Xin chào, tôi là Severn Suzuki, thay mặt cho ECO – Tổ chức trẻ em vì môi trường.
Chúng tôi là một nhóm những người 12 – 13 tuổi đang cố gắng tạo nên vài sự thay đổi: Vanessa Suttie, Morgan Geisler, Michelle Quigg và tôi. Và chúng tôi đã tự quyên tiền, đi hơn 6000 km để đến đây nói với người lớn các vị rằng, các vị phải thay đổi. Chúng tôi đến đây không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình.
Đánh mất tương lai không giống như đánh mất chiếc ghế trong bầu cử, hay trượt một vài điểm trên sàn chứng khoán. Tôi đến đây để lên tiếng cho các thế hệ mai sau…, lên tiếng cho muôn loài động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống. Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng Ozon. Tôi sợ phải hít thở vì không biết không khí đang chứa những hóa chất nào. Tôi vẫn thường đi câu cá cùng ba ở Vancouver, quê hương tôi, cho đến vài năm trước, khi tôi biết lũ cá đang đầy bệnh tật. Ngày ngày, chúng ta đều nghe những tin về việc các loài động vật, thực vật đang dần tuyệt chủng, rồi biến mất mãi mãi. Trong cuộc sống của tôi, tôi đã luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh rừng rậm và rừng mưa nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng giờ tôi lại tự hỏi, liệu con cái chúng tôi còn có cơ hội được thấy chúng nữa không?
Hồi bằng tuổi tôi, các vị có phải lo lắng về những điều này không?
Mọi chuyện đang diễn ra rành rành trước mắt, nhưng các vị lại hành động như thể chúng ta vẫn còn thừa thời gian và các biện pháp hữu hiệu. Tôi chỉ là một đứa trẻ và không nghĩ ra được các giải pháp, nhưng tôi mong các vị hãy nhận ra rằng, chính các vị cũng thế. Các vị không biết cách vá lại các lỗ hổng trên tầng Ozon, không biết cách mang cá hồi về những dòng suối đã cạn khô, không biết cách làm sống lại các loài vật đã tuyệt chủng. Các vị cũng không thể biến những cánh rừng giờ đã thành sa mạc xanh tươi trở lại.
Một khi đã không biết cách phục hồi, xin các vị đừng tàn phá nữa.
[…]
Xin đừng quên lý do các vị dự hội nghị này. Các vị làm việc này vì ai? Lớp trẻ chúng tôi là con cháu của các vị. Chính các vị là người quyết định con cháu mình sẽ lớn lên trong một thế giới như thế nào. Lẽ ra bố mẹ sẽ an ủi con cái rằng, mọi chuyện sẽ ổn thôi, đây không phải là ngày tận thế đâu, và bố mẹ sẽ làm những gì tốt nhất có thể. Nhưng tôi không nghĩ giờ đây các vị còn có thể nói vậy. Chúng tôi có còn nằm trong danh sách được ưu tiên của các vị nữa không? Bố tôi thường nói: Hành động sẽ tạo nên con người con, chứ không phải lời nói. Vâng, nhưng những gì các vị làm khiến tôi khóc hằng đêm. Các vị luôn nói rằng các vị yêu chúng tôi, nhưng tôi xin thách thức các vị hãy hành động đúng như những gì đã nói. Xin cám ơn!
---
(Trích bài phát biểu của Severn Suzuki tại Hội nghị vì môi trường được tổ chức ở Rio – Barazin, 1992, toomva.com dịch) Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Nghị luận B. Tự sự
C. Miêu tả D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm) A. Vấn đề giáo dục
B. Vấn đề kinh tế C. Vấn đề môi trường D. Vấn đề văn hóa
Câu 3. Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng cách nào sau đây?
(0,5 điểm)
A. Kết hợp yếu tố ngôn ngữ với các yếu tố phi ngôn ngữ B. Kết hợp tự sự với trữ tình
C. Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng D. Kết hợp miêu tả và biểu cảm
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn: Các vị không biết cách vá lại các lỗ hổng trên tầng Ozon, không biết cách mang cá hồi về những dòng suối đã cạn khô, không biết cách làm sống lại các loài vật đã tuyệt chủng. Các vị cũng không thể biến những cánh rừng giờ đã thành sa mạc xanh tươi trở lại?
