Để vạch ra những mặt yếu của Đít-xơ-ghen thì chúng ta hãy dẫn ra một số nghị luận của bản thân Đít-xơ-ghen.
Đít-xơ-ghen nói: “Tư tưởng sản phẩm của óc… Cái bàn làm việc của tôi, với tính cách là nội dung tư tưởng của tôi, là trùng hợp với tư tưởng đó, không khác với tư tưởng đó. Nhưng ở ngoài bộ óc của tôi thì các bàn làm việc ấy là đối tượng của bộ óc của tôi là hoàn toàn khác với bộ óc của tôi”. Với ông, cả tư tưởng lẫn vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thì điều đó là đúng. Nhưng gọi tư tưởng là có tính vật chất, thì tức là một bước sai lầm đến chỗ lẫn lộn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Về thực chất, đó chỉ là cách diễn đạt không chính xác của Đít-xơ-ghen.
Những người theo phái Ma-khơ họ không dám phân tích những lập luận duy vật của Đích-xơ-ghen mà họ thích bám vào những điều không đúng hoặc lẫn lộn của ông. Ông nói những nhà khoa học tự nhiên có thể là “người duy tâm chỉ ở ngoài lĩnh vực của họ”, điều này những người theo phái Ma-khơ họ không dám nửa lời. Còn khi ông thừa nhận “mặt tích cực của chủ nghĩa duy tâm hiện đại” và
“sự thiếu sót của nguyên lí duy vật” thì người theo phái Ma-khơ họ lại có cớ để nói. Tư tưởng mà Đích-xơ-ghen diễn đạt không chính xác đó là sự khác nhau giữa vật chất và tinh thần thì cũng tương đối chứ không phải là vô hạn. Điều này đúng
nhưng từ đó cũng phải suy ra sự thiếu sót của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không biện chứng chứ không phải là sự thiếu sót của chủ nghĩa duy vật.
Tư tưởng của Đích-xơ-ghen diễn tả sai lầm là do sai lầm từ tư tưởng cơ bản của ông, tư tưởng chỉ đóng khung ở chỗ chỉ ra rằng chủ nghĩa duy vật cũ không thể nghiên cứu các ý niệm một cách khoa học. Đích-xơ-ghen đã diễn tả tư tưởng của mình một cách lờ mờ, hồ đồ, không rõ rệt. Nhưng không kể những khuyết điểm về cách trình bày và những sai lầm các biệt thì cũng không phải là vô cớ khi ông ta bênh vực lý luận nhận thức duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những người trong phái Ma-khơ đều lẩn tránh việc nghiên cứu từng luận điểm trong lí luận nhận thức duy vật mà cứ bám lấy những chỗ ông ta xa rời lý luận nhận thức duy vật, bám lấy những chỗ mơ hồ và lẫn lộn. Mặc dù có một sự lẫn lộn nào đó trong các khái niệm và có những chỗ lặp đi lặp lại nhưng đó vẫn có những tư tưởng xuất sắc và thậm chí còn đán ngạc nhiên, nếu xét nó về mặt là sản phẩm của sự suy nghĩ độc lập của một công dân.
Tóm lại thì Đích-xơ-ghen hoàn toàn không đáng bị chê trách, ông là một nhà duy vật đến chín mười phần, không bao giờ có tham vọng làm người độc đáo, tham vọng lập nên một triết học đặc biệt , khác với chủ nghĩa duy vật.
CHƯƠNG V :
Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học (V)
Lênin phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thế giới quan trong khoa học tự nhiên nói chung và trong vật lí học nói riêng, đồng thời chỉ ra con
đường để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó
Người soạn: Trịnh Thị Thu Hường
Lênin đã tìm hiểu các phát minh khoa học, nhất là trong vật lí học, tìm hiểu bản chất của chúng và ý nghĩa của chúng với sự tiến bộ xã hội. Cụ thể là:
- Cuối thế kỉ XIX, nguyên tử được coi là viên gạch cơ bản nhất của giới tự nhiên, mọi khách thể trong giới tự nhiên mà con người nhận thức được đều có cấu tạo từ nguyên tử. Giả thuyết về cấu tạo nguyên tử của vật chất
đã xuất hiện trong vật lí học cổ điển, giả thuyết này được khẳng định qua việc phát hiện ra điện tử. Vật lí học lượng tử đã và đang được xem là cơ sở xuất phát để nhận thức các thuộc tính và quy luật của thế giới cũng như các hạt thứ cấp. Sự phát triển trong học thuyết nguyên tử này đưa ra kết luận là: để giải thích được kết cấu nội tại của nguyên tử, chúng ta cần phải vượt ra khỏi khuôn khổ các quan niệm vật lí học cổ điển. Trong quá trình hiện đại hóa các kĩ năng, kĩ xảo trong việc khám phá ra các thuộc tính của khách thể vật lí trong phòng thí nghiệm yêu cầu nhiều hơn ở các nhà vật lí học những quan điểm vật lí học đã cũ.
