CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1 TỔNG QUAN VỀ MB HOÀN KIẾM
2.1.1 Hoạt động huy động vốn
MB Hoàn Kiếm tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư đến các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bằng cả nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn đến ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, để tăng cường được lượng vốn huy động, ngân hàng còn đưa ra các chương trình khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, lãi suất cao… Chính vì thế, lượng vốn huy động được trong năm qua của chi nhánh Hoàn Kiếm không ngừng gia tăng
Đơn vị tính: nghìn đồng
Hình 1 Kết quả huy động vốn MB Hoàn Kiếm 2008-2010
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm MB Hoàn Kiếm năm 2009 -2010 Hoạt động huy động vốn của MB-Hoàn Kiếm tăng trưởng liên tục qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm lần lượt là 2008: 57.8%, năm 2009: 62%, năm 2010: 29.2%.
Cơ cấu vốn theo loại hình tiền gửi: theo lượng vốn huy động được thì có tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi ký quỹ. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng từ 66% - 69%, tiền gửi không kỳ hạn chiếm từ 31% đến 34%, Như vậy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong lượng vốn huy động được. Tiền gửi không kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh năm 2009 là 59%, năm 2010 là 40% vì đơn vị có tiền gửi này để đáp ứng các dịch vụ thanh toán như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, chuyển tiền… Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp hơn 2.4%/năm, còn tiền gửi có kỳ hạn là 14%/năm. Vì vậy MB Hoàn Kiếm đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền này như đơn giản hoá các thủ tục, áp dụng chính sách ưu đãi với số dư tiền gửi lớn, khách hàng lâu năm.
348,072
694,092
1,095,873
1,778,370
2,297,412
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000
2006 2007 2008 2009 2010
Bảng 2.1: Huy động vốn theo loại hình tiền gửi Đơn vị tính: tỷ đồng
2008 2009 2010
1. Tiền, vàng gửi không kỳ hạn 348,488 556,812 779,537
2. Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 747,385 1221,558 1517,875
Tổng 1.095,873 1.778,370 2.297,412
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm MB Hoàn Kiếm năm 2009 -2010
Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng: tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm từ 61% đến 63%. Năm 2009 lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 1093, 698 tỷ tăng gấp 1,58 lần ( khoảng 403 tỷ) so với năm 2008. Năm 2010, con số này là 1431,287, tăng 1.31 lần (khoảng 431,28 tỷ). Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán trong sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một kết quả đáng mừng vì trong bối cảnh chung trên địa bàn Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra mức lãi suất khác nhau, hình thức huy động hấp dẫn thì chi nhánh vẫn là một địa chỉ tin cậy. Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng gần 40%, khối lượng tăng lên từ tiền gửi cá nhân giảm xuống từ 279 ( năm 2009) xuống 202 ( năm 2010). Xu hướng này chủ yếu do diễn biến trên thị trường, lạm phát cuối năm 2010 khiến cho đồng tiền không ổn định, bị trượt giá nên người dân ít tin tưởng vào giá trị đồng tiền và chuyển hình thức tiết kiệm tiền sang các lĩnh vực khác như vàng, đô la…
Đơn vị tính: tỷ đồng Bảng 2.2 Huy động vốn theo đối tượng khách hàng
2008 2009 2010
Tiền gửi của tổ chức kinh tế 690,400 1.093,698 1.431,287
Tiền gửi của cá nhân 405,473 684,672 866,125
Tổng 1.095,873 1.778,37 2.297,412
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm MB Hoàn Kiếm năm 2009 -2010
2.1.2 Hoạt động cho vay
Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế rủi ro thấp nhất xảy ra, MB Hoàn Kiếm đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định đầu tư sinh lời cao, đúng
hướng nhưng cũng phải phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý… chú trọng đầu tư vốn cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và từng bước mở rộng tới các doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính lớn. Đây được xác định là hướng đi chiến lược về công tác tín dụng của chi nhánh. Bằng việc phân tích thị trường, thị phần, chủ động tiếp cận khách hàng, đánh giá rủi ro nên bước đầu đã đạt được kết quả khả quan.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Hình 2: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2006 – 2010
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm MB Hoàn Kiếm năm 2009 -2010 Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2008, dư nợ là 472,2 tỷ tăng 35% ( tương ứng 124 tỷ đồng). Năm 2009 dư nợ là 887,64 tăng 88% tương ứng là 415,44 tỷ đồng. Con số năm này 2010 là 1432,65 tỷ, tăng 61% khoảng 545 tỷ đồng. Tăng trưởng trong dư nợ cho vay trong 2 năm gần đây luôn trên 50%, đặc biệt năm 2009 con số này là rất cao 88% khoảng 415,44 tỷ. Sở dĩ như vậy là do năm 2009, Chính phủ đưa ra biện pháp kích cầu bằng gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh là 4%/năm nên đã giải ngân được một lượng vốn lớn. Dư nợ tăng khẳng định hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả và quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng tăng, đó cũng là sự cố gắng của chuyên viên quan hệ khách hàng, sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, đơn giản hoá thủ tục xin vay và các bước trong quy trình tín dụng.