A. Ẩn dụ B. Điệp C. Nhân hóa D. So sánh
Câu 5. Mục đích của tác giả khi tham gia hội nghị là gì? (0,5 điểm) A. Lên tiếng đấu tranh cho bản thân
B. Lên tiếng đấu tranh cho đất nước mình C. Lên tiếng đấu tranh cho các thế hệ mai sau D. Lên tiếng đấu tranh cho các thế hệ đi trước
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích?
(0,5 điểm)
A. Nêu lên thực trạng về môi trường và các hành động tàn phá môi trường B. Phản ánh tình trạng tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã
C. Cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới
D. Lên án những hành động tàn phá môi trường và thực trạng môi trường không thể cứu vãn
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên thái độ của tác giả?
---
A. Thái độ sợ hãi B. Thái độ tức giận C. Thái độ bất bình D. Thái độ bàng quan
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn rút ra được thông điệp gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 9. Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả: Hành động sẽ tạo nên con người con, chứ không phải lời nói không? Lí giải? (1,0 điểm)
Câu 10. Bạn có nhận xét gì về con người của tác giả được thể hiện qua đoạn trích? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về các giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường.
ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[…]
Nguyễn Du dùng hiện thực phê bình dựng những nhân vật phản phái, vẽ bọn chúng rất xấu, mặc dầu có khi cho chúng một cái hình thù “coi được”
như Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Nhưng đến khi dựng những nhân vật chính diện, thì Nguyễn Du phải dùng ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn. Cái bút pháp này, chúng ta đã thấy Nguyễn Du dùng cho Kim Trọng là một nhân vật Nguyễn Du quý mến, nhưng chưa phải đã gửi tâm sự của mình vào. Những nhân vật Nguyễn Du gửi tâm sự, hoài vọng của mình vào là Thúy Kiều và Từ Hải. Nguyễn Du yêu mến họ như xương thịt mình, đem hết bút lực tài tình mà vẽ họ. Vẽ họ đẹp đến nỗi, phong phú và tổng hợp đến nỗi tất cả những nhân vật khác, ta đều có thể lấy tên mà đặt cho người trong đời thường: mụ ấy là Tú Bà, chàng kia là Kim Trọng, cô nọ là Thúy Vân, đến một anh con trai có hai người chị đẹp, thì chúng bạn gọi anh là Vương Quan; nhưng chẳng bao giờ ai có thể gọi ai trong đời thường cô ấy là Thúy Kiều, hay chàng ấy là Từ Hải! Với Kiều, với Từ, đã là ngòi bút lãng mạn phượng múa rồng bay, đã là mở cửa cho mộng tưởng, cho lý tưởng từ xa xăm về hòa thành sự sống. Thúy Kiều là kết tinh của tài hoa, Từ Hải là kết tinh của khí phách. Thúy Kiều là “tiếng hạc bay qua”, là “hoa trôi man mác”, là “tay tiên gió táp mưa sa”,… bao nhiêu cái gì ước mơ xinh đẹp mà chưa có, là thành Thúy Kiều. Từ Hải là “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”, là “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, là “những phường giá áo túi cơm sá gì”, bao nhiêu đạp phá, sảng khoái, vẫy vùng, là thành Từ Hải.
Nhưng hai cái lãng mạn tuyệt vời ấy luôn luôn vẫn rất thực. Mỗi lời nàng Kiều nói đều gắn vào đời sống; nàng đã lấy cái chân thực mà trả cái nợ đời thực, chìm nổi khổ nhục như nàng Kiều, thì ai nghĩ đến cũng phải ghê người.
