Tương quan giữa chỉ số mô cứng và mô mềm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học (Trang 131 - 135)

Nếu chỉ phân tích mô cứng riêng rẽ trên phim sọ mặt nghiêng sẽ không thể dự đoán được vị trí mô mềm sau điều trị. Đặc biệt việc xác định vị trí môi ban đầu rất quan trọng để lên kế hoạch điều trị chỉnh nha. Việc hiểu được mối tươmg quan mô cứng và mô mềm trước điều trị cũng rất quan trọng để tiên đoán các thay đổi sau can thiệp chỉnh nha.

Việc di chuyển sắp xếp răng theo các tiêu chí của chỉnh nha theo mô cứng không đảm bảo các mô mềm sẽ di chuyển một cách tương ứng. Nguyên nhân là do các mô mềm bao phủ xương và răng rất phong phú nên cấu trúc xương không đủ để đánh giá sựu bất hài hoà của khuôn mặt. Mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm rất phong phú do một vài cấu trúc mô mềm thì liên quan mật thiết đến mô cứng trong khi các cấu trúc khác bị ảnh hưởng bởi kích thước, độ dày và chức năng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, để xác định mối tương quan giữa mô mềm và nền xương bên dưới, bằng cách tính hệ số tương quan tuyến tính giữa các ph p đo kết quả cho thấy mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng và mô mềm đa số yếu.

Cụ thể mối tương quan mô cứng và các góc mô mềm rất yếu. Tương quan giữa mô cứng và khoảng cách từ môi đến các đường thẫm mỹ tương đối yếu, chỉ có FMIA với Li-S và Li-E, i-NB với Li-E và Li-S trên 0,5 trong đó cao nhất là i-NB với Li-E là 0,6712. Về tương quan giữa các giá trị mô cứng với khoảng cách từ môi đến các đường thẫm mỹ đa số yếu, chỉ có một số có giá trị trên 0,5 là i-NB, I-NA và I/i trong đó cao nhất là i-NB với Li-E với r=0,7023.

Khi nghiên cứu tương quan mô cứng mô mềm trên ba loại tương quan xương cũng cho kết quả tương tự, tương quan mô cứng với các góc mô mềm là rất yếu, cá biệt chỉ có tương quan FMIA với góc Z có giá trị 0,6356.

So sánh với các nghiên cứu trong nước với các tác giả khác trên dân tộc Kinh cho kết quả tương tự.

Mô cứng Mô mềm

Nguyễn Lê Hùng và Cs

(r Pearson)

Trần Tuấn Anh và Cs

[36]

(r Pearson)

Võ Trương Như Ngọc và Cs [15]

(r Pearson)

SNA Ls-E 0,0757 0,19 0,11

SNA Ls-S 0,0045 0,07 0,10

SNA Cm-Sn-Ls 0,0407 -0,15 -0,11

SNB Li-E -0,1508 -0,13 -0,09

SNB Li-S -0,1467 -0,08 -0,12

I/i Ls-S -0,2462 -0,16 -0,26

I/i Ls-E -0,2852 -0,14 -0,24

I/i Li-E -0,2209 -0,21 -0,38

I/i Li-S -0,2819 -0,24 -0,35

ANB I/i -0,2138 -0,15 -0,1

ANB Cm-Ls/Li-Pg -0,1927 -0,11 -0,2

Khi so sánh với các nghiên cứu trên thế giới kết quả này phù hợp với quan điểm của Burstone cho rằng mô mềm không phản ánh được mô xương

bên dưới và một nền xương giống nhau có thể tạo ra được những mô mềm nghìn nghiêng rất khác nhau [85]. Vì vậy có thể thấy rằng mô cứng không thể phản ánh được đúng tình trạng mô mềm, mô mềm có quá trình thích nghi riêng, một khuôn mặt có mô cứng bất cân xứng vẫn có thể có khuôn mặt hài hòa và ngược lại.

Hình 4.4. Tương quan mô mềm và mô cứng [85]

Và Burstone cũng [101] đã mô tả, điều đặc biệt quan trọng là nghiên cứu môi ở trạng thái thư giãn vì tính chính xác của nó trong việc chỉ ra tư thế sau điều trị. Mối tương quan giữa các yếu tố mô mềm và mô cứng tạo nên đặc điểm khuôn mặt. Thay đổi cấu trúc mô mềm không phản ánh trực tiếp những thay đổi trong cấu trúc mô cứng khi điều trị chỉnh nha. Một số phần chi tiết mô mềm cho thấy mối tương quan chặt chẽ với những thay đổi trong cấu trúc xương bên dưới, trong khi các phần khác có xu hướng độc lập hơn với những thay đổi trong cấu trúc xương.

So sánh nghiên cứu của Manal.A và Abdulah.M (2015) trên người Saudi cho kết quả trong số 29 biến số của mô cứng và mô mềm xác định được bảy

chỉ số mô cứng trên phim sọ nghiêng có thể ứng dụng trên lâm sàng để chẩn đoán và dự đoán thay đổi mô mềm sau điều trị [31]. Sự khác biệt có thể do nghiên cứu trên các chủng tộc khác nhau.

Hình 4.5. Các biến số trên mô cứng có thể dự đoán trên lâm sàng [31]

Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối quan hệ có tương yếu giữa mô cứng và mô mềm. Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi trong mô mềm do chuyển động của răng có các đặc điểm riêng biệt không thể tính toán hoặc mô tả dễ dàng trong công thức. Mô mềm trên khuôn mặt có thể không thay đổi theo như thay đổi mô cứng. Không nên sử dụng thay đổi mô cứng để dự đoán sự thay đổi mô mềm. Trên lâm sàng, để dự đoán chính xác những thay đổi sau điều trị, thay đổi mô mềm của từng trường hợp riêng lẻ phải được nghiên cứu cẩn thận.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)