- Những đánh giá sai lầm trên bình diện triết học về tính chất của cuộc cách mạng trong vật lí học đầu thế kỉ XX ở các nhà khoa học như:
P.Đuyhem, E.Makhơ, A.Poanhcarê… Sai lầm của các nhà khoa học đó là ở chỗ "trong khi phủ định tính bất biến của những nguyên tố và của những đặc tính của vật chất đã được biết cho đến nay, Lênin khẳng định:
Họ đã rơi vào chỗ phủ nhận vật chất, nghĩa là phủ nhận tính thực tại khách quan của thế giới vật lí. Trong khi phủ nhận tính chất tuyệt đối của những quy luật quan trọng nhất và cơ bản, họ rơi vào chỗ phủ nhận mọi quy luật khách quan trong tự nhiên, rơi vào chỗ khả thi, sự bất lực của khoa học tự nhiên cổ điển trong việc giải quyết các vấn đề khoa học mới nảy sinh (như tính có thể phân chia được của nguyên tử, tính phóng xạ...).
Nhưng mối liên hệ giữa sự đảo lộn đó trong các khái niệm cơ bản của vật lí học với các kết luận duy tâm được rút ra từ sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở những mối quan hệ vốn đã tồn tại từ trước, mà còn nảy sinh từ các điều kiện phát triển hiện thực của tri thức khoa học trong khuôn khổ xã hội tư bản. Từ các kết luận được rút ra bởi những đảo lộn mang tính bước ngoặt trong các khái niệm cơ bản của vật lí học, người ta không thể và hoàn toàn không thể đi đến chỗ phủ định tính khách quan của tri thức vật lí và từ sự phủ định đó đi đến chỗ tuyên bố sự "tiêu tan"
của vật chất. Song, khi quá trình biện chứng và tính đặc thù của nhận thức lí luận vẫn còn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học, thì khả năng đưa ra những kết luận tương tự như vậy là có thể xảy ra. Là những người duy vật tự phát trong các lĩnh vực hoạt động khoa học cụ thể của mình, nơi mà họ có khả năng đem lại các thành quả nghiên cứu thực sự có giá trị, song các nhà khoa học nếu không phải là các nhà duy vật biện chứng thì sự giải thích về ý nghĩa triết học có khi lại phản lại những thành tựu do mình đem lại.
Nét nổi bật trong cuộc cách mạng vật lí cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là đã thay đổi các quan niệm truyền thống, khiến nhiều nhà triết học rơi vào trạng thái hụt hẫng trong cách giải thích về thế giới, mất phương hướng về thế giới quan.
Cuộc khủng hoảng vật lí học đầu thế kỉ XX, Lênin đã nhận xét: “Vật lí học cũ coi lí luận của mình là sự nhận thức thực tại về thế giới vật chất” – tức là sự phản ánh thực tại khách quan, phủ nhận sự tồn tại của thực tại khách quan đối lập với ý thức của chúng ta và do chúng ta phản ánh. Thực tế khách quan không được người quan sát nhận thức thông qua tất cả biểu hiện và những biểu hiện có thể xảy ra của thực tế khách quan ấy. Ngoài ra các quan hệ khách quan được quan niệm là bản chất ở các giai đoạn nhận thức trước đó, khi tiếp tục nghiên cứu thì chúng chỉ cùng một bản chất, nhưng ở mức độ sâu sắc hơn. “ “Thực chất” của sự vật hay “thực thể”
cũng chỉ mang tính tương đối, chúng chỉ biểu hiện mức độ nhận thức sâu sắc của con người về khách thể, nếu như khách thể và nếu như mức độ sâu sắc đó hôm qua chưa vượt quá nguyên tử và hôm nay chưa vượt quá điện tử và trường, thì CNDVBC nhấn mạnh tính chất tạm thời, tương đối, gần đúng của tất cả những cái mốc đó của sự nhận thức giới tự nhiên bởi khoa học ngày càng tiến triển của con người” ( Lenin khẳng định).
