Phân tích cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích thống kê hoạt động huy động vốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (habubank) giai đoạn 2005 2009 (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NGÂN HÀNG

2.2. Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích biến động quy mô tổng nguồn vốn

2.2.1. Phân tích biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu vốn huy động

2.2.1.2.1.Phân tích cơ cấu vốn huy động theo đối tượng Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Tổng vốn huy động (tỷ đồng)

Tiền gửi khách hàng

Huy động liên

ngân hàng Các nguồn vốn khác Quy mô

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Quy mô (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Quy mô (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2006 9735 4616 47.42 5051 51.89 67.7 0.69

2007 19970 8760 43.86 11113 55.65 97.9 0.49

2008 19961 11082 55.52 8324 41.7 555 2.78

2009 25468 15217 59.75 10015 39.32 236 0.93

2010 33289 16186 48,62 10450 31,39 6653 19,98

Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Habubank Đồng thời ta có đồ thị minh họa sau:

Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Habubank Dựa vào đồ thị và kết quả tính toán ở phụ lục cho thấy:

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động. Năm 2006 chiếm 47,42%, đến năm 2007 chiếm 43,86%.

Trong hai năm 2008 và 2009, lượng tiền gửi của khách hàng tăng vượt bậc và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Năm 2008, HABUBANK đã chú trọng tăng trưởng huy động từ thị trường I, đặc biệt là huy động tiết kiệm thông qua việc mở rộng mạng lưới và các chính sách thu hút vốn hiệu quả, điển hình là chương trình khuyến mãi “Gửi tiền ngân hàng nhà được nhà” với tổng giá trị giả thưởng lên tới 2,3 tỷ đồng, làm cho cơ cấu nguồn đã có những thay đổi rất tích cực. Năm 2008, huy động từ thị trường I của HABUBANK đạt 11082 tỷ đồng chiếm 55,52% tổng nguồn vốn huy động, trong đó huy động tiết kiệm tăng trưởng 103% so với năm 2007. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trọng điều kiện thị trường diễn biến phức tạp và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Đến năm 2009 huy động từ thị trường I đạt 15217 tỷ đồng, tăng 37,31%, chiếm 59,75% tổng vốn huy động, đây là năm tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2006-2010. Để đạt được kết quả này HABUBANK đã chú trọng hơn nữa đến công tác huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, ngân hàng áp dụng một mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh cùng với các chương trình chăm sóc khách hàng “Cảm ơn đâu chỉ dùng lời nói”

và các chương trình khuyến mãi để thu hút tối đa nguồn vốn huy động từ dân cư.

Đồ thị 2: Biến động cơ cấu vốn huy động theo đối tượng của ngân hàng Habubank giai đoạn 2006-2010

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2006 2007 2008 2009 2010

Năm

Các nguồn vốn khác Huy động LNH Tiền gửi khách hàng

Nguồn vốn huy động liên ngân hàng qua các năm đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng nguồn huy động. Đạt tỷ trọng cao nhất là năm 2007 với 11113 tỷ đồng, chiếm 55,65% tổng vốn huy động. Năm 2007 là năm có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, cạnh tranh ngày càng mạnh với sự bùng nổ mạng lưới các ngân hàng.

Trong bối cảnh đó ngân hàng phải đẩy mạnh huy động từ thị trường liên ngân hàng để đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động kinh doanh phát triển của ngân hàng. Nguồn vốn huy động liên ngân hàng giảm dần qua các năm và đạt tỷ trọng ở mức thấp nhất là năm 2010 với 10450 tỷ đồng chiếm 31,39% trong tổng số vốn huy động được của ngân hàng. Huy động từ thị trường liên ngân hàng giảm nhiều do ảnh hưởng của các biến động trên thị trường tiền tệ và chính sách siết chặt quản lý giao dịch trên thị trường này của NHNN.

Từ năm 2006 đến năm 2009, nguồn vốn huy động từ các nguồn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động thì đến năm 2010 đã tăng lên đột biến. Vốn huy động từ các nguồn khác năm 2010 đạt 6653 tỷ đồng chiếm 19,98% tổng vốn huy động.

Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn cùng với các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ nợ tài chính khác. Vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá và các công cụ tài chính phái sinh đạt 3770 tỷ đồng tăng 139,97% so với năm 2009.

