Dẫn: Sau khi bị nghi oan giết chồng, Thị Kính cải trang thành nam và vào chùa đi tu, nhưng tai họa vẫn chưa hết: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan làm mình có thai. Vì không dám để lộ thân phận nên Thị Kính không thể minh oan cho mình. Đoạn trích dưới đây nói về tâm trạng của Thị Kính lúc ở chùa, sau khi phải chịu hai nỗi oan ức trên.
Bạch vân kìa nẻo xa xa,
Song thân ta đấy là nhà phải không?
Bể, non chưa chút đền công,
Bấy lâu nay những nặng lòng vì con.
Ngỡ đà qua nạn Cự môn,
Ai hay Thái tuế hãy còn theo đây.
Tiền sinh nghiệp chướng còn đầy, Cho nên trời mới đem đày nhân gian.
---
Mắt phàm khôn tỏ ngay gian,
Hai phen đem buộc tiếng oan tày trời.
Châu kinh tụng mấy muôn lời,
Tai ương hay cũng rụng rời như tro.
Sá thù chi đứa dâm ô,
Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà!
Chữ rằng: "Nhẫn nhục nhiệm hòa, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu".
Lọc vàng nào quản công phu,
Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy.
(Trích Quan Âm Thị Kính, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội,
H.2000) Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thể thơ được sử dụng ở đoạn trích trên là: (0,5 điểm) A. Tự do
B. Lục bát
C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: (0,5 điểm) A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Thuyết minh D. Nghị luận
Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn của ai? (0,5 điểm) A. Tác giả
B. Thị Kính C. Thị Mầu D. Thiện Sĩ
Câu 4. Bốn câu thơ đầu là nỗi lòng của Thị Kính đối với ai? (0,5 điểm) A. Đối với cha mẹ
B. Đối với chồng
C. Đối với cha mẹ chồng D. Đối với Thị Mầu
Câu 5. Những dòng thơ nào sau đây nói về tấm lòng bao dung của Thị Kính? (0,5 điểm)
A. Ngỡ đà qua nạn Cự môn/ Ai hay Thái tuế hãy còn theo đây.
B. Mắt phàm khôn tỏ ngay gian/ Hai phen đem buộc tiếng oan tày trời.
C. Lọc vàng nào quản công phu/ Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy.
D. Sá thù chi đứa dâm ô/ Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà!
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của đoạn trích?
(0,5 điểm)
---
A. Tâm trạng của Thị Kính khi vào chùa đi tu
B. Tâm trạng của Thị Kính khi phải chịu hai nỗi hàm oan C. Tâm trạng của Thị Kính khi phải xa cha mẹ
D. Tâm trạng của Thị Kính khi phải xa chồng của mình
Câu 7. Giá trị nào của văn học được thể hiện qua đoạn trích trên? (0,5 điểm)
A. Giá trị nhân đạo B. Giá trị hiện thực C. Giá trị thẩm mĩ D. Giá trị nhận thức
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Từ hai dòng thơ: Chữ rằng: "Nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu", bạn rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)
Câu 9. Xác định chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật Thị Kính trong đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.
ĐỀ 5 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tóm tắt nội dung: Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng bố mẹ cô gái lại ham giàu, gả cô cho một người khác. Đoạn trích dưới đây nói về nỗi lòng của cô gái:
Em đã tính mà tính không đủ Em đã lo mà lo chẳng tròn
Làm không nổi, sống coi như chết Như ăn lá ngón lìa đời
Như nậy đá to đá sập Vần đá tảng đè tay
Đè tay đè tay phải ngón út Máu không rớt mà đau tận ruột Máu không rơi mà buốt tận tim
Đau trong ruột không người đoái hoài Buốt trong tim thăm hỏi nào ai?
Xót xa em trùm chăn thầm khóc Cúi mặt nước mắt rỏ
Ngẩng lên hàng lệ rưng Nước mắt rỏ hai dòng Rỏ ba dòng
---
Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn.
