Nguyên tắc Basel về quản lí rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3 Quản lí rủi ro tín dụng

1.3.6 Nguyên tắc Basel về quản lí rủi ro tín dụng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Do đó để đảm bảo mục tiêu hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững

nhất thiết đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng một hệ thống để phòng ngừa rủi ro và đưa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu những rủi ro tín dụng, tránh sự đổ vỡ cho ngân hàng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các nước phải tự do hóa, mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng để hội nhập. Do vây, trong các hoạt động ngân hàng cần được thực hiện và quản lí thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính thông lệ quốc tế, đặc biệt trong quản lí nợ xấu, vì:

- Quản lí nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế hiện đại sẽ làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng nhanh vòng quay vốn va thu hút thêm được nhiều khách hàng, bởi vì các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng va uy tín của ngân hàng, làm cho khách hàng mong muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, việc ứng dụng các mô hình quản lí tài sản hiện đại, đặc biệt là quản lí nợ xấu sẽ hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.

- Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Do đó, chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng phát triển, gia tăng giá trị cho các ngân hàng đồng thời mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

- Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel giúp các cơ quan quản lí xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTM.

Ủy ban Basel đã ban hành đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính:

(1) Yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel II

(2) Sự xem xét đánh giá của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính.

(3) Sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm mạnh kỉ luật thị trường trường như là sự bổ sung cho nỗ lực giám sát.

Bốn nguyên tắc chính của trụ cột (2)-Xem xét đánh giá của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của tổ chức tài chính.

Nguyên tắc 1: Ngân hàng nên có quy trình đánh giá sự thích hợp của tổng vốn

và hồ sơ rủi ro của ngân hàng cùng với một chiến lược duy trì các mức vốn khác nhau.

Nguyên tắc 2: Những người giám sát cần kiểm tra lại, đánh giá các chiến lược và đảm bảo sự tuân thủ các mức vốn điều tiết. Những người giám sát cần có những hành động giám sát phù hợp nếu họ không thỏa mãn với kết quả của quá trình đánh giá.

Nguyên tắc 3: Kiếm sát viên nên yêu cầu ngân hàng duy trì mức cao hơn tỷ lệ vốn điều chỉnh tối thiểu và phải có khả năng yêu cầu các đơn vị thành viên duy trì mức mức vốn cao hơn mức vốn tối thiểu.

Nguyên tắc 4: Kiểm sát viên cần có biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên để ngăn chặn mức vốn không bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định và cần có hướng giải quyết tức thì nếu vốn không duy trì hoặc khôi phục lại được.

Hiện nay bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc Basel, một số nước vẫn áp dụng những tiêu chuẩn riêng của mình, nhưng nhìn chung Basel là nguyên tắc được áp dụng phổ biến hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w