---
Còn Từ Hải “dọc ngang trời rộng, vẫy vùng biển khơi” như thế, thì Nguyễn Du, ở trong thời đại của ông, không có cách nào giải quyết hơn cách trong
“Truyện Kiều” đâu! […]
(Trích Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du, Xuân Diệu, in trong Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2006) Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
(0,5 điểm) A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn trích trên bàn về tác phẩm nào của Nguyễn Du? (0,5 điểm) A. Truyện Kiều
B. Độc Tiểu Thanh kí
C. Văn tế thập loại chúng sinh D. Thác lời trai phường Nón
Câu 3. Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng cách nào sau đây?
(0,5 điểm)
A. Kết hợp yếu tố ngôn ngữ với các yếu tố phi ngôn ngữ B. Kết hợp tự sự với trữ tình
C. Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng D. Kết hợp miêu tả và biểu cảm
Câu 4. Những nhân vật nào mà theo tác giả là Nguyễn Du đã “đem hết bút lực tài tình mà vẽ họ”? (0,5 điểm)
A. Tú Bà và Mã Giám Sinh B. Thúy Vân và Kim Trọng C. Thúy Kiều và Vương Quan D. Từ Hải và Thúy Kiều
Câu 5. Để dựng các nhân vật chính diện, Nguyễn Du đã sử dụng kết hợp những bút pháp nào? (0,5 điểm)
A. Tả thực và tả thần B. Hiện thực và lãng mạn C. Cổ điển và hiện đại D. Chấm phá và đặc tả
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của đoạn trích?
(0,5 điểm)
A. Tài năng xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”
B. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong “Truyện Kiều”
C. Bút pháp tả thực và lãng mạn trong “Truyện Kiều”
D. Nhân vật chính diện và phản diện trong “Truyện Kiều”
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói về mục đích của tác giả? (0,5 điểm)
---
A. Ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Kiều B. Ca ngợi tài nghệ của Từ Hải C. Ca ngợi tài năng của Nguyễn Du D. Ca ngợi giá trị của “Truyện Kiều”
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Kể tên hai đoạn trích thuộc “Truyện Kiều” mà bạn đã được học ở bậc THCS? (0,5 điểm)
Câu 9. Bạn hiểu thế nào về bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn được tác giả nói tới trong đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 10. Phân tích mối quan hệ giữa các lí lẽ và bằng chứng trong đoạn trích trên? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ đối với cuộc sống mỗi con người.
ĐỀ 5 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[…]
Tôi từ chối không chấp nhận sự tuyệt vọng như câu trả lời cuối cùng cho những điều mơ hồ của lịch sử. (…)
Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị, những đám rong rêu nổi trôi trên con sông của cuộc đời, và không có khả năng ảnh hưởng đến những biến cố đang xảy ra chung quanh anh ta.
Tôi từ chối không chấp nhận cái quan điểm cho rằng nhân loại đã bị buộc một cách bi thảm vào đêm đen không trăng sao của chủ nghĩa chủng tộc và chiến tranh đến nỗi ánh sáng của ngày mới, của hòa bình và tình Huynh đệ không bao giờ có thể trở thành hiện thực.
Tôi từ chối không chấp nhận cái khái niệm yếm thế cho rằng hết nước này đến nước khác phải chịu đi theo vòng xoáy quân sự của bậc thang đi xuống đến địa ngục của sự hủy diệt của chiến tranh nguyên tử.
Tôi tin rằng sự thật, một thứ sự thật tay không, không sử dụng tới vũ khí, và tình yêu thương vô điều kiện sẽ có tiếng nói chung cuộc trong thực tế. Đó là lý do tại sao, dân quyền, dù tạm thời bị đánh bại, vẫn mạnh mẽ hơn sự chiến thắng của sự xấu xa.
Tôi tin rằng ngay cả giữa những tiếng súng và tiếng đạn bay mang tính chất ta thán, vẫn còn có hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn.
Tôi tin rằng nền công lý bị tổn thương – đang nằm sóng soài trên những con đường đẫm máu của đất nước chúng tôi – có thể được nhấc ra khỏi đống bụi bặm của sự tủi nhục, để chiếm lại vị trí cao cả trong lòng những người con của nhân loại.
