Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI

3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.

3.3.1.1 Tăng cường tính chủ động, khả năng quản lí điều hành của Ngânhàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước hiện đại nên có tính tự chủ và tính độc lập cao trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là mục tiêu lâu dài trong nhiều năm tới.

Ngân hàng Nhà nước cũng nên thường xuyên tổng hợp phân tích thị trường một cách khoa học, đặc biệt là thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại tham khảo, định huongs trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển, vừa phòng ngừa rủi rỏ tín dụng.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, tài sản bảo đảm và quy chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM. Cần bổ sung đầy đủ hơn nữa các thủ tục trong thông tư thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. Theo đó:

Khắc phục hạn chế của QĐ 493; QĐ 457.

Thống nhất phương pháp, nội dung quản lí chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Tiếp thu, áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất của các nước, phù hợp điều kiện Việt Nam.

Phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu của từng tổ chức tín dụng và của cả hệ thống tổ chức tín dụng để có chính sách, cơ chế quản lí phù hợp.

Các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng đặc biệt là đối với các NHTM hiện nay mới chỉ đảm bảo việc giám sát an toàn hoạt dộng đơn lẻ, trong khi đó, hiện nay đa số các NHTM đã phát triển thành tập đoàn tài chính và NHTM là công ty mẹ và đòi hỏi NHNN phải có biện pháp giám sát hiệu quả các tập đoàn này.

Các tỉ lệ về khả năng chi trả chưa giúp NHNN giám sát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản để có biện pháp cần thiết kịp thời hoặc giám sát cảnh báo sớm.

3.3.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

NHNN ban hành các quy định liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng như quy định về kiểm toán độc lập, quy định về kiểm toán nội bộ, quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và các quy định khách bảo đảm sự giám sát của công chúng đối với kết quả hoạt động tín dụng của

tổ chức tín dụng. Ngoài ra, NHNN cũng cần trực tiếp thanh kiểm tra hoạt động của các NHTM, đặc biệt là các khoản cho vay đầu tư lớn, cho vay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kĩ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Đội ngũ thanh tra giám sát của NHNN cần có năng lực chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao để có thể đưa ra được những nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng(CIC).

Để áp dụng được các chuẩn mực quốc tế về đánh giá nợ của các tổ chức tín dụng, cần phải có sự phối hợp đánh giá với các bên liên quan trong đó có thông tin tín dụng từ CIC. Thông tin đánh giá nợ giúp các tổ chức, đơn vị có cơ sở đánh giá chính xác hơn về nợ cũng như rủi ro của các khoản nợ của một khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác nhau. CIC cần phải trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các thông tin phục vụ cho mục đích này. Chất lượng thông tin tín dụng ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của CIC. Vì vậy NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò của CIC trong điều kiện hiện nay.

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí: để thúc đẩy kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay va tiếp tục tăng trưởng, giúp các Ngân hàng tránh phải rủi ro, Nhà nước nên ban hành các biện pháp kinh tế hành chính tăng cường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó dòng tiền trả nợ cho ngân hàng cũng tăng lên. Cải thiện công tác tòa án, thi hành án sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành để nâng cao hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo cho các ngân hàng thuận lợi trong việc thu hồi vốn không bị đọng vốn làm mất cơ hội kinh doanh.

Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi: Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó

có các NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đêm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lí của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hóa sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu… đảm bảo tác dụng của các chính sách này.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w