Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán phát triển theo hướng nào?

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (Trang 34 - 37)

Bây giờ chúng ta phải xem xét chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán phát triển như thế nào và đi đến đâu.

Cũng như bất cứ trào lưu tư tưởng nào, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là một cái gì đang sống, đang lớn lên, đang tiến triển và sự phát triển của nó theo một hướng nào đó sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề cơ bản về bản chất thật sự của triết học đó một cách tốt hơn là những nghị luận dài dòng. Xét đoán một con người không nên căn cứ vào lời người đó nói hoặc nghĩ về bản thân người đó như thế nào, mà phải căn cứ vào hành động của người đó. Xét đoán những nhà triết học, không nên căn cứ vào những nhãn hiệu mà họ tự gắn cho họ, mà phải căn cứ xem trên thực tế họ đã giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản như thế nào, phải căn cứ

xem họ tay nắm tay cùng đi với ai và phải căn cứ xem trước kia và hiện nay họ đang giảng và đã dạy cho các học trò, đồ đệ của họ cái gì.

Ma-khơ và A-vê-ra-ni-út cho ta thấy được một ý niệm về chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán như một trào lưu triết học, chứ không phải như một bộ sưu tập những sự kiện trong văn học. Cooc-nê-li-út biểu lộ ý định muốn đi theo chân của Ma-khơ và A-vê-ra-ni-út, anh ta tuyên bố quả quyết rằng anh ta chỉ nói về kinh nghiệm, anh ta gọi những quan điểm của mình là chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để hay chủ nghĩa kinh nghiệm nhận thức luận, cũng hết sức kiện quyết lên án tính phiến diện của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa giáo điều của cả những người duy tâm lẫn những người duy vật.

Tiếp theo là lời khẳng định của Bô-gđa-nốp cho rằng tuyệt đối không có và không thể có một chỗ đứng cho những quan niệm về Chúa trời, về tự do ý chí, về tính bất diệt của linh hồn trong triết học của Ma-khơ, vì triết học đó phủ nhận mọi vật tự nó. Ông ta cũng tuyên bố rằng trong triết học Ma-khơ tuyệt đối không có chỗ đứng cho ý chí tự do.

Sau dần thì người ta cũng thấy được sự giả dối của Cooc-nê-li-út, Pết-txôn-tơ không được báo trước những cũng nhìn thấy sự giả dối ấy, nhưng phương thức đấu tranh của ông ta thì tuyệt diệu.

5. “Thuyết kinh nghiệm nhất nguyên” của A. Bô-gđa-nốp:

Ông coi nọi vật tồn tại như một sợi xích liên tục của sự phát triển mà những vòng dưới cùng của nó biến mất trong sự hỗn loạn của các yếu tố, còn những vòng trên mà chúng ta biết được là kinh nghiệm của con người, tức là kinh nghiệm tâm lý và cao hơn nữa là kinh nghiệm vật lý, kinh nghiệm này cùng với nhận thức do nó sinh ra là tương ứng với cái mà người ta thường gọi là tinh thần.

Bô-gđa-nốp dùng danh từ công thức “thần thánh” để nhạo báng cái nguyên lý của Ăng-ghen mà chúng ta đều biết, nhưng lại khôn khéo lẩn tránh không nói đến Ăng-ghen. Và ông đã dựng lên cái nấc thang sau:

1) Sự hỗn loạn của các yếu tố

2) Kinh nghiệm tâm lý của con người 3) Kinh nghiệm vật lý của con người 4) “Nhận thức do nó sinh ra”

Không có cảm giác nếu không có con người. Vậy cái bậc thang thứ nhất là một trừu tượng duy tâm chết, chúng ta không thấy có những cảm giác thông thường mà tất cả mọi người đều biết của con người, mà chỉ thấy có những cảm giác tưởng tượng nào đó, những cảm giác không phải của một ai cả, những cảm giác nói chung, những cảm giác thần thánh, cũng như trong học thuyết Hê-ghen, ý niệm

thông thường của con người, một khi đã tách khỏi con người và bộ óc con người, thì trở thành ý niệm thần thánh.

Cái bậc tháng thứ hai cũng không đứng vững, vì một ai biết, khoa học tự nhiên cũng không biết đến cái tâm lý có trước cái vật lý. Thế giới vật lý đã tồn tại trước khi cái tâm lý có thể xuất hiện như là sản phẩm tối cao của những hình thức tối cao cuẩ vật chất hữu cơ. Bậc thang thứ hai cũng là một trừu tượng chết, là tư tưởng mà không có bộ óc, là lý tính con người tách ra khỏi con người.

Nếu hoàn toàn loại bỏ được bậc thang đầu thì lúc đó chúng ta mới có được một bức tranh về thế giới phù hợp thật sự với khoa học tự nhiên và với chủ nghĩa duy vật. Như thế tức là: 1) thế giới vật lý tồn tại không lệ thuộc vào ý thức con người và đã tồn tại từ lâu trước khi có con người và trước mọi “kinh nghiệm của con người”; 2) cái tâm lý, ý thức,… là sản phẩm tối cao của vật chất, là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức tạp gọi là bộ óc con người. Bô-gđa-nốp viết: “ Lĩnh vực của sự thay thế phù hợp với lĩnh vực của những hiện tượng vật lý; không cần lấy bất cứ cái gì thay thế những hiện tượng tâm lý, vì đó là những phức hợp trực tiếp”.

