Sự am hiểu về Basel III tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Thỏa ước basel, lộ trình và thực trạng áp dụng vào các ngân hàng việt nam (Trang 22 - 26)

3. LỘ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL CỦA CÁC

3.2. Thực trạng áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam

3.2.4. Sự am hiểu về Basel III tại các NHTM Việt Nam

Bảng 5. Mức độ hiểu biết về Basel III của các nhân viên NHTM Việt Nam

Hiểu biết về Basel III

Có Không

Count Mean Count Mean

Là bức tường an ninh tài chính 68 4 32 3

Là bước ngoặt trong việc xây dựng

quy định tài chính 68 4 32 3

Đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản 68 5 32 3

Nâng cao chất lượng vốn đáng kể 68 4 32 3

Nâng cao chất lượng VCP 68 4 32 4

Dựa trên 3 trụ cột chính của Basel II 68 4 32 4

Khảo sát những người có hiểu biết và không hiểu biết về Basel III thì đối với những người có hiểu biết thì mức độ đồng ý của họ về những nhận định ưu điểm và sự cần thiết của Basel III trung bình là 4/5, còn với những người không biết đến Basel III là trung bình khoảng 3/5. Như vậy cho thấy những người không hiểu biết đã chọn theo ý chủ quan của mình, đây có lẽ là một hạn chế của bảng khảo sát nó có thể dẫn đến những sai sót đáng kể cho kết quả khảo sát. Dù sao thì qua kết quả khảo sát của câu 7, 8 mặc dù chưa một nước nào áp dụng mà chỉ mới trong thời gian

Nhóm 6 14

chuẩn bị nhưng nó đã được biết đến tương đối nhiều và theo như các ý kiến thì nó có thể sẽ có nhiều ưu điểm.

Mục đích của việc khảo sát không chỉ đối với các ngân hàng Việt Nam mà tác giả còn hướng tới các ngân hàng quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận đóng góp không nhỏ vào sự thành công của trung gian tài chính.

Bảng 6. Ý kiến về tầm quan trọng của Basel III

Loại hình NH

NH quốc tế NH Việt Nam Tầm quan trọng của

Basel III

Rất quan trọng Count 19 12

Row 61.3% 38.7%

Quan trọng Count 17 18

Row 48.6% 51.4%

Không quan trọng Count 9 4

Row 69.2% 30.8%

Không có ý kiến Count 12 8

Row 60.0% 40.0%

Mức độ chuẩn bị cho Basel III

Đã chuẩn bị đầy đủ

Count 7 5

Row 58.3% 41.7%

Chuẩn bị 1 phần Count 29 24

Row 54.7% 45.3%

Chưa chuẩn bị Count 12 21

Row 36.4% 63.6%

Dù là ngân hàng quốc tế hay ngân hàng Việt Nam thì mức độ nhận thức về tầm quan trọng của Basel III đều rất lớn, ý kiến cho rằng Basel III là rất quan trọng chiếm đa số. Nhưng nhìn chung thì các ngân hàng quốc tế vẫn có nhiều ý kiến đồng ý về tầm quan trọng của Basel III. Đặc biệt về mức độ chuẩn bị cho Basel III, thì các ngân hàng quốc tế có quá trình chuẩn bị tốt hơn các ngân hàng Việt Nam, họ rất quan tâm tới thỏa ước Basel III. Điều này cho thấy các ngân hàng quốc tế có

chương trình quản trị rủi ro tốt hơn các ngân hàng Việt Nam, đó chính là câu trả lời cho thắc mắc tại sao các ngân hàng quốc tế luôn có tấm chắn vững chắc trước những thời kỳ khó khăn.

Kế hoạch chuẩn bị đang đựoc tiến hành nhưng liệu thời gian này đã thích hợp để áp dụng, các ngân hàng đã đủ điều kiện để đưa vào áp dụng. Các ý kiến đều không đồng ý về việc áp dụng Basel III luôn mà cần có lộ trình, phải tính toán làm sao mà ngay cả những ngân hàng còn non trẻ cũng có thể tham gia vào thỏa ước Basel III, tránh tình trạng cạnh tranh không công bằng giữa các ngân hàng.

