CHƯƠNG 3: KIỂM TRA HỆ THỐNG LÀM MÁT
3.7 Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát
- Sự rò rỉ có thể xảy ra ở các bề mặt có đệm kín, áo nước, các bộ phận, các ống mềm và các khớp nối cấu thành hệ thống làm mát, cho phép nước làm mát thoát ra ngoài và không khí lọt vào hệ thống làm mát.
- Phẩm màu trong chất chống đông có thể giúp xác định vị trí một số rò rỉ bên ngoài, sự rò rỉ bên trong và các rò rỉ bên ngoài nhỏ, ở các chỗ khuất và tối thường khó phát hiện.
Sự kiểm tra áp lực và đèn cực tím có thể được dùng để giúp phát hiện các rò rỉ.
- Xiết chặt lại các bulông theo bảng tiêu chuẩn lực xiết sau:
Bộ phận xiết chặt N.m Kg.cm
Bulông êcu đỡ máy 20-25 200-250
Bulông hãm và điều chỉnh lắp máy 12-15 120-150
Bulông trao mát máy 20-27 200-270
Puli bơm nước làm mát 8-10 80-100
đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát 10-12 100-120
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 15-20 150-200
Bulông của đường nước vào 15-20 150-200
Bulông của vỏ van hằng nhiệt 15-20 150-200
3.7.1 Kiểm tra áp suất hệ thống làm mát :
Hình 3.7.1:Sử dụng bộ kiểm tra áp suất để xác định sự rò rỉ ở hệ thống làm mát
- Làm đầy bộ tản nhiệt đến mức dưới miệng rót khoảng 13mm (1/2 inch). Lau sạch bề mặt làm kín miệng rót và lắp bộ kiểm tra áp suất. Vận hành bơm để cung cấp áp lực nhưng không được cao hơn áp suất chỉ định của hệ thống làm mát 3psi (21kPa). Nếu áp suất ổn định, hệ thống không có sự rò rỉ. Nếu áp suất giảm tức là có sự rò rỉ.
- Các kiểm tra tiếp theo có thể được thực hiện khi bộ kiểm tra áp suất vẫn còn lắp ở miệng rót bộ tản nhiệt.
3.7.2 Thử áp lực nắp áp suất :
Hình 3.7.2: Sử dụng bộ kiểm tra áp suất để kiểm tra áp suất của hệ thống làm mát
- Dùng bộ kiểm tra áp suất để thử nắp áp suất. Thay nắp áp suất nếu nắp này không duy trì áp lực danh định.
- Kiểm tra van áp suất và van lỗ thông như sau:
Nén áp suất quy định vào nắp áp suất với máy kiểm tra áp suất để kiểm tra xem liệu van áp suất có mở để nhả khí hay không. Nếu van áp suất không thể nhả khí ở áp suất quy định thì phải thay nắp áp suất.
- Kiểm tra lỗ thông :
Trước tiên lưu ý tới mức chất làm mát trong thùng chứa (bình phụ). Sau đó chạy động cơ ở tốc độ cực đại và khi có một lượng nhất định chất làm mát chảy vào thùng chứa (bình phụ) thì tắt máy.
Để nguyên như vậy một lúc. Khi nhiệt độ chất làm mát bằng với nhiệt độ môi trường chung quanh thì phải kiểm tra mức chất làm mát trong thùng xem có bằng trước khi động cơ khởi động không.
Nếu mức chất làm mát thấp hơn nghĩa là van lỗ thông không hoạt động và vì vậy phải thay nắp áp suất.
3.7.3 Kiểm tra sự rò rỉ bằng đèn cực tím :
Hình 3.7.3: Kiểm sự rò rỉ nước l;àm mát bằng đèn cực tím
- Để kiểm tra sự rò rỉ nước làm mát có thể dùng đèn cực tím (tử ngoại), trước hết bổ sung lượng phẩm màu theo quy định. Sau đó mở bộ sưởi, vận hành động cơ cho đến khi ống dẫn phía trên của bộ tản nhiệt nóng. Chiếu đèn cực tím vào vùng nghi ngờ có sự rò rỉ.
Phẩm màu trong nước làm mát làm cho nước làm mát bị rò rỉ sẽ sáng với màu xanh lá cây.
3.7.4 Kiểm tra sự rò rỉ ở khối xy lanh :
Hình 3.7.4 : Kiểm tra rò rỉ nước ở xy lanh
- Khi động cơ nóng và chạy với tốc độ 3000 V/ph, kiểm tra đồng hồ trên bộ kiểm tra áp suất. Kim đồng hồ dao động cho biết có sự rò rỉ khí xả, có thể ở đầu xilanh hoặc đệm kín đầu xilanh. Nếu đồng hồ ổn định, tăng tốc độ động cơ vài lần. Kiểm tra sự thoát bất thường chất lỏng hoặc khói trắng ở ống xả. Đấy là dấu hiệu đầu hoặc khối xilanh bị nứt hoặc đệm kín đầu xilanh không kín.
- Nếu đầu xy lanh bị nứt thì hàn rồi mài và doa lại (nếu là lót xy lanh thì thay mới).
- Nếu đệm nắp máy bị rách hở thì thay mới.