185.01
348.51
472.2
887.64
1432.65
0 400 800 1200 1600
2006 2007 2008 2009 2010
Bảng 2.3 Dư nợ theo thời gian gốc của khoản vay Đơn vị tính: tỷ đồng
2008 2009 2010
Nợ ngắn hạn 294,653 547,674 888,243
Nợ trung hạn 123,244 225,46 365,325
Nợ dài hạn 54,303 114,056 179,082
Tổng 472,2 887,64 1432,65
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm MB Hoàn Kiếm năm 2009 -2010
Cơ cấu dư nợ theo thời gian gốc của khoản vay: các khoản nợ ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
- Dư nợ ngắn hạn của MB – Hoàn Kiếm thường chiếm tỷ trọng 62% tuy có biến động đôi chút trong từng năm. Cho vay ngắn hạn là hoạt động phổ biến của ngân hàng, thông thường đối tượng của khoản vay ngắn hạn này là các doanh nghiệp, để bổ sung vốn lưu động cho mình. Các doanh nghiệp thường đên vay vốn để thực hiện nhu cầu thanh toán, dự trữ nguyên vật liêu, hàng hoá, mua sắm nhập khẩu máy móc. Tuy là vay ngắn hạn nhưng cũng có các khoản vay với giá trị lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị và thường tài sản thế chấp chính là máy móc, thiết bị đó. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn là 547.674 tỷ, tăng 86% ( khoảng 253 tỷ) đến năm 2010 dư nợ ngăn hạn là 888,243 tỷ tăng 62% ( khoảng 341 tỷ).
- Dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 11.5% đến 13% và tốc độ tăng trưởng còn thấp. Các khoản cho vay dài hạn của MB Hoàn Kiếm chủ yếu vẫn tập trung vào các dự án xây dựng bất động sản, xây lắp, hàm chứa độ rủi ro cao và có độ trễ trong thời gian đầu tư. Hơn nữa, ngân hàng cũng khá thận trọng trong khoản vay dài hạn nên các doanh nghiệp có nhu cầu vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận.
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, tiếp đến là doanh nghiệp quốc doanh và cuối cùng là tư nhân.
Đơn vị tính: tỷ đồng Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
2008 2009 2010
Doanh nghiệp quốc doanh 144,96 152,67 209,17
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 263,01 603,59 945,55
Cá nhân 64,22 131,38 277,93
Tổng 472,20 887,64 1432,65
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm MB Hoàn Kiếm năm 2009 -2010 - Đối với các doanh nghiệp quốc doanh: ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng quân đội chủ yếu phục vụ cho quốc phòng và sau này mới mở rộng các loại hình doanh nghiệp khác. Chính vì thế, khách hàng doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội vẫn là khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ cho vay có tăng lên trong các năm nhưng cơ cấu của doanh nghiệp quốc doanh trong tổng dư nợ giảm nhanh chóng: năm 2008 là 30,5%, năm 2009 là 17,1%, năm 2010 là 12,7%. Sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chưa hạch toán độc lập, dựa chủ yếu vào nhà nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Các doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu vẫn là bạn hàng làm ăn lâu năm
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn
>50%, năm 2008 là 55,7%, năm 2009 là 68%, năm 2010 là 59%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng cao, năm 2009 tăng gấp 2.3 lần nhưng năm 2010 là 1,4 lần. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh, phần lớn đây là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả lớn và cũng có uy tín trên thị trường như FPT, CMC, Anphanam…
- Đối với cá nhân: hoạt động cho vay đối với cá nhân đang tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng 2,04 năm 2009 và 2,11 vào năm 2010. Hoạt động cho vay với cá nhân bắt đầu phát triển trong mấy năm trở lại đây khiến tỷ trọng đang tăng trong cơ cấu dư nợ. Hoạt động nay bao gồm: cho vay mua nhà, du học, sản xuất kinh doanh, vay tín chấp… Do nắm bắt được nhu cầu của các cá nhân nên các sản phẩm cho vay không ngừng được mở rộng, hơn nữa chính sách chăm sóc khách hàng, ưu đãi lãi suất nên dư nợ của nhóm khách hàng này cũng tăng cao, tỷ trọng cũng dần tăng lên từ 13,6% năm 2008 lên 14,8% năm 2009 và 19,3% năm 2010.