---
Tôi dám cả gan tin tưởng rằng những dân tộc ở mọi nơi đều có thể có được ba bữa ăn một ngày để nuôi dưỡng thể chất của họ, có giáo dục và văn hóa cho tâm trí, và nhân phẩm, bình đẳng, và tự do cho tâm linh của họ. Tôi tin rằng những điều mà những kẻ vị kỷ đã phá hủy thì những người vị tha khác có thể xây dựng lại.
Tôi tin rằng có một ngày nhân loại sẽ cúi đầu trước bàn thờ Thượng Đế và được trao cho vương miện chiến thắng chiến tranh và xương máu, và thiện ý cứu rỗi bất bạo động sẽ được tuyên xưng là luật pháp trên trái đất. Và sư tử cùng chiên con sẽ cùng nằm xuống với nhau, và mọi người sẽ ngồi dưới tàn cây nho hay cây vải của mình mà không còn sợ hãi gì nữa hết.
Tôi tin rằng chúng ta sẽ vượt qua những thách thức và trở lực.
Niềm tin này có thể cho ta sự dũng cảm để đối diện với những bất trắc của tương lai. Niềm tin này có thể tạo cho đôi chân đã mệt mỏi của chúng ta một sức mạnh mới khi dấn bước về phía trước hướng tới thành phố của tự do. Khi những ngày trong đời ta trở nên ảm đạm với những đám mây bao phủ và những đêm trở nên tối tăm hơn cả ngàn lúc nửa đêm, ta biết rằng ta đang sống trong tình trạng hỗn mang đầy tính sáng tạo của một nền văn minh mới đang nỗ lực để được sinh ra. […]
(Trích Diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình của Mục sư Martin Luther King, nguồn: https://icevn.org / ) Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
(0,5 điểm) A. Tự sự B. Miêu tả
C. Thuyết minh D. Nghị luận
Câu 2. Gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Điệp D. So sánh
Câu 3. Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng cách nào sau đây?
(0,5 điểm)
A. Kết hợp yếu tố ngôn ngữ với các yếu tố phi ngôn ngữ B. Kết hợp tự sự với trữ tình
C. Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng D. Kết hợp nghị luận và biểu cảm
Câu 4. Câu văn nào sau đây nêu lên luận đề của đoạn trích? (0,5 điểm) A. Tôi từ chối không chấp nhận sự tuyệt vọng như câu trả lời cuối cùng cho những điều mơ hồ của lịch sử
---
B. Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị
C. Tôi tin rằng ngay cả giữa những tiếng súng và tiếng đạn bay mang tính chất ta thán, vẫn còn có hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn
D. Tôi tin rằng chúng ta sẽ vượt qua những thách thức và trở lực
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích?
(0,5 điểm)
A. Nói về trạng bất công trong xã hội và niềm tin vào một xã hội tự do B. Nói về tình trạng phân biệt sắc tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới C. Nói về đường lối đấu tranh bất bạo động để đi đến tự do
D. Nói về sức mạnh của niềm tin trong việc tranh đấu cho tự do
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên quan điểm của tác giả trong đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Thể hiện nỗi tuyệt vọng về thực trạng bất công trên thế giới
B. Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào một tương lai công bằng và nhân ái C. Thể hiện sự phẫn nộ trước những tội ác của con người
D. Thể hiện nỗi lo âu trước một thế giới phi nhân tính
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên mục đích của tác giả? (0,5 điểm) A. Kêu gọi mọi người kiên định đấu tranh để đi đến cuộc sống tự do B. Kêu gọi mọi người dùng bạo lực để đấu tranh chống lại cái ác C. Kêu gọi mọi người chấm dứt những hành động phản nhân văn D. Kêu gọi các chính phủ đưa ra những chính sách hợp lí
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn rút ra được thông điệp gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 9. Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị, những đám rong rêu nổi trôi trên con sông của cuộc đời, và không có khả năng ảnh hưởng đến những biến cố đang xảy ra chung quanh anh ta” không? Lí giải?
(1,0 điểm)
Câu 10. Bạn có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả được thể hiện qua đoạn trích? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của niềm hy vọng.