Các nhà khoa học không đứng trên lập trường duy vật tự giác và không nắm bắt được tư duy biện chứng đã phạm phải những sai lầm căn bản trước sự đảo lộn mang tính bước ngoặt trong các khái niệm cơ bản của vật lí học. Sai lầm ở chỗ, các quan niệm, tư tưởng được hình thành ở họ với vai trò là thế giới quan, khi họ từ bỏ các quan điểm cũ, chưa có quan điểm mới về thế giới, đứng trước nhu cầu bức thiết phải xây dựng hệ thống khái niệm mới trong khi vẫn luôn coi "bản chất" của các sự vật là tuyệt đối và bất biến, họ đã đi đến chỗ kết luận rằng các khái niệm chỉ là những dấu hiệu được sử dụng cho riêng thực tiễn. Còn khi buộc phải từ bỏ hoàn toàn quan niệm cũ về thế giới, trong lúc vẫn coi nó là duy nhất có thể có, họ đã đi đến kết luận rằng: khoa học đang phủ định thế giới với tư cách là một thực tại khách quan.
Triết học duy tâm luôn tìm cách bác bỏ CNDV bằng luận điểm cho rằng dường như khoa học tự nhiên cổ điển với tư cách là chỗ dựa vững chắc của CNDV đang bị sụp đổ. Luận điểm đó ít nhiều đã đứng đối với CNDV siêu hình thế kỉ XVIII - CNDV được hình thành trên nền tảng của bức tranh cơ học về giới tự nhiên. Nhưng luận điểm đó là hết sức sai lầm đối với CNDV biện chứng CNDV hoàn toàn không gắn liền với việc khăng khăng thừa nhận bức tranh cơ học, điện từ hay một bức tranh vô cùng phức tạp nào đó về giới tự nhiên. Khi gần đúng, tương đối, trong tự nhiên không hề có những đường ranh giới nào tuyệt đối, vật
chất đang vận động sẽ chuyển hoá từ một trạng thái này sang một trạng thái khác mà theo quan điểm của chúng ta thì dường như không hể điều hoà được với trạng thái trước…
Sự phát triển của vật lí học thế kỉ XX đã xác nhận những đánh giá của Lênin về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên là hoàn toàn đúng đắn. Cuộc khủng hoảng của vật lí học và khoa học tự nhiên cổ điển hoàn toàn không dẫn tới sự bác bỏ CNDV và hình thức cao nhất của nó là CNDV biện chứng, không hề chứng minh cho sự "tiêu tan" của vật chất và các đặc tính cơ bản của nó là vận động, không gian, thời gian. Ngược lại, lối thoát khỏi khủng hoảng đó, xét trên bình diện triết học, lại xuất hiện ngay trên con đường mà các nhà khoa học tự giác nắm bắt phép biện chứng duy vật với tư cách là phương pháp tư duy duy nhất đúng đắn.
Xét trên bình diện khoa học tự nhiên, việc khắc phục cuộc khủng hoảng đó tất dẫn tới việc xây dựng một hệ thống tri thức vật lí mới: vật lí học lượng tử - tương đối.
Vật lí học lượng tử - tương đối đó đã xác nhận tính tương đối và giới hạn vận dụng của vật lí học cổ điển và khẳng định tính đúng đắn trong những phát hiện mới của khoa học hiện đại, chẳng hạn, về tính có thể phân chia được của nguyên tử.
Cơ sở của hệ thống tri thức vật lí học hiện đại là cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Hiện nay, cả cơ học lượng tử lẫn thuyết tương đối đều đã tham dự một cách tích cục vào việc hình thành phương pháp tư duy khoa học mới và được xem là cơ sở đáng tin cậy đã được thực tiễn hoạt động khoa học kiểm nghiệm. Việc đối chiếu hệ thống tri thức lượng tử - tương đối luận với hiện thực đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học đã dẫn tới sự hình thành quan niệm lượng tử - tương đối luận về thế giới. Và quan niệm đó đã thâm nhập vào các lĩnh vực tri thức đa dạng của con người: sinh học (sinh học lượng tử), y học (khám chữa bệnh bằng tia phóng xạ), thiên văn học (vật lí - thiên văn học năng lượng lớn…).
