1.1. Giải phẫu mô cứng và mô mềm
1.1.2. Giải phẫu mô mềm
Cách truyền thống để đánh giá khuôn mặt là xét khuôn mặt từ ba phần phần trên, phần giữa và phần dưới. Tuy nhiên, cách tiếp cận này khá hạn chế, vì không dựa trên chức năng của khuôn mặt. Từ góc nhìn chức năng, khuôn mặt có thể chia thành một mặt phía trước và hai mặt ở phía bên. Phía trước của mặt phát triển nhô lên, thực hiện các nhu cầu tồn tại cơ bản, đặc biệt là cho giao tiếp và những biểu hiện trên khuôn mặt. Ngược lại, mặt phía bên chủ yếu bao phủ các cấu trúc của hệ thống nhai. Các cơ co của vùng mặt được đặt ở bên ngoài lớp cân của vùng mặt trước, chủ yếu là xung quanh mắt và miệng. Khu vực di động cao này được cấu trúc nhằm cho phép di động tốt và chúng dễ dàng bị thay đổi theo thời gian. Ngược lại, vùng mặt bên tương đối
bất động vì chúng bao phủ lên các cấu trúc của hệ cơ nhai, như cơ thái dương, cơ cắn, cùng tuyến mang tai và ống tuyến, tất cả đều nằm sâu dưới các cân sâu. Cơ ngoài duy nhất chỉ có ở mặt bên là cơ bám da cổ ở phần ba dưới, mở rộng ra trước đến ngang mức của góc miệng.
Hình 1.5. Mô mềm vùng đầu mặt [6]
Mô mềm của vùng mặt trước được chia thành hai phần; một phần chúng phủ lên xương và phần lớn hơn còn lại bao gồm các cơ thắt biệt hoá cao nằm sâu trong các hốc xương. Khi các mô mềm che phủ ổ mắt và khoang miệng, chúng bị biến đổi do không có lớp cân sâu nâng đỡ. Theo đó, sự nâng đỡ không từ hốc bên dưới, mà từ mép của các hốc này. Sự chuyển tiếp giữa các vùng này, thường không nhìn thấy ở thời tuổi trẻ, mà sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Các mô mềm của khuôn mặt được sắp xếp đồng tâm từ nông vào sâu gồm năm lớp cơ bản: (1) da; (2) lớp dưới da; (3) lớp cân cơ nông; (4) lớp dây chằng và các khoang; và (5) màng xương và lớp cân sâu. (Hình 1.6)
Hình 1.6. Mô mềm vùng đầu mặt [6]
Lớp 1: Da
Lớp biểu bì là lớp giàu tế bào chủ yếu bao gồm các thế bào keratinocyte khác nhau và một số lượng nhỏ hơn của các hắc tố bào (melanocyte) sản xuất melanin và các tế bào Langerhans kháng nguyên. Lớp hạ bì là lớp bên dưới của lớp cân bề mặt cấu trúc và bao gồm chủ yếu là chất căn bản ngoại bào được tiết ra bởi nguyên bào sợi. Một mạng lưới chằng chịt các mạch máu là một thành phần quan trọng của lớp hạ bì. Độ dày của lớp hạ bì liên quan đến chức năng của nó và có xu hướng tỷ lệ nghịch với tính di động của nó. Lớp hạ bì mỏng nhất ở mí mắt và dày nhất trên trán và đầu mũi.
Lớp 2: Mô xơ mỡ dưới da
Các sợi xơ và lớp mỡ hợp thành lớp mô xơ mỡ dưới da có hai thành phần: lớp mỡ dưới da, là lớp tạo nên độ dày, và thành phần xơ liên kết lớp xơ mỡ với lớp hạ bì. Số lượng, tỷ lệ và sắp xếp của từng thành phần là khác nhau ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt. Ở da đầu, lớp dưới da có độ dày và độ
Lớp 1: Da
Lớp 2: Mô xơ mỡ dưới da Lớp 3: Hệ thống cân cơ nông
Lớp 4: Các khoang dây chằng
Lớp 5: Màng xương và lớp cân sâu
đồng đều nhất quán cố định cho lớp hạ bì. Ngược lại, ở vùng mặt nói riêng, lớp dưới da có sự thay đổi đáng kể về độ dày và thành phần đi kèm. Ở các vị trí chuyên biệt như mí mắt và môi, lớp này mỏng đáng kể và có ít mỡ. Ở các khu vực khác, chẳng hạn như đoạn mũi-môi, lớp này rất dày.
Hơn nữa, các dây chằng xơ không đồng đều trên bề mặt, mà thay đổi về hướng và mật độ theo các cấu trúc giải phẫu sâu bên dưới. Rõ ràng khi giải phẫu lớp 4 bên dưới được mô tả, tại vị trí của dây chằng níu giữ, những sợi cân của da có hướng thẳng đứng là dày đặc nhất và có hiệu quả nhất trong việc nâng đỡ cho các mô mềm phía trên và đồng thời tạo thành các ranh giới phân chia với lớp mỡ dưới da.
Lớp 3: Hệ thống cân cơ nông
Các cơ giúp biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt. Tất cả các cơ biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt chủ yếu được nằm trên và xung quanh hốc mắt, khoang miệng.
Hình 1.7. Lớp cơ [6]
Lớp 4: Các khoang dây chằng
Đó là một khu vực nhiều phức tạp và chứa đựng các cấu trúc sau: (1) khoang mô mềm; (2) dây chằng níu giữ; (3) các cơ lớp sâu và đầu bám xương của các cơ mặt; và (4) các nhánh thần kinh mặt, đi từ sâu đến nông. Về chức năng, một loạt các khoang mô mềm tồn tại trong lớp 4 cho phép chuyển động
độc lập của các cơ quanh hốc mắt và quanh hốc miệng để biểu hiện cảm xúc.
Các dây chằng níu giữ của mặt được đặt trong ranh giới giữa các khoảng mô mềm và các chức năng nhằm để củng cố ranh giới này.
Lớp 5: Màng xương và lớp cân sâu
Các cân sâu, lớp mô mềm sâu nhất của khuôn mặt, hoặc là màng xương , nơi mà nó phủ lên trên xương. Trên vùng mặt bên, nơi cơ của hệ nhai (cơ thái dương và cơ cắn) phủ lên trên xương, lớp cân sâu là lớp cân phủ lên các cơ, cân thái dương sâu phủ cơ thái dương phía trên cung gò má, và cân cắn phủ cơ cắn bên dưới cung gò má. Các cân tuyến mang tai cũng là một phần của lớp cân sâu. Cân cổ sâu là lớp tương ứng ở cổ, nơi nó bao bọc các cơ trên móng và chia tách để tạo thành khoang dưới hàm dưới có chứa tuyến dưới hàm. Các cân sâu, mặc dù mỏng, sờ nắn được, cứng chắc và gắn với các dây chằng níu giữ của mặt. Tại các hốc xương, nơi cân sâu không có, chúng được thay thế bằng một lớp lót di động có nguồn gốc từ các khoang, đó là kết mạc ở mắt hoặc niêm mạc miệng.