2.2.1.2.2. .Phân tích cơ cấu vốn huy động theo kì hạn Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy đông theo kì hạn của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Tổng vốn huy động (tỷ đồng)

Tiền gửi có kì hạn Tiền gửi không kì hạn Quy mô

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Quy mô (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2006 9735 8199 84,22 1536 15,77

2007 19970 18327 91,77 1643 8,23

2008 19961 18239 91,37 1722 8,63

2009 25468 20937 82,21 4531 17,79

2010 33289 26368 79,21 6921 20,79

Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Habubank

Kết quả tính toán trong bảng và quan sát biểu đồ cho thấy vốn huy động có kì hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cả giai đoạn. Đây là một tín hiệu cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng khá ổn định và an toàn. Tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng lớn tuy có nhược điểm là Ngân hàng phải chịu chi phí vốn cao vì lãi suất tiền gửi có kì hạn luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi không kì hạn nhưng nó có ưu điểm rất lớn là mang lại sự an toàn cho Ngân hàng trong vấn đề thanh khoản và tận dụng tốt nguồn vốn huy động để cho vay. Vốn huy động không kì hạn là một nguồn vốn huy động không an toàn, tỷ lệ rủi ro cao, nếu huy động 10 đồng thì chỉ cho vay được 2-3 đồng. Trong khi đó, với huy động có kì hạn, nếu huy động được 10 đồng thì có thể cho vay được từ 7-8 đồng . Khi cho vay quá nhiều từ nguồn vốn huy động không kì hạn sẽ dễ gặp rủi ro vì khách hàng có thể rút vốn bất cứ lúc nào và khách hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh khoản.

Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn năm 2006 đạt 84,22% thì đến năm 2007 đã tăng lên 91,77%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn, tỷ trọng vốn huy động không kì hạn chỉ chiếm 8,23% trong tổng vốn huy động. Bước sang năm 2008, tỷ trọng nguồn vốn có kì hạn có xu hướng giảm dần và đến năm 2010 thì chiếm trọng thấp nhất trong năm 2010, chiếm 79,21% tổng vốn huy động. Tương ứng với nó, Tỷ trọng vốn huy động không kì hạn tăng lên qua cá năm và chiếm 20,79% trong tổng vốn huy động năm 2010. Nguyên nhân nguồn vốn huy động không kì hạn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010 là do hệ thống các NHTM đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, khó khăn trong việc huy động vốn là bài toán nan giải cho tất cả các ngân hàng. Khó khăn huy động vốn đã vậy, các ngân hàng còn bị một áp lực khác từ hệ số dự trữ thanh toán

Đồ thị 3: Biến động cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2006-2010

0 20 40 60 80 100 120

1 2 3 4 5

Năm

% Tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi có kì hạn

ở mức 15%/ tổng tài sản nợ (cách đây vài năm, hệ số này chỉ từ 6%-7%). Tỷ lệ này càng cao thì đòi hỏi một lượng vốn bị “nhốt” càng lớn và vốn kinh doanh của ngân hàng càng ít đi. Thêm vào đó, xu hướng người dân có tiền nhàn rối vẫn chờ đợi một kênh đầu tư hấp dẫn hơn kênh tiền gửi ngân hàng, giải pháp họ lựa chọn tránh bị thiệt là chọn gửi các kỳ hạn ngắn hoặc không kì hạn để có thể sử dụng vốn linh hoạt khi có kênh đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gửi không kì hạn để kích thích người dân gửi tiền, tận dụng nguồn vốn huy động để cho vay và bảo đảm thanh khoản.

2.2.1.2.3. .Phân tích cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2006-2010

Năm

Tổng vốn huy động (tỷ đồng)

Nội tệ Ngoại tệ

Quy mô (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Quy mô (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2006 9735 8399 86,27 1336 13,72

2007 19970 18432 92,29 1538 7,7

2008 19961 18139 90,87 1822 9,13

2009 25468 20494 80,47 4974 19,53

2010 33289 28054 84,27 5235 15,72

Từ bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn nội tệ huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng HABUBANK va khá ổn định qua các năm.

Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nội tệ và ngoại tệ luôn có sự chênh lệch khá lớn. Có thể nói nguyên nhân sâu xa của sự chênh lệch giữa vốn huy động nội tệ và ngoại tệ do diễn biến lãi suất lãi suất ngoại tệ trên thị trường tài chính thế giới, mỗi sự biến động, thay đổi của lãi suất ngoại tệ tác động trực tiếp đến lãi suất huy động VND trong mối quan hệ: lãi suất VND – lãi suất ngoại tệ - tỷ giá và lạm phát. Khi lãi suất ngoại tệ trên

thị trường tài chính thế giới tăng, tất yếu dẫn đến việc các NHTM trong nước tăng lãi suất ngoại tệ. Qúa trình này làm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất ngoại tệ. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tác động đến hoạt động huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn giữa VND và ngoại tệ.

Đồng thời ta có đồ thị minh họa như sau:

Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Habubank

Năm 2006, chỉ số GDP đạt 8,2%, chỉ số CPI đạt 6% thấp hơn 7,6% so với năm 2005, cũng là năm thứ 3 CPI có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2006, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường tăng nhẹ, lãi suất huy động VND tăng khoảng 0,4-0,8%/ năm.

Trong năm này Ngân hàng huy động được 8399 tỷ đồng nội tệ, chiếm 86,27% tổng vốn huy động, huy động được từ ngoại tệ chỉ đạt 13,72% tổng vốn huy động. Giai đoạn này các NHTM chịu sức ép của lãi suất quốc tế liên tục tăng và CPI trong nước tăng cao. Lãi suất VND chênh lệch dương khoảng 1% so với lạm phát, khoảng 3,2%

so với USD và mức tăng tỷ giá trong khi tỷ giá VND/USD tương đối ổn định nên vẫn có sức hấp dẫn người dân gửi tiền vào ngân hàng, nhất là VND. Nhưng đến năm 2007, sau một năm Việt Nam gia nhập WTO, thì các ngân hàng thương mại trong nước phải đương đầu với những thách thức mới, đó là sự xâm nhập thị trường của rất nhiều các ngân hàng mới thành lập trong nước cũng như nước ngoài, thêm vào đó tình hình tỷ giá trong năm 2007 biến động bất thường, tỷ giá USD/VND tăng giảm mạnh, làm giảm lượng tiền gửi ngoại tệ vào ngân hàng, tổng số tiền ngoại tệ huy động được chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm 7,7% trong tổng vốn huy động.

Đồ thị 4: Biến động cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2006-2010

0 20 40 60 80 100 120

1 2 3 4 5

Năm

% Nội tệ Ngoại tệ

Bước sang năm 2008, nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng lên, đạt 1822 tỷ đồng, chiếm 9,13% tổng vốn huy động, nguồn vốn huy động nội tệ giảm xuống còn 18139 tỷ đồng, chiếm 90,87%. Sở dĩ, năm 2008 vốn ngoại tệ tăng lên là do lạm phát cao, dự trữ tiền đồng trở nên thiếu hấp dẫn, người dân chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ, hơn nữa lãi suất huy động ngoại tệ trong năm 2008 tăng trong khi lãi suất huy động nội tệ giảm, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi nội tệ với USD không lớn như trước nữa mà chỉ ở mức 4%-6%, trong khi tỷ giá lại có xu hướng tăng. Những nguyên nhân trên đã khiến người gửi tiền chuyển dần từ VND sang USD.

Năm 2009 là năm tỷ trọng huy động ngoại tệ tăng đột biến chiếm 19,53% trong tổng vốn huy động, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn. Nguyên nhân là do năm 2009 được coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, giá vàng sốt nóng, lãi suất huy động ngân hàng lên kịch trần. Tỷ giá chính thức giữa USD với VND đã trải qua hai lần điều chỉnh. Huy động từ tiền gửi bằng ngoai tệ tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn. Sang năm 2010 tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ chiếm 15,72% trong tổng vốn huy động, tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong toàn giai đoạn.

Việc theo dõi cơ cấu vốn huy động theo loại tiền giúp ban lãnh đạo Ngân hàng HABUBANK đáng giá sự cân bằng, hợp lý của từng loại tiền cho phù hợp từng thời kì và điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. Để từ đó đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng kịp thời.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích thống kê hoạt động huy động vốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (habubank) giai đoạn 2005 2009 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w