hãng trên thế giới. Nếu các sản phẩm của Zara trên thị trường thế giới được thiết kế phù hợp với khổ người của người Âu, Mỹ thì sản phẩm Zara tại Trung Quốc lại được thiết kế để phù hợp với khổ người của người dân châu Á và có những mẫu mã bắt mắt hơn những sản phẩm của Zara thế giới. Một điểm khác biệt nữa là nhằm hướng đến “trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới” cho khách hàng, Zara tại Trung Quốc đã mang đến những trải nghiệm mua sắm mới về thời trang và tìm hiểu sản phẩm. Điểm đặc biệt ở đây là khách hàng có thể đến bất cứ cửa hàng nào của Zara ở Trung Quốc và tìm kiếm cho mình sản phẩm phù hợp với mức giá ưu đãi luôn được giảm cho thành viên từ 10 15%. Cùng với đó, những trải nghiệm mua hàng online của - Zara ở Trung Quốc cho phép khách hàng có thể thử đồ tại nhà khi nhân viên hãng giao hàng đến nơi. Chính nhờ thái độ phục vụ chuyên nghiệp, những ưu đãi của hãng dành cho thị trường này và đặc biệt trong bối cảnh đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của Zara là HM đang trong tình trạng bị người dân Trung Quốc tẩy chay do có nhiều phát ngôn và những động thái không ủng hộ các chính sách của chính phủ nước sở tại mà đến năm 2019 bất chấp những đe dọa từ đại dịch Covid- 19, Zara tại Trung Quốc vẫn gặt hái được nhiều thành công, trong đó phải nói đến doanh thu của hãng trong năm 2019 2020 lên đến con số hơn 20 tỷ Nhân dân tệ. Dù vẫn rất phát triển nhưng một - số cửa hàng của Zara tại Trung Quốc vẫn phải đóng cửa tạm dừng hoạt động kinh doanh dưới sức ép to lớn của đại dịch và các chính sách của Zara Tây Ban Nha điều này đã gây ra khó hiểu cho nhiều tín đồ của Zara ở Trung Quốc. Chính vì vậy, đại diện của hãng tại thời điểm đó lên tiếng cho hàng động hãng tạm dừng hoạt động tại một số điểm bán hàng là nhằm mục đích hỗ trợ nhà nước Trung Quốc trong việc phòng chống và kiểm soát đại dịch chứ không phải vì các vấn đề và mục đích lợi nhuận. Đại diện Zara tại Trung Quốc cho hay: “Dưới sự đe dọa của đại dịch, các hãng thời trang khác cũng đang cho tạm dừng hoạt động hàng loạt các cửa hàng bán lẻ trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ. Chúng tôi cũng không ngoại lệ, xong chúng tôi sẽ luôn đạt mục tiêu phục vụ người dân Trung Quốc lên hàng đầu, đảm bảo khả năng cung cấp các sản phẩm hợp thời trang nhất trong khả năng”. Trước những thành công ở thị trường Trung Quốc là vậy nhưng Zara vẫn gặp những khó khăn trong khi hoạt động tại thị trường này như vào sáng thứ hai ngày 30/9/2019, bốn cửa hàng của Zara tại Hồng Kông đã phải treo biển đóng cửa. Trên biển treo chỉ ghi đơn giản dòng chữ
“chúng tôi sẽ đóng cửa hôm nay”, “hẹn gặp quý khách một ngày khác”. Ngày thứ hai cũng là ngày
bắt đầu năm học mới ở đây, đã có khoảng hơn 10000 học sinh và sinh viên đến từ 200 trường khác nhau đã đồng loạt nghỉ học, nhằm ủng hộ cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông. Tưởng chừng như việc Zara tạm đóng cửa và cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên này không hề liên quan đến nhau tuy nhiên phóng viên tại tờ nhật báo Ming Pao ở Hồng Kông đã suy diễn rằng: Có khi nào Zara đang cố tình cho nhân viên của họ nghỉ để tham gia cuộc biểu tình này?