Ở một bộ phận khác các nhà khoa học, những người sử dụng thành công các quan niệm lượng tử - tương đối luận để giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm đang hình thành niềm tin cho rằng, hệ thống tri thức vật lí học đó, sau khi khắc phục những sai lầm và sự lí tưởng hoá của vật lí học cổ điển, là hoàn toàn xứng đáng và đáng được hoàn thiện. Họ coi đó là mục đích tối hậu của nhận thức vật lí học, chứ không phải là một trong các bậc thang của nó. Biểu hiện đầy đủ và rõ ràng lập trường đó là quan niệm về "sự cáo chung của khoa học vật lí". Lập trường này thể hiện một cách ít lộ liễu hơn khi người ta ngoại suy các quan niệm lượng tử - tương đối luận hiện đai vào các khoảng không - thời gian cực nhỏ".
Đồng thời, nói một cách có hình ảnh, ở vùng chân trời của nhận thức khoa học hiện đại nơi được điểm tô bởi mầu sắc thuần tuý lượng tử - tương đối luận, đang xuất hiện một số vật thể rất giống với các "đám mây đen ảm đảm" che phủ khoa học tự nhiên đầu thế kỉ XX mà rốt cuộc đã gây ra cuộc khủng hoảng khoa học tự nhiên cổ điển. Một trong số chúng đang biến dần từ điểm tựa vững chắc cho các quan điểm lượng tử - tương đối luận thành "thao trường" để thử nghiệm các tư tưởng đầy "tính cấp tiến" so với chúng đó là vật lí học các hạt cơ bản.
Không đặt ra mục đích phân tích một cách cặn kẽ tình huống đang hình thành và chưa định hình đó, chúng tôi chỉ đề cập tới hai yếu tố có nhiều điểm chung với một số đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Các yếu tố đó là sự tiến hoá ở một mức độ nhất định trong thái độ đối với hệ thống tri thức hiện có và khả năng hình thành một quan niệm mới về hiện thực.
Chúng ta hãy dừng lại ở yếu tố thứ nhất. Có thể phân biệt một cách ước lệ ba giai đoạn trong tiến trình của vật lí học các hạt cơ bản. Ở giai đoạn thứ nhất, các quan niệm lượng tử - tương đối luận được khẳng định vô tư cách là cơ sở lí luận để giải thích và mô tả các quy luật, các thuộc tính của các hạt cơ bản. Đặc trưng cho giai đoạn thứ hai là sự ngoại suy các quan niệm đó và mọi quy luật mang tính chất kinh nghiệm được phát hiện ra trong thế giới bên trong của hạt nhân nguyên tứ. Hệ thống tri thức trước đó - vật lí học cổ điển - được giả định về nguyên tắc không thể áp dụng được vào lĩnh vực này. Khi đó, người ta phải tìm kiếm một hình thức tổng hợp các quan niệm lượng tử - tương đối luận không có mâu thuẫn nội tại và phù hợp với những đòi hỏi của vật lí học các hạt cơ bản sau khi đã xuất hiện các biến thể khác nhau của thuyết trường lượng tử - tương đối luận. Sự mở đầu của giai đoạn thứ ba (kéo dài cho tới nay), gắn liền với việc phát hiện ra những thuộc tính một trong cấu trúc nội tại của các hạt cơ bản mà để giải thích chúng thì hình thức hiện tồn của các hệ thống lượng tử - tương đối luận chỉ được sử dụng với tư cách là cơ sở để mô tả về chất. Trong suốt giai đoạn này đã và đang xuất hiện các cách tiếp cận khác nhau, đối lập nhau nhằm phát triển và bổ sung cho các quan niệm lượng tử - tương đối luận đã trở nên hiển nhiên đối với vật lí học vi mô.
Mỗi một giai đoạn đó đều được đặc trưng bởi thái độ đặc biệt của các nhà khoa học đối với các nguyên lí lượng tử - tương đối luận. Thời gian ra đời của cơ học lượng tử là vào những năm 30 của thế kỉ này. Ngay sau khi xuất hiện, học thuyết này đã bắt đầu "cuộc diễu binh " thắng lợi trong lĩnh vực vật lí học nguyên tử. Nó đã góp phần đắc lực vào việc giải quyết các nhiệm vụ vốn vẫn được coi là vật cản đối với vật lí học cổ điển. Các nhà sáng lập ra lí thuyết lượng tử không hề