Hạn chế và thách thức

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (Trang 32 - 36)

Chương 3: Lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng AI trong giáo dục

2. Hạn chế và thách thức

Không thể phủ nhận rằng AI đang đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng song song cùng với đó trí tuệ nhân tạo vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

- Không mang tính linh hoạt, sáng tạo khi các gia sư AI đã được lập trình sẵn và chỉ có thể phản hồi những gì đã được cài đặt sẵn chứ không phải tất cả các thắc mắc của người dùng.

+ Ví dụ, một số phần mềm giải các bài tập đang được sử dụng rất phổ biến như Qanda, Photosolve…Chúng hoạt động bằng cách người dùng chỉ cần scan câu hỏi bài tập và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc và tìm ra đáp án. Tuy nhiên ứng dụng này chỉ giải được một số câu hỏi cơ bản có sẵn và khi người dùng có được đáp số nhưng thắc mắc về đáp án cũng sẽ không được giải đáp cụ thể dẫn đến việc có đáp án nhưng không hiểu.

Bên cạnh những lợi ích mà chúng đem lại, AI vẫn có một số hạn chế nhất định.

Ảnh: Quanda.

- Không có giá trị kinh nghiệm: Con người dựa vào kinh nghiệm để tiếp tục và xác định hiệu suất của mình nhưng máy móc thì hoàn toàn không có đặc điểm này. Máy móc không có chất lượng phản ứng với môi trường và đây là nơi tạo ra sự khác biệt giữa máy móc và con người.

b. Thách thức:

- AI vẫn chưa thực sự được sử dụng phổ biến trong ngành giáo dục. Có nhiều trường tư tiến bộ đã áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhưng nó chỉ là một phần rất nhỏ. Việc đưa tiếp cận học tập là rất khó. Bởi ngành giáo dục không thể đáp ứng hết nhu cầu giảng dạy trên máy tính hay bằng trí tuệ nhân tạo. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách để AI có thể phát triển bền vững.

+ Việc tiếp cận AI có thể khá dễ dàng đối với các trường ở thành phố lớn, tuy nhiên ở Việt Nam còn đang có rất nhiều khu vực khó khăn trong công tác giáo dục hoặc không đảm bảo được chất lượng cơ sở vật chất để sử dụng AI.

Sự phát triển của các chính sách công liên quan đến AI trong giáo dục vẫn còn sơ khai, nhưng đây là một lĩnh vực rất có thể sẽ phát triển theo cấp số nhân trong mười năm tới. Do đó, cần thiết phải ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo điều kiện phát triển một hệ sinh thái đa dạng và hoàn chỉnh, kêu gọi các nguồn đầu tư, xây dựng các trung tâm nghiên cứu AI và tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia AI, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục đại học, thông qua việc thành lập các trung tâm học thuật xuất sắc trong mạng lưới AI, trường đại học và viện nghiên cứu và học bổng để thu hút nhiều nhân tài hơn vào lĩnh vực AI. [11]

+ Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác công tư trong việc đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Điều này một mặt sẽ giúp chia sẻ nguồn nhân lực và tài chính, một mặt sản phẩm đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Vậy nên nếu muốn AI được áp dụng rộng rãi trên đất nước ta là chặng đường dài và cần có một kế hoạch hiệu quả để có thể đạt được.

[11]

Những chú Robot hiện nay đang được bán với mức giá rất cao. Ảnh: Textsmart.vn

- Giá thành cao mặc dù năng suất của Trí tuệ nhân tạo mang lại kết quả hiệu quả, nhưng phải chịu chi phí lớn do máy móc rất phức tạp và phức tạp trong quá trình đào tạo. Do đó, việc bảo trì chúng dẫn đến chi phí phát sinh thậm chí còn lớn hơn.

- Triển khai AI trong giáo dục phải gắn với những nghiên cứu kỹ lưỡng về giáo dục: AI có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cần có sự hiểu biết về “nhu cầu địa phương trong bối cảnh địa phương”, sẽ khó tìm được một giải pháp tổng quát cho tất cả các quốc gia. Giảng viên phải là tác nhân chứ không phải là người thụ hưởng đơn thuần hoặc chỉ là người sử dụng các giải pháp công nghệ đã được đóng gói. Câu hỏi đặt ra không phải là có nên sử dụng AI trong giáo dục hay không mà là giải pháp AI nào là phù hợp với sự phát triển của giáo dục hiện nay. [11]

- Vấn đề đạo đức trong truy cập, thu thập và khai thác dữ liệu: Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu được quan tâm, thách thức chính nằm ở việc có thể sử dụng dữ liệu cá nhân trong khi đảm bảo rằng thông tin nhận dạng cá nhân và các tùy chọn riêng tư của cá nhân được bảo vệ. Việc cài đặt các biện pháp bảo vệ cần thiết để ngăn chặn việc đánh cắp dữ liệu cũng rất quan trọng.

Trong giáo dục, điều này càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh những người học trẻ tuổi, về mặt pháp lý, chưa thể đưa ra sự đồng ý rõ ràng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.

+ Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân, ngay cả khi được sử dụng để cải thiện việc học tập, phải luôn được duy trì dựa trên sự đồng ý rõ ràng và có hiểu biết, minh bạch, công bằng và công bằng [11]

- Đảm bảo năng lực của giảng viên khi ứng dụng AI vào giáo dục

Việc đảm bảo năng lực của giáo viên khi ứng dụng AI trong công tác giảng dạy là hết sức quan trọng. Ảnh: Internet.

+ Theo [11], để có thể sử dụng các công cụ có sự hỗ trợ của AI một cách hiệu quả, giảng viên cần có được các kĩ năng sau:

Hiểu rõ về cách mà các hệ thống với sự hỗ trợ AI thể tạo điều kiện và làm cho quá trình dạy học trở nên hiệu quả hơn;

Có các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích dữ liệu; Kỹ năng quản lý mới để có thể quản lý được nguồn nhân lực và AI theo ý muốn chủ quan;

Tận dụng lợi thế của AI để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại nhằm mang lại nhiều năng lực hơn cho con người mà trước đây họ có thể không có thời gian thực hiện: Cố vấn, hỗ trợ tinh thần, kỹ năng giao tiếp cá nhân ...;

Có quan điểm phản biện về cách AI và công nghệ kỹ thuật số ảnh hưởng đến cuộc sống con người, các khuôn khổ mới về tư duy tính toán và kỹ năng kỹ thuật số có thể nâng cao năng lực của sinh viên để hiểu sức mạnh, sự nguy hiểm và khả năng của AI

Giúp người học có được những kỹ năng và năng lực mà máy móc không thể thay thế được.

+ AI không thể thay thế hoàn toàn giảng viên. Giảng dạy không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức mà bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố sáng tạo, cảm xúc xã hội và giảng viên là người quyết định thời điểm thích hợp để sử dụng các công cụ có hỗ trợ của AI.

Áp dụng AI trong giáo dục nhưng AI không thể thay thế được giáo viên. Ảnh:

Internet.

- Với sự giúp sức của công nghệ, việc cả giáo viên và học sinh phải nhìn vào màn hình máy tính trong một thời gian dài cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

Dù AI đang dần trở nên phổ biến hơn, nhưng điều mà thế giới băn khoăn là làm sao để tối đa hóa vai trò của AI trong dạy và học, chứ không phải viễn cảnh AI thay thế toàn bộ lực lượng lao động trong giáo dục.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)