3. LỘ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL CỦA CÁC
3.2. Thực trạng áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam
3.2.6. Sự cần thiết của việc áp dụng Basel III
3.2.6.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ tháng 8/2008 khi công ty thế chấp nhà American Home Mortgage (tập đoàn cho vay thế chấp mua nhà lớn nhất Hoa Kỳ) nộp đơn phá sản. Liên tục quí I, II năm 2008, các ngân hàng và các tập đoàn đầu tư bất động sản, tập đoàn bảo lãnh tín dụng nhà đất đã suy sụp. Tính đến 31/5 năm 2010 số lượng các ngân hàng bị sụp đổ hay bị mua lại tại Mỹ đã là 218 ngân hàng. Trước sự sụp đổ của công ty tài chính Lehman Brothers thế giới đã chứng kiến hiệu ứng domino những vụ đổ vỡ hàng loạt tên tuổi liên quan đến cho vay cầm cố, và người ta ước tính số tiền thua lỗ của các thể chế tài chính lên đến hàng trăm tỷ đôla. Sau cuộc khủng hoảng, lòng tin của các nhà đầu tư vào các ngân hàng đã bị tổn hại nặng nề, gây hậu quả không thể tưởng tượng được cho toàn bộ hệ thống ngân hàng trên thế giới, cả thế giới bị đẩy vào tình thế phải đi cứu hệ thống ngân hàng của mình bằng cách này hay cách khác.
Nguyên nhân của khủng hoảng là do tình trạng bong bóng nhà ở và các sản phẩm chứng khoán hóa cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính.
Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra gây mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. Bong bóng nhà ở vỡ làm nhiều người vay tiền ngân hàng đầu tư nhà không trả được nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp. Nhưng giá nhà xuống khiến cho tài sản tịch biên không bù đắp nổi khoản ngân hàng cho vay, khiến các ngân hàng rơi vào khó khăn dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như đã trình bày trên.
3.2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sau khủng hoảng
Nói chung, kinh nghiệm sau khủng hoảng cho thấy tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng phải tăng lên đồng thời công tác giám sát và tỷ lệ thanh khoản phải đủ và hợp lý để kịp thời ứng phó. Nguy cơ khủng hoảng tài chính không loại trừ bất cứ quốc gia nào, tổ chức nào, những quốc gia và tổ chức có hệ thống quản trị rủi ro yếu kém thì nguy cơ khủng hoảng càng cao. Khủng hoảng tài chính thường bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro từ tín dụng bất động sản. Vì vậy, các ngân hàng cần tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định và quy chế cho vay, đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất. Ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của
Nhóm 6 18
khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, rủi ro thanh khoản, tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho ngân hàng. Điều này có thể được giải quyết khi áp dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel III trong quản trị rủi ro của ngân hàng.
3.2.6.3. Tình hình kinh tế và thực trạng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, mặt khác do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ hàng năm nên đòi sống của nhân dân rất khó khăn, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Chính những điều đó làm cho tình hình kinh tế luôn luôn biến động bất ổn, dựa vào đồ thị về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm thì ta càng thấy rõ điều này :
Nguồn: Tác giả tự vẽ Đồ thị 1. Tăng trưởng GDP theo quý (giai đoạn 2009 – 2011)
Sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng với 130 tổ chức tín dụng , gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, hệ thống ngân hàng đã bộc lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng và ngày càng có xu hướng lớn mạnh, đồ thị bên dưới thể hiện tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của một số ngân hàng thương mại cổ phần điển hình. Theo đồ thị thì ta thấy chỉ trong hai năm 2010 và 2011 mà tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã gia tăng rõ rệt đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn, Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất (3.4%) và thấp nhất là ACB (1.1%) điều này hẳn không có gì đáng ngạc nhiên vì ACB là ngân hàng có chương trình quản trị rủi ro rất tốt, đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
3.2.6.4. Kết luận về sự cần thiết áp dụng Basel III
Cuộc khủng hoảng tài chính đã nêu bật các chi phí khổng lồ áp đặt lên xã hội bằng một hệ thống ngân hàng dễ đổ vỡ. Tín dụng mạnh mẽ và linh hoạt là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững, vì các ngân hàng là trung tâm của quá trình
trung gian tài chính. Khi một cú sốc kinh tế lan rộng làm giảm giá trị thực của tổ chức tín dụng có mức vốn nghèo nàn, cố gắng cắt giảm đòn bẩy tài chính có thể chuyển thành bán tháo tài sản và thắt chặt tín dụng làm suy yếu sự hoạt động của các thị trường tài chính, sự thu hẹp chi tiêu trong gia đình và công ty, như suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 rõ ràng là một minh chứng. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây phơi bày các lĩnh vực yếu kém trong khuôn khổ pháp lý quốc tế và làm sống lại cuộc tranh luận về giám sát ngân hàng và các chính sách vĩ mô. Một trong những lý do chính khiến cuộc khủng hoảng gần đây trở nên nghiêm trọng là các ngân hàng ở nhiều nước đã xây dựng quá mức trong và ngoài bảng cân đối kế toán tận dụng đòn bẩy, đi kèm với xói mòn dần mức độ và chất lượng của các cơ sở vốn và bộ đệm thanh khoản không đủ. Cuộc khủng hoảng đã được khuếch đại bởi một quá trình giảm nợ trước chu kỳ và bởi sự liên kết của các hệ thống tổ chức thông qua một loạt các giao dịch phức tạp.
Chính vì vậy thực hiện biện pháp cải thiện chất lượng, số lượng vốn của các ngân hàng và thắt chặt yêu cầu thanh khoản (Basel III) để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại mà không cần đến hỗ trợ từ chính phủ. Theo dự thảo đưa ra tại G20, đến cuối năm 2011, Basel khuyến cáo các nước cần áp dụng tiêu chuẩn mới về vốn và đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn để khuyến khích các ngân hàng thay đổi.
=> Basel III ra đời là nhu cầu cấp thiết hiện nay, là bức tường an ninh tài chính ngân hàng hiện nay.
Nhóm 6 20