CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT
2.2.3.4. Làm vệ sinh hệ thống làm mát (tẩy cặn)
- Nguyên nhân gây ra sự quá nhiệt động cơ chủ yếu là do hệ thống làm mát hoạt động kém hiệu quả.
- Trong hệ thống làm mát, cặn bẩn sinh ra trong quá trình làm việc tích tụ lên trên bề mặt trao đổi nhiệt, ngăn cản sự truyền nhiệt làm giảm khả năng làm mát của động cơ. Thậm chí lớp cặn dầy tới mức làm tắc lõi tản nhiệt, cản trở sự lưu thông của nước làm mát.
- Cặn bẩn tích tụ trong hệ thống làm mát còn gây ra nhiều tác hại tới các bộ phận khác như: gây kẹt van điều nhiệt và phá huỷ bơm nước…
- Chính vì vậy làm sạch hệ thống làm mát là rất cần thiết để phục hồi khả năng làm mát và do đó tránh được hiện tượng quá nhiệt cho động cơ.
- Việc sử dụng các chất tẩy cặn trong quá trình xử lý cặn giúp cho loại bỏ hoàn toàn được cặn khỏi hệ thống và làm giảm nhẹ bớt công việc.
* Các loại cặn bẩn:
- Các loại cặn bẩn sinh ra trong hệ thống làm mát do rất nhiều nguyên nhân. Có thể phân loại cặn ra làm hai loại:
Cặn có nguồn gốc vô cơ như các oxit sắt, oxit đồng và các sản phẩm ăn mòn kim loại, cặn CaCO3, MgCO3 đưa vào từ nước cứng, cặn Ca3(PO4)2, Ca(OH)2, cặn Silicat có trong các chất làm mát và các tạp chất vô cơ.
Cặn hữu cơ do sự phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước làm mát hoặc dầu, mỡ bôi trơn bị lọt vào nước làm mát. Thường thì cặn trong hệ thống làm mát là một hỗn hợp các chất vô cơ lẫn hữu cơ bám chắc vào bề mặt bên trong hệ thống làm mát.
* Các chất tẩy cặn:
- Chất tẩy cặn được sử dụng tuỳ thuộc vào bản chất của cặn. Các loại chất tẩy thường dùng:
Chất tẩy axit :
Chất tẩy dạng axit dùng để loại bỏ các loại cặn vô cơ như CaCO3, Ca3(PO4)2, Mg(OH)2 và gỉ Fe3O4…
Các axit mạnh như HCl, H3PO4… rất hiệu quả khi tẩy các loại cặn này. Tuy nhiên, các axit này có tác dụng ăn mòn kim loại dữ dội và Ýt khi chúng được sử dụng.
Để giảm bớt sự tấn công kim loại nền các muối axit NaHSO4, NaH2PO4 được dùng để thay cho các axit mạnh.
Các axit hữu cơ: citric, tartaric, acetic và đặc biệt là axit oxalic được dùng thay cho các axit mạnh.
Axit oxalic được sử dụng phổ biến nhất nhờ tác dụng nhanh và độ hoà oxit sắt cao.
Tuy nhiên, oxalic khá độc nên khi sử dụng phải thật cẩn thận.
Chất tẩy kiềm :
Dầu bôi trơn và mỡ cùng các chất hữu cơ phân huỷ lọt vào nước làm mát qua các gioăng, đệm hở, hút các chất rắn trong hệ thống ra khỏi nước làm mát và tạo thành cặn dầu quánh bám vào bề mặt bên trong hệ thống.
Các muối kiềm được dùng để tẩy loại cặn này là: NaCO3, Na3PO4, Na2SiO3…
Các dung môi như dầu hoả, diesel… cũng có tác dụng nhưng lại gây hại đối với cao su…
Ăn mòn kim loại:
Các chất tẩy cặn là các chất hoạt tính hoá học cao, chúng tấn công các kim loại tiếp xúc với kim loại. Vì vậy sau khi lớp cặn được loại bỏ các chất tẩy tiếp tục tấn công lên bề mặt kim loại.
Trong hệ thống làm mát chiều dầy lớp cặn trên các bề mặt không phải chỗ nào cũng như nhau nên sẽ xảy ra hiện tượng chưa sạch cặn mà đã bị ăn mòn kim loại.
