CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NGÂN HÀNG
2.2. Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích biến động quy mô tổng nguồn vốn
2.2.1. Phân tích biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn
2.2.1.1. Phân tích quy mô huy động vốn
Qua báo cáo tài chính của Ngân hàng Habubank ta có bảng sau:
Bảng2.1: Biến động vốn huy động của Ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu Vốn huy động (tỷ đồng)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt
đối
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng (hoặc giảm)
(%)
gi
(tỷ đồng)
Năm
( tỷ đồng)
δii ∆i ti Ti ai Ai
2005 4949 - - - -
2006 9735 4786 4786 196,71 196,71 96,71 96,71 49,49
2007 19970 10235 15021 205,13 403,52 105,13 303,52 97,35
2008 19961 -9 15012 99,95 403,33 -0.05 303,33 199,7
2009 25468 5507 20519 127,59 514,61 27,59 414,61 199,61
Bình quân
16016,7 5129,75 - 150,61 - 50,61
- -
Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Habubank Ta có đồ thị minh họa như sau:
Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Habubank
Trong giai đoạn thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng liên tục mở rộng kết hợp với việc “chạy đua” về lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Nhưng bằng những biện pháp hữu hiệu Habubank đã có những bước đột phá trong hoạt động huy động vốn và đạt được kết quả rất đáng khích lệ.
yt
= 5902,8 + 5260,6t
¯y =16016,7
¯a =50,61
¯δ = 5129,75 Đồ thị 1: Biến động tổng vốn huy động ngân hàng
Habubank giai đoạn 2006-2010
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000
2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Tỷ đồng
Qua kết quả tính toán và qua đồ thị trên ta thấy trong giai đoạn 2006-2010 vốn huy động của Habubank biến động theo hàm xu thế tuyến tính có dạng:
yt = 5902,8 + 5260,6t t
Vốn huy động qua các năm tăng lên rõ rệt. Vốn huy động trung bình hàng năm là 21684,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 35,98% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 5888,5 tỷ đồng.
Năm 2006 là năm đầu tiên Habubank phát hành giấy tờ có giá để huy động nguồn vốn trong nước đồng thời cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính ngân hàng để tăng cường nguồn vốn huy động. Thêm vào đó bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với ngân hàng, mở thêm kênh huy động vốn thông qua việc phát hành kì phiếu…Tổng huy động vốn đến ngày 31/12/2006 đạt 9743 tỷ đồng, tăng trưởng 98,76% so với năm 2005.
Đến năm 2007 là năm có tốc độ tăng nguồn vốn huy động cao nhất, với tốc độ tăng là 103,15%, một con số rất ấn tượng, tổng nguồn vốn huy động được là 19970 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 10235 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên Habubank đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, duy trì một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kì hạn và phong phú về hình thức đồng thời Habubank cũng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các doanh nghiệp mới để nâng cao số dư tiền gửi tại ngân hàng trên cơ sở duy trì một lượng lớn khách hàng gắn bó.
Năm 2008, do ảnh hưởng của biến động với biên độ lớn trên thị trường trong nước và quốc tế cùng với sự thay đổi các chính sách điều hành của nhà nước, tổng vốn huy động trong năm đã giảm nhẹ so với năm 2007, tổng nguồn vốn huy động được trong năm là 19961 tỷ đồng, giảm so với năm 2007 là 9 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,05%. Tuy vậy đây vẫn là một kết quả rất đáng ghi nhận trong điều kiện thị trường năm 2008 diễn biến phức tạp, lãi suất đầu năm biến động liên tục và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
Đến năm 2009 tiếp tục là một năm khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Gói kích thích kinh tế của chính phủ đã dẫn tới mức độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành cao hơn dự kiến ban đầu, góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam, song cũng gây áp lực lên lãi suât huy động của các ngân hàng thương mại, tuy vậy tổng vốn huy động của Habubank đã tăng lên đáng kể đạt 25468 tỷ đồng, tăng 27,59%
so với năm 2008, tương ứng tăng 5507 tỷ đồng. Để có được kết quả này là sự nỗ lực rất nhiều của ngân hàng trong việc mở rộng mạng lưới, áp dụng một mức lãi suất linh
hoạt, cạnh tranh cùng với các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên và các chương trình khuyến mãi để thu hút tối đa nguồn vốn huy động từ dân cư.
Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã có một số phục hồi, tuy nhiên môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn như nhập siêu vẫn ở mức cao gây áp lực lên cán cân thanh toán, thị trường bất động sản không ổn định, chỉ số giá tiêu dùng cả năm vượt dự kiến, đặc biệt là giá vàng và tỷ giá ngoại tệ biến động bất thường, nhất là những tháng cuối năm. Môi trường kinh tế vĩ mô đã tác động không nhỏ đến hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng. Bằng những biện pháp thích ứng kịp thời với điều kiện nền kinh tế vĩ mô và các chương trình khuyến mãi thu hút vốn, tổng vốn huy động năm 2010 đạt 33289 tỷ đồng, tăng trưởng 30,71% so với năm 2009, tương ứng tăng 7821 tỷ đồng.