(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973) Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng lời kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm) A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Em đã tính mà tính không đủ/ Em đã lo mà lo chẳng tròn”? (0,5 điểm)
A. Điệp B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói về đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm) A. Tình bạn
B. Tình yêu
C. Tình vợ chồng D. Tình mẫu tử
Câu 5. Dòng thơ nào sau đây KHÔNG nói về tâm trạng của cô gái trong đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Xót xa em trùm chăn thầm khóc B. Máu không rơi mà buốt tận tim C. Làm không nổi, sống coi như chết D. Đè tay đè tay phải ngón út
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích?
(0,5 điểm)
A. Tâm trạng đau đớn của cô gái khi không đến được với người mình yêu B. Tâm trạng đau đớn của cô gái khi không người sẻ chia, thấu hiểu C. Tâm trạng đau đớn của cô gái khi phải sống một mình
D. Cả A và B
Câu 7. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với nhân vật “em”? (0,5 điểm)
A. Lên án, tố cáo
---
B. Đồng cảm, xót thương C. Mỉa mai, chế giễu D. Không bày tỏ thái độ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn” ? (0,5 điểm)
Câu 9. Xác định chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về sự cần thiết của tự do yêu đương? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật
“em” ở đoạn trích trên.
---
THỂ LOẠI KÍ (Tùy bút/ Tản văn) ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới xác định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội.
Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì, và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng...
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không gì còn hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (…)
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm
---
tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
(Một thứ quà của lúa non: cốm, Thạch Lam, in trong Hà Nội băm sáu phố phường, Nxb Đời Nay, Hà Nội, 1943) Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là? (0,5 điểm) A. Biểu cảm và thuyết minh
B. Tự sự và biểu cảm
C. Thuyết minh và nghị luận D. Tự sự và nghị luận
Câu 2. Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là: (0,5 điểm) A. Lúa non
B. Cốm C. Lá sen
D. Các cô gái làng Vòng
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”? (0,5 điểm)
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Nói quá
Câu 4. Dòng nào sau đây nói về đặc điểm của hạt cốm? (0,5 điểm) A. “Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”
B. “Màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”
C. “Cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”
D. “Cái chất quý trong sạch của Trời”
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về trình tự các ý chính trong văn bản?
(0,5 điểm)
A. Nguồn gốc của cốm – Cách làm ra cốm – Giá trị của cốm B. Nguồn gốc của cốm – Giá trị của cốm – Cách làm ra cốm
C. Nguồn gốc của cốm – Giá trị của cốm – Cách thưởng thức cốm D. Nguồn gốc của cốm – Đặc điểm của cốm – Cách làm ra cốm
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của văn bản (0,5 điểm)
A. Cảm nghĩ của tác giả về cốm làng Vòng
B. Quan niệm của tác giả về cách thưởng thức cốm làng Vòng C. Những giá trị mà cốm làng Vòng mang lại cho con người D. Kêu gọi mọi người hãy biết trân trọng cốm làng Vòng
Câu 7. Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản? (0,5 điểm)
A. Cái tôi tinh tế, nhạy cảm B. Cái tôi tài hoa, uyên bác
---
C. Cái tôi đa cảm, trữ tình D. Cái tôi thông minh, sắc sảo
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?
(0,5 điểm)
Câu 9. Nêu chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung văn bản, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài thuyết minh về bánh chưng (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).
ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.
Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,… còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.
Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.
Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi.
Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên…
Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.
Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa…
Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…
Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi…. Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.
(Kẹo Mầm, Băng Sơn, in trong Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, Tr. 138) Câu 1. Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là? (0,5 điểm) A. Biểu cảm và thuyết minh
B. Thuyết minh và nghị luận
---
C. Tự sự và nghị luận D. Tự sự và biểu cảm
Câu 2. Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là: (0,5 điểm) A. Tóc rối
B. Kẹo mầm
C. Bà cụ bán kẹo mầm D. Hình ảnh người mẹ
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,…”? (0,5 điểm)
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Liệt kê
Câu 4. Dòng nào sau đây nói về đặc điểm của món kẹo mầm? (0,5 điểm) A. “cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê”
B. “Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que”
C. “Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi”
D. “kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả”
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của văn bản? (0,5 điểm)
A. Hồi tưởng về tuổi thơ đã qua
B. Hồi tưởng về món kẹo mầm thuở nhỏ
C. Hồi tưởng về món kẹo mầm tuổi thơ và hình ảnh người mẹ, người chị D. Hồi tưởng về hình ảnh mẹ và chị ngồi gỡ tóc rối dưới mái hiên nhà Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của văn bản là: (0,5 điểm)
A. Nhớ tiếc quá khứ B. Trân trọng tuổi thơ C. Yêu thương mẹ và chị D. Khát khao trở về quá khứ
Câu 7. Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản? (0,5 điểm)
A. Cái tôi đa cảm B. Cái tôi tài hoa C. Cái tôi uyên bác D. Cái tôi sắc sảo
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?