Bảng 7. Ý kiến về việc áp dụng Basel III trong thời gian hiện nay

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Không 78 80.2 78.0 78.0

Có 22 19.8 22.0 100.0

Total 100 100 100.0

Có tới 80.2% là không đồng ý về việc thực hiện Basel III trong thời gian hiện nay, chỉ một số ít cho rằng nên áp dụng Basel III càng sớm càng tốt. Từ việc khảo sát cả vị trí các nhân viên trong ngân hàng thì ta cũng thấy được rằng các nhân viên trong ngân hàng không chỉ có những nhân viên cấp cao mới quan tâm tới thỏa ước Basel III mà ngay cả những nhân viên rất bình thường cũng được biết đến thỏa ước Basel. Như vậy các ngân hàng đang xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro hay nói đúng hơn là một triết lí, một văn hóa quản trị rủi ro. Điều này sẽ thiết lập được mạng lưới quản trị rủi ro rộng khắp, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân.

Qua quá trình phân tích thì ta rút ra được một số kết luận : - Basel II đã không còn phù hợp đối với các ngân hàng hiện nay

- Các ngân hàng đang hướng tới thỏa ước Basel III và có kế hoạch chuẩn bị cho việc áp dụng Basel III

- Các ngân hàng quốc tế thì có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc áp dụng Basel III, cho ta thấy được chương trình quản trị rủi ro chặt chẽ và năng động của các ngân hàng quốc tế.

- Việc áp dụng Basel III trong lúc này là chưa khả thi mà cần có thời gian chuẩn bị.

3.2.5. Dự báo về sự tác động của Basel III tới hệ thống NHTM Việt Nam 3.2.5.1. Tác động tích cực

Nhóm 6 16

Việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel III, hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn và ngày càng củng cố niềm tin đối với người gửi tiền.

Tăng cường phạm vi bảo hiểm rủi ro cho các ngân hàng, hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro.

Nâng cao hệ số vốn là cơ sở quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng. Việc thực hiện chuẩn mực vốn mới sẽ làm gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Do đó tình trạng ngân hàng bị thâu tóm bởi một cá nhân sẽ không còn.

Góp phần khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin, chính điều này làm gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng

3.2.5.2. Tác động tiêu cực

Khi áp dụng thỏa ước mới sẽ khiến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm. Do việc áp dụng những hoạt động quản lí rủi ro mạnh mẽ hơn, các ngân hàng quốc tế sẽ e ngại khi cho các nước đang phát triển vay tiền trong đó có Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng quốc tế với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ kỹ thuật hiện đại

Bởi vì việc áp dụng theo Basel III sẽ làm cho chi phí tăng cao, chính vì thế các ngân hàng sẽ hạn chế nguồn vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, sẽ làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn.

Kế hoạch này sẽ buộc các ngân hàng phải nắm giữ thêm vốn dự phòng rủi ro khi chia nhỏ tài sản, làm tăng chi phí giao dịch tài chính, thui chột động lực của các ngân hàng trên thị trường vốn. Việc áp đặt qui định tăng vốn dự phòng tài sản chứng khoán hóa có thể dẫn tới hậu quả không mong muốn là thui chột động lực của các ngân hàng trên các thị trường chứng khoán, làm suy giảm tín dụng và tính thanh khoản trên toàn cầu, khi các ngân hàng phải thắt chặt nguồn vốn và cắt giảm tín dụng cho nền kinh tế.

Theo BNP Paribas, cách tiếp cận của Ủy ban Basel được dựa trên giả thiết sai lầm là các thị trường chứng khoán đã hoạt động kém trong thời kỳ khủng hoảng, khi phần lớn thua lỗ giới hạn trong tài sản cầm cố dưới chuẩn. Qui định đánh đồng này có thể gây tác hại cho những tài sản chất lượng cao, nếu cũng phải dự phòng như tài sản chất lượng thấp, các ngân hàng sẽ tiếp tục phải lệ thuộc vào tín dụng từ NHTW để cho vay, và hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Nếu không thay đổi, đề xuất này sẽ giảm đáng kể động lực của các ngân hàng khi tham gia việc chứng khoán hóa như các nhà đầu tư, nó có thể gây tác hại trầm trọng cho thị trường chứng khoán và tín dụng đối với nền kinh tế.

Quy tắc tăng tỷ lệ vốn cấp 1 quá phức tạp và rất khó để so sánh các ngân hàng với nhau.

Basel III kiểm soát được các ngân hàng thương mại, nhưng có thể sẽ để lọt lưới các ngân hàng mờ, vốn tiềm ẩn rủi ro cao hơn.

Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam không có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì không thể tiếp cận.

Một phần của tài liệu Thỏa ước basel, lộ trình và thực trạng áp dụng vào các ngân hàng việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w