Đó chính là chủ nghĩa duy tâm, vì cái tâm lý, nghĩa là ý thức, biểu tượng, cảm giác,

… được coi là cái trực tiếp, còn cái vật lý là cái được suy ra từ tâm lý.

Ông nghĩ rằng nói đến kinh nghiệm được tổ chức một cách xã hội thì như thế tức là “chủ nghĩa xa hội nhận thức luận”. Đó là những chuyện nhảm nhí điên rồ, lập luận như thế về chủ nghĩa xã hội, thì tín đồ đạo Gia-tô sẽ là những môn đồ nhiệt thành của “chủ nghĩa xã hội nhận thức luận”, vì điểm xuất phát nhận thức luận của họ là Thượng đế, tức là một kinh nghiệm được tổ chức một cách xã hội.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đạo Thiên chúa cũng là một kinh nghiệm được tổ chức một cách xa hội, chỉ có điều là đạo ấy không phản ánh chân lý khách quan mà phản ánh viêc một số giai cấp xã hội nhất định lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân.

6. “Thuyết tượng trưng” và sự phê phán đối với Hem-hôn-txơ:

Hem-hôn-xtơ là một nhà khoa học tự nhiên cỡ lớn nhưng trong triết học cũng không triệt để như tuyệt đại đa số các nhà khoa học tự nhiên.Ông ngả về chủ nghĩa Can-tơ, nhưng trong nhận thức luận của ông, ông đã không triệt để ngay cả quan điểm đó nữa. Hem-hôn-xtơ rơi vào chủ nghĩa chủ quan, vào chỗ phủ nhận thực tại khách quan và chan lý khách quan. Ông đi tới một điều sai lầm hiển nhiên khi ông ta kết thúc đoạn văm bằng câu sau: “Ý niệm và khách thể do ý niệm hình dung, là 2 cái rõ ràng lệ thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau…” Chỉ có những đồ đệ của Can-tơ mới đem tách ý niệm ra khỏi hiện thực, và tách ý niệm ra khỏi giới tự nhiên.

Hem-hôn-xtơ là một đồ đệ không triệt để của Can-tơ, khi thì ông ta thừa nhận những quy luật tiên nghiệm của tư duy, khi thì ngả về tính thực tại tiên nghiệm của

thời gian và không gian, khi thì ông ta cho rằng cảm giác của con người là do những đối tượng bên ngoài tác động vào giác quan của ta mà sinh ra, khi thì ông ta tuyên bố rằng cảm giác chỉ là những tượng trưng, tức những kí hiệu tùy tiện nào đó, tách khỏi thế giới “hoàn toàn khác” của những vật được kí hiệu.

Theo sau Can-tơ, Hem-hôn-xtơ toan vạc ra một cái gì như là một đường dnah giới nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Ông ta nuôi dưỡng một định kiến không thể khắc phục nổi đối với chủ nghĩa duy tâm trực tiếp, rõ ràng và công khai.

Nhưng cũng chính ông ta nói rằng, “tôi không biết có thể làm cách nào để bác bỏ được cái hệ thống chủ nghĩa duy tâm chủ quan cực đoan nhất muốn coi cuộc đời như một giấc mộng. Người ta có thể tuyên bố rằng hệ thống đó là hết sức khó tin và rất kém-về phương diện này, tôi sẽ đồng ý với những lời phủ định kịch liệt nhất- nhưng người ta có thể xây dựng hệ thống đó một cách triệt để… Trái lại, giả thuyết thực tại luận tin vào những xét đoán của sự tự quan sát thông thường , mà theo đó thì những thay đổi trong tri giác tiếp theo sau một hành động nào đó, đều không có một liên hệ nào về mặt tâm lý với sự xung động trước kia của ý chí.”

Bởi vậy, nên An-brech Rau môn đồ của Phơ-bách kiên quyết phê phán thuyết tượng trưng của Hem-hôn-xtơ, coi đó là một sự rời bỏ không triệt để “thuyết thực tại”.

Nhà duy tâm Lơ-cle cũng buộc tội Hem-hôn-xtơ là không triệt để, là dao động giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết duy linh. Nhưng Lơ-cle cho rằng thuyết tượng trưng không phải là chủ nghĩa duy vật không đầy đủ, mà là qua ư duy vật.

Nếu như theo Chanh-pê-tơ thì tư tưởng của Hem-hôn-xtơ sẽ có những tiền đề cơ bản sau:

1) Có những đối tượng thuộc về thế giưới bên ngoài

2) Không thể quan niệm được sự biến đổi của các đối tượng đó, nếu không có tác động của một nguyên nhân nào đó

3) Nguyên nhân, theo nghĩa ban đầu của chữ đó, là một cái bất di bất dịch, cài còn lại hay tồn tại đằng sau các hiện tượng không ngừng biến đổi, cụ thể là vật chất và quy luật tác động của vật chất, tức là lực.

4) Có thể từ các nguyên nhân của hiện tượng mà suy ra, một cách lô-gic chặt chẽ và có một nghĩa duy nhất, tất cả mọi hiện tượng

5) Đạt tới mục đích đó, cũng có nghĩa là nắm được chân lý khách quan và như vậy việc đạt được chân lý khách quan là điều có thể quan niệm được

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w