(0,5 điểm)
Câu 9. Nêu chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung văn bản, bạn có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của thời thơ ấu? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
---
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài thuyết minh về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của giới trẻ hiện nay (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).
ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(…) Vào hạ, sự chuyển dịch của trời đất như chùng lại trên cây cối; vẻ bay bướm xuân thì đã qua đi, thiên nhiên ổn định hẳn trong mầu lục trầm trầm của lá già. Vườn lá không đẹp, dù vậy, nó chưa bao giờ làm cho tôi chán mắt; bởi nó toát ra khí mạnh của nhựa cây, và trong những ổ lá rậm rịt kia, các loại trái đang lớn lên dưới sức nóng hun đúc. Hạ chí trở đi, vườn An Hiên vào mùa quả, khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa cắt ra từng lát tròn to vừa lòng cái đĩa bàn, vàng rệu mầu mật ong, tưởng chừng có cô gái nào đó ở trong cây đã làm sẵn hoàn chỉnh một chiếc bánh kem sinh nhật. Dâu chín vào tháng năm, tháng sáu. Cây dâu Truồi ở vườn bà Lan Hữu rất đẹp, tán lá khum khum úp sát mặt đất kín mít, bên trong rỗng, trái chín vàng hươm từng chuỗi dài đổ úp thành đống quanh gốc cây. Nhìn đống quả đầy ứ như là ai đã hái sẵn đổ ra kia, tôi chợt mỉm cười với một ý nghĩ lạ lùng: giả như đời chẳng còn nhiệm vụ gì, tôi sẽ trải một tấm chiếu nhỏ dưới vòm lá kín đáo kia, nằm đó đọc sách ăn dâu. Suốt mùa hè. Sau vườn, cạnh giếng nước, có một vạt đất trồng mức làm chái cho những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long v.v… Cây thanh long đặc sản nổi tiếng vùng Nha Trang, có lẽ là giống cây hiền lành nhất trong vườn: thân nhánh dài ngoằng nằm ún đống trên chạc cây mức trông như một đống dây chão; trồng một lần rồi chẳng bao giờ cần ngó lại, nó sống như một vật bỏ quên sau vườn, đến mùa lại cho con người hoa trái. Cây xấu xí mà hoa đẹp thế, hoàn toàn giống hoa quỳnh, cũng nở và tàn trong một đêm nên nhiều khi muốn ngắm hoa, bà Lan Hữu đã phải thắp đèn ra vườn lúc nửa đêm. Trái Thanh Long màu cánh sen chín vào những ngày nóng nhất của mùa hè, ruột trong như bột lọc, làm mát và khỏe người; ấy là món quà hảo tâm của thiên nhiên dành cho người làm vườn. Cuối hạ, mỗi hoàng hôn, lũ dơi lại xuất hiện, đảo liệng khắp vườn rồi chui vào những vòm lá tối, nơi đó tỏa ra mùi vải chín. Hè năm ngoái, tôi về huyện Nam Thanh, Hải Hưng; miền quê cây trái hào hiệp, mời khách ăn vải thiều không tiếc của, cứ đổ luôn trên mặt bàn thành đống cao như khoai như ngô. Giống trái quý này xưa kia dùng để tiến nạp cho vua ăn, bây giờ chúng tôi được đãi theo lối xả láng, ăn đến no bụng.
Giống vải thiều Hưng Yên đưa vào Huế vẫn giữ được phẩm chất của nó, quả lớn hạt nhỏ cùi trắng nõn trông như một miếng mỡ, thơm và ngọt lịm. Vườn An Hiên còn có mấy cây vải Phụng Tiên, giống vải Huế quả lớn hơn quả nhãn một chút, hạt bé bằng hạt tiêu, hương vị không kém vải thiều xứ Bắc. Giống