CHƯƠNG 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC HỆ THỐNG HỒ SƠ KIỂM TOÁN
2.2. Thực tế tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán tại AASC
2.2.4. Mục đích và nguyên tắc soát xét giấy tờ làm việc của hồ sơ kiểm toán tại AASC
Hồ sơ kiểm toán của AASC là căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán. Trong hồ sơ kiểm toán các giấy làm việc ghi chép các bằng chứng thu thập và các kết luận rút ra từ thực tế kiểm toán. Cũng căn cứ trên các giấy làm việc này để kiểm toán viên đưa ra loại báo cáo đúng đắn. Đồng thời giấy làm việc cũng là cơ sở để các cấp soát xét báo cáo kiểm toán. Như vậy giấy làm việc có một ý nghĩa rất quan trọng, đó là:
- Giấy làm việc chỉ ghi những điều quan trọng cung cấp bằng chứng kiểm toán cho kiểm toán viên.
- Các bằng chứng phải thể hiện đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế được công nhận tại Việt Nam.
- Giấy làm việc phải cung cấp được thông tin, hướng dẫn cho cuộc kiểm toán năm sau và cũng là những quy tắc thực hành hoạt động cho các nhân viên mới.
Hồ sơ kiểm toán là căn cứ để các cấp soát xét lại báo cáo kiểm toán trước khi phát hành. Tại AASC, báo cáo kiểm toán trước khi phát hành được soát xét bởi ba cấp đó là: kiểm toán viên chính của nhóm; trưởng (hoặc phó) phòng kiểm toán và thành viên ban giám đốc. Việc soát xét này để đảm bảo
rằng công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch đó đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán. Công việc thực hiện ở mỗi cấp soát xét như sau:
- Kiểm toán viên chính sẽ kiểm tra lại các công việc mà các trợ lý kiểm toán đã làm. Các vấn đề cần kiểm tra đó là sự thực hiện đúng theo chương trình kiểm toán, việc ghi chép các bằng chứng, các kết quả đã làm. Công việc kiểm tra này cũng giúp kiểm toán viên chính nắm được toàn bộ các phần hành để có thể đưa ra ý kiến tổng thể về báo cáo kiểm toán. Thông thường thì kiểm toán viên chính chỉ cần dựa vào trang kết luận của từng khoản mục để đưa ra ý kiến nhưng cũng có trường hợp kiểm toán viên còn phải dựa cả vào các trang giấy làm việc chi tiết.
- Cấp soát xét thứ hai là các trưởng hay phó phòng kiểm toán phụ trách nhóm kiểm toán. Căn cứ vào chương trình kiểm toán và kế hoạch kiểm toán, trưởng phòng soát xét lại các giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán. Ở cấp soát xét này cần quan tâm đến các bút toán điều chỉnh, các vấn đề lạ trong báo cáo tài chính của khách hàng.
- Để đảm bảo rằng các báo cáo kiểm toán phát hành được chặt chẽ tránh rủi ro cho Công ty thì trước khi phát hành thì Ban giám đốc phải soát xét lại.
Tất cả các công việc soát xét trên được ghi lại trên một giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 2.6: Các thủ tục soát xét lại báo cáo kiểm toán
Thủ tục Kiểm toán viên Lãnh
đạo phòng
Ký/
ngày
Ban giám đốc
Ký/
ngày Tham
chiếu
Ký/
ngày
1. Kiểm tra lại các phép tính số học
trên các báo cáo tài chính:
- Các phép tính số học trên bảng cân đối kế toán
- Các phép tính số học trên báo cáo kết quả kinh doanh
- Các phép tính số học trên thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Đối chiếu số đầu năm, số liệu so sánh trên báo cáo năm nay với báo cáo năm trước. Nếu có sự phân loại lại so với năm trước phải đối chiếu đến các giấy tờ làm việc liên quan đến sự phân loại đó.
3. Đối chiếu số liệu trên bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính với số liệu sau điều chỉnh trên trang thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán.
4. Đối chiếu thông tin về chính sách kế toán và các thông tin khác với các ghi chép trong hồ sơ kiểm toán.
5. Đối chiếu các thông tin pháp lý về khách hàng với các ghi chép trong hồ sơ kiểm toán.
6. Đối chiếu lại những thay đổi về số liệu trên các báo cáo và thông tin trình bày khác với các giấy làm việc liên quan liên quan đến những thay đổi và
sự phê duyệt của các cấp soát xét.
7. Đối chiếu lại những thay đổi về ý kiến kiểm toán với các giấy tờ làm việc liên quan đến những thay đổi và sự phê duyệt của các cấp soát xét.
8. Kiểm tra các thông tin về thời gian trên báo cáo:
- Sự nhất quán về ngày kết thúc niên độ kế toán trên bìa báo cáo, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, tiêu đề trên trang đầu các trang, thuyết minh báo cáo tài chính và trên báo cáo kiểm toán.
- Sự hợp lý về ngày lập báo cáo tài chính, báo cáo của Ban giám đốc, bản giải trình của Ban giám đốc với ngày phát hành báo cáo kiểm toán và với ngày thực hiện công việc kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán.
9. Đối chiếu số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ với các phần thuyết minh báo cáo tài chính.
10. Đối chiếu số liệu trên bảng cân đối kế toán với các chỉ tiêu có liên quan trên kết qủa kinh doanh (nếu có thể), tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
11. Kiểm tra việc trình bày:
- Nhất quán về định dạng (kiểu chữ, đậm nghiêng, giãn dòng, lùi đầu dòng) - Tính liên tục của số thứ tự trang và đối chiếu với số trang ghi trên phần mục lục.
- Tính liên tục của thứ tự nội dung thuyết minh và đối chiếu với số ghi chú trên bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh.
12. Đọc và soát lỗi chính tả 13. Kiểm tra bản dịch
- Đối chiếu phần lời trên bản dịch với bản gốc Tiếng Việt.
- Đối chiếu phần số trên bản dịch với bản gốc Tiếng Việt, kiểm tra định dạng số.