Để hạn chế sự tấn công kim loại, các chất ức chế ăn mòn thường được sử dụng.
* Chất ức chế ăn mòn:
Các chất ức chế được bổ sung vào các dung dịch tẩy axit và kiềm để bảo vệ các kim loại bằng cách kìm hãm hoặc làm ngừng hẳn tác động hoá học của axit hoặc kiềm lên kim loại nền. Do đó, chất ức chế hạn chế tối đa sự mất mát kim loại và giảm sự tiêu thụ axit, kiềm.
Các chất ức chế thường dùng là Na2SiO3, NaNO2… đối với chất tẩy kiềm, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, lưu huỳnh, các chất cao phân tử tan trong nước đối với chất tẩy axit.
* Các phương pháp tẩy cặn:
- Phương pháp ngâm :
Các chất tẩy cặn có tính ăn mòn cao như chất tẩy axit mặc dù đã có chất ức chế nhưng sau khi ngâm, vẫn đọng lại trong block máy nhiễm bẩn vào nước làm mát và gây ăn mòn hệ thống. Vì vậy khi tiến hành ngâm, các bộ phận của hệ thống được tháo ra khái block máy. Và sau khi làm sạch lại được lắp vào máy.
Phương pháp này có ưu điểm là khống chế được tốc độ tẩy và hạn chế được sự ăn mòn kim loại của chất tẩy cặn. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp ngâm đòi hỏi tốn nhiều công cho việc tháo, lắp.
- Phương pháp tuần hoàn :
Chất tẩy cặn được pha vào nước, rồi được điền đầy vào hệ thống làm mát. Cho máy chạy bình thường. Cuối cùng tháo dung dịch tẩy và nạp đầy nước để tráng và pha loãng dung dịch tẩy còn đọng lại trong block máy.
Quá trình này có ưu điểm là không phải tháo rời các bộ phận của hệ thống làm mát, thao tác đơn giản.
Tuy nhiên, chất tẩy cặn dùng trong quá trình này phải hoàn toàn không gây ăn mòn cho hệ thống
* Thành phần các chất tẩy cặn:
- Chất tẩy axit: Một số chất tẩy đã được kiểm nghiệm là tẩy cặn tốt và ít gây ăn mòn thiết bị.
Công thức 1 Tỷ lệ
Axit Oxalic 1,4%
M – Ammonnium Oxalate 1,4%
Chất hoạt động bề mặt 0,14%
Nước Còn lại
Công thức 2 Tỷ lệ
NaHSO4 40%
Na2SO4 58%
Chất ức chế 2%
- Chất tẩy kiềm: Các chất tẩy kiềm điển hình :
Công thức 1 Tỷ lệ
Chất hoạt động bề mặt 3%
Na5P3O14 25%
Na2SiO3 10%
Na2CO3 30%
Na2SO4 32%
Công thức 2 Tỷ lệ
Chất hoạt động bề mặt 6%
Na5P3O10 30%
Na2SiO3 40%
NaHCO3 24%
- Chất tẩy cặn APP-TC-01
Ở Việt Nam, hiện có rất nhiều chủng loại ô tô khác nhau và do đó vật liệu kim loại trong hệ thống làm mát cũng không giống nhau.
Vì vậy chất ức chế ăn mòn trong các chất tẩy axit khó có thể thử nghiệm và đánh giá hết được.
Việc sử dụng tuỳ tiện các chất tẩy axit sẽ dẫn tới ăn mòn kim loại phá hỏng hệ thống làm mát và động cơ.
Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tất cả các hệ thống làm mát trong quá trình xử lý cặn, trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm thành công chất tẩy cặn APP-TC-01, trên cơ sở các chất tạo phức với ion kim loại và không tác dụng với kim loại.
- Thành phần của APP-TC-01:
Hóa chất Tỷ lệ
Chất tạo phức 77%
Tác nhân khử 20%
Chất thấm ướt 3%
pH dung dịch 3% 7,3%
- Chế độ tẩy:
Dung dịch nước APP-TC-01, 3% : 16 lít
Thời gian chạy máy : 1 giờ