CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
II. Nhận xét và một số kiến nghị
Mặc dù mới được công nhận và bước đầu đi vào hoạt động, thị trường lao động ở nước ta đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Do đây là thị trường của loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động, và do còn đang trong giai đoạn hình thành, nên bên cạnh những tiến bộ bước đầu, thị trường lao động ở nước ta vẫn còn tiềm ẩn trong mình nhiều hạn chế và khiếm khuyết.
Tổng quan về thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và những năm tới có sự chuyển động mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế và việc làm. Việc chuyển dịch của thị trường lao động dẫn đến nhiều người phải chuyển sang công việc khác hoặc tái thất nghiệp, làm cho nhiều doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu và thừa nhân lực, việc đào tạo nghề để cung ứng nhân lực tiếp tục còn nhiều hạn chế do chưa đủ thông tin thị trường lao động nên các trường dạy nghề chưa dự báo và hoạch định chiến lược đào tạo gắn kết việc làm và các tổ chức giới thiệu việc làm không cập nhật kịp thời thông tin thị trường lao động để hoạt động có hiệu quả cao.
Xu hướng phát triển thị trường lao động thành phố vẫn có đặc điểm cơ bản là:
- Lao động vừa thiếu vừa thừa: Thiếu những ứng viên thích hợp cho những vị trí quan trọng dù nguồn nhân lực có nhu cầu tìm việc làm lúc nào cũng thừa, còn nhiều người phải thất nghiệp luôn tìm kiếm việc làm hoặc mất việc làm do ngành nghề thu hẹp, doanh nghiệp giải thể, chuyển sang hoạt động sản xuất – kinh doanh khác.
SVTH: 33
- Lực lượng lao động khu vực phi chính thức, tự tạo việc làm vẫn chiếm số lượng lớn, cần thiết nhu cầu nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và xã hội.
- Giá cả nhân công trên thị trường lao động nhìn chung vẫn còn thấp, lực lượng lao động vẫn trong tình trạng dư thừa, yêu cầu cao các giải pháp chuẩn bị cho sự chuyển tiếp như đào tạo trình độ kỹ thuật cao phù hợp với công nghệ mới.
- Các doanh nghiệp tăng cường sử dụng lao động không thường xuyên:
nhân lực sẽ luôn được đào tạo và tuyển mới để thay thế các vị trí không còn phù hợp; yêu cầu chính là nguồn nhân lực năng động và đã qua đào tạo.
- Đối với người lao động sự cạnh tranh chỗ làm việc gay gắt hơn, công bằng hơn và trong môi trường mở rộng toàn xã hội. yêu cầu người lao động phải tự đào tạo nghề và các kỹ năng để thích nghi với công việc.
- Vấn đề quan tâm nhất của người lao động đặc biệt lực lượng sinh viên, học sinh là năng lực về ngoại ngữ, khả năng hợp tác, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa và tác phong làm việc công nghiệp.
- Hạn chế về công tác quản lý nguồn nhân lực và thành phố vẫn chưa tổ chức được hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động một cách chính xác. Chính từ việc chưa thực hiện tốt công tác dự báo cụ thể về số lượng ngành nghề, trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động và chưa thực hiện được việc thống kê, phân tích nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng nên đào tạo chưa định hướng và chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động;
người lao động tìm việc làm thiếu thông tin về việc làm, người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung – cầu lao động ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất – kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực thành phố.
2. Một số kiến nghị
- Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với chính sách ưu đãi như vay vốn với lãi suất thấp, miễn thuế nhằm tạo ra việc làm.
- Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm ở khu vực phi chính thức và những người lao động tự tìm việc làm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Có chính sách hỗ trợ các trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm.
SVTH: 34
PHẦN: KẾT LUẬN
Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ là phải đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, hoàn thiện và đồng bộ hệ thống thị trường, trong đó có thị trường lao động để tạo ra cơ sở thuận lợi cho việc vận hành hiệu quả nền kinh tế.
Cải cách kinh tế các năm qua đã đem lại những thay đổi toàn diện, sâu sắc, có tính đột phá liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và không ngừng nâng cao thu nhập, mức sống cho người lao động. Thị trường lao động được công nhận về mặt pháp luật và đang trong quá trình hình thành, phát triển, sức lao động trở thành một loại hàng hóa. Người lao động được tự do tìm việc làm và người sử dụng lao động được quyền thuê mướn lao động.
Thị trường lao động nước ta đang từng bước có mối liên hệ hội nhập với thị trường lao động khu vực và quốc tế, tạo thêm khả năng tăng cầu về lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động. Cùng với xu thế phát triển đó thị trường lao động thành phố Hố Chí Minh cũng có những bước phát triển vượt bậc.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang có sự mất cân đối lớn về cung cầu lao động, áp lực về cầu lao động lớn. Trong khi đó, hệ thống chính sách và môi trường cho sự hoạt động và phát triển của thị trường lao động vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc phân tích thực trạng cung cầu và đưa ra giải pháp khắc phục sự mất cân đối cung cầu và giải pháp phát triển thị trường lao động của thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường lao động quốc tế.
Bài phân tích trên chính là những kết luận được dựa trên kết quả nghiên cứu phân tích thị trường lao động của thành phố. Từ đó ta thấy được thực trạng cung cầu lao động thành phố hiện nay đang mất cân đối nghiêm trọng, cung không đủ cầu. Các giải pháp nhóm em đưa ra đứng trên quan điểm kinh tế - xã hội nhằm giúp thị trường lao động thành phố phát triển hoàn thiện hơn. Do kiến thức vẫn còn hạn chế nên đây cũng chỉ là những góp ý của cá nhân nhóm em nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì thế chúng em rất mong được thầy và các bạn đóng góp ý kiến, giúp chúng em sửa chữa các nhược điểm đó để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: 35
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Số liệu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Kết cấu 5