Ngay lập tức, tin tức của tờ Ming Pao đã được phát tán một cách rộng rãi trên khắp các trang mạng Weibo của Trung Quốc và được rất nhiều người đồng ý với quan điểm Zara đang ủng hộ cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Các tài khoản mạng xã hội Trung Quốc đã lập tức kêu gọi các fashionista Đại Lục ngừng mua sắm tại Zara để phản ánh sự bất mãn của họ. Tuy nhiên, theo lời Zara giải thích, đây chỉ là một hành động mang tính chất kinh doanh đơn thuần vì thứ hai hôm đó, rất nhiều người đã bị trễ làm do một vài ga tàu điện ngầm hoãn hoạt động do biểu tình. Chuỗi bán lẻ giải thích rằng tất cả 14 cửa hàng Zara tại Hồng Kông đều vẫn mở cửa hôm thứ hai, riêng bốn cửa hàng liên quan thì mở cửa trễ hơn so với ngày thường để nhân viên của họ có thể kịp đến đi làm.Chuỗi bán lẻ cũng cam đoan, Zara ủng hộ chế độ “Một quốc gia, Hai xã hội”; và không tham gia vào bất cứ hoạt động chính trị nào.Tuy nhiên, cư dân mạng xã hội Weibo không thật sự hài lòng với câu trả lời của Zara, họ cho rằng lời giải thích này chỉ mang tính chất “hời hợt” và không đủ chứng minh “thành tâm” với người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều người khác lại cho rằng Zara đang không nói thật vì thực tế mạng lưới tàu điện ngầm ở Hồng Kông không hề bị ảnh hưởng nặng nề đến vậy. Đây không phải là lần đầu tiên Zara bị người tiêu dùng Đại Lục phản đối về phát ngôn khi năm ngoái, Zara đã gây bão dư luận ở Trung Quốc khi liệt kê Đài Loan là một quốc đảo riêng;
trong khi dân Đại Lục cho rằng Đài Loan là một lãnh thổ của Trung Quốc. Ngoài khó khăn vì bị tẩy chay trước đó, mới đây trong năm 2022 Zara lại tiếp tục gây tranh cãi khi chiến dịch quảng cáo của họ tại thị trường Trung Quốc bị cho là xúc phạm người Trung Quốc. Trong chiến dịch “This is beauty” của mình, Zara đã sử dụng hình ảnh của người mẫu Li Jingwen để quảng bá. Sau khi những hình ảnh của cô được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng Trung Quốc đã nhanh chóng có những bình luận tiêu cực liên quan đến cô người mẫu này. Cụ thể, việc Li Jingwen một - người mẫu có những vết tàn nhang trên mặt được chọn làm người mẫu cho quảng cáo của Zara khiến cư dân mạng Trung Quốc cho rằng Zara đang cố ý xúc phạm đến các tiêu chuẩn sắc đẹp của Trung Quốc vì người Trung Quốc quan niệm rằng một khuôn mặt hoàn hảo không nên có bất kỳ vết tàn nhang nào và họ cũng rất bất ngờ khi Zara quyết định lựa chọn một khuôn mặt có những vết tàn nhang để đại diện cho vẻ đẹp của người châu Á. Một số ý kiến cho rằng, Zara đang cố xúc phạm Trung Quốc giống như cách mà thương hiệu Dolce & Gabbana đã làm vào tháng 11 trong
vụ khủng hoảng về phân biệt chủng tộc.Ngay sau đó Zara đã lên tiếng trả lời những bức ảnh được chụp hoàn toàn tự nhiên và không có bất kỳ sự thay đổi nào và phản ứng của cư dân mạng là do quan điểm cá nhân về thẩm mỹ. Để giúp là dịu tình hình khi đó, phương tiện truyền thông của chính phủ Trung Quốc China Daily đã phải viết một bài xã luận rằng những người đang chê bai - và than vãn về quảng cáo lần này của Zara đang có ý bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc nhưng có vẻ họ đang nhạy cảm quá mức và thiếu sự tự tin về văn hóa quốc gia. Nó cho thấy họ rất sợ bị tổn thương đến mức có xu hướng phòng thủ chống lại bất kỳ sự thật hoặc sự tưởng tượng nhỏ nào. Tờ China Daily cho rằng hành động của những người này mặc dù không gây hại nhưng đã làm tổn thương người mẫu Li Jingwen khi cô đã là một người mẫu nổi tiếng và chuyên nghiệp trong một thời gian dài. Tờ China Daily mong muốn những cư dân mạng xứ Trung có thể khoan dung lẫn nhau về mặt thẩm mỹ để có thể thúc đẩy được những hiểu lầm tương tự sẽ không xảy ra lần nữa.
Bên cạnh những bình luận tiêu cực về vụ việc, vẫn có những người đã đứng lên bảo vệ Zara và Li Jingwen vì họ cho rằng cô không đại diện cho thẩm mỹ truyền thống của người Trung Quốc. Sau sự việc này, có thể thấy thị trường Trung Quốc vẫn và một thị trường “khó tính” và “nhạy cảm” về văn hóa với các thương hiệu kể cả thương hiệu nổi tiếng như Zara. Trong những lần quảng cáo sau, Zara vẫn cần chú ý, tìm hiểu nhiều hơn đến văn hóa cũng như cách nhìn nhận của người Trung Quốc để tránh những rủi ro không mong muốn với thị trường tỷ dân này.