Hoàn thiện nội dụng và phương pháp phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI MB HOÀN KIẾM

3.2.1 Hoàn thiện nội dụng và phương pháp phân tích tín dụng

Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng thương mại khiến khách hàng ngày càng có được nhiều sự lựa chọn cho mình sao cho chất lượng

tốt, thời gian phù hợp, hiệu quả cao. Trong thực tế, mục tiêu cơ bản của hầu hết Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Do đó, nội dung của một quy trình tín dụng được thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Như ngân hàng SeABank để cạnh tranh trong việc cho vay vốn đã đưa ra chương trình: “ Một ngày trả lời duy nhất cho mọi khoản vay” chứng tỏ việc quy trình tín dụng phải được triển khai rất hợp lý. Quy trình tín dụng ở MB Hoàn Kiếm đã được chuẩn hoá, mới chỉ được hoàn chỉnh ở mức tương đối và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2010.

Trong nội dung phân tích tín dụng của MB Hoàn Kiếm mới chỉ chú trọng đến phân tích số liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chứ chưa chú ý đến số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện số tiền thực thu, thực chi của khách hàng nên có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích.

Từ đây, cán bộ phân tích có thể xá định được dòng tiền của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hay tài chính có bền vững hay không và doanh nghiệp sử dụng tiền có hiệu quả không. Mức ngân quỹ của khách hàng có hợp lý không: nếu mức ngân quỹ quá lớn thì một số vốn lớn đã không được đưa vào sản xuất kinh doanh làm giảm khả năng sinh lời, nếu ngân quỹ quá thấp thì không đảm bảo khả năng thanh toán.

Để hoàn thiện nội dung phân tích tín dụng, chi nhánh cần xem xét lại các chỉ tiêu khi sử dụng phân tích. Tuỳ từng khách hàng, từng khoản vay mà chú trọng đến từng chỉ tiêu, phương thức phù hợp. Đối với khoản vay ngắn hạn phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, mua sắm nguyên vật liệu, trang thiêt bị thì cần chú trọng đến chỉ số vốn lưu động, chỉ số nợ. Đối với các khoản vay trung và dài hạn phục vụ cho các dự án đầu tư thì cần chú ý đến khả năng sinh lời, khả nhăng trả nợ của khách hàng, thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, phân tích tín dụng không chỉ đơn giản là phân tích về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng còn phải đưa ra được các biện pháp kể hạn chế rủi ro vì vậy mà chi nhánh cần phải dự báo được những rủi ro tiềm ẩn trong các khoản vay, từ đó tìm cách giảm thiểu chúng. Vì vậy, nội dung phân tích cần chú ý đến nguyên nhân mất hoặc kém an toàn, khách hàng không có khả năng trả nợ đặc biệt

là về khả năng quản lý tài chính của chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn trong quản lý.

Nội dung phân tích về tài sản đảm bảo vẫn chưa được ngân hàng đề cập chi tiết.

Mỗi loại tài sản có những đặc thù riêng nên phải có những biện pháp phân tích riêng sao cho đạt hiệu quả như về máy móc thiết bị thì nên xem xét về yếu tố như thời gian khấu hao, giá trị còn lại, việc mua bán lại trên thị trường như thế nào. Với bất động sản thì nên sử dụng phương pháp so sánh với thị trường để đưa ra được mức giá hợp lý. Nếu ngân cán bộ ngân hàng vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc phân tích tài sản đảm bảo nhất là bất động sản thì có thể thuê công ty định giá tiến hành thẩm định. Song việc này khiến cho ngân hàng tiêu tốn thêm nhiều chi phí và đây chỉ là giải pháp đối với những bất động sản có giá trị lớn. Bên cạnh việc thẩm định tài sản, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng đảm bảo giá trị của tài sản hoặc ngân hàng trực tiếp quản lý để tránh tình trạng giảm giá trị của tài sản, gây khó khăn cho ngân hàng về sau trong việc phát mại những vẫn không đủ thanh toán gốc vay cho ngân hàng.

3.2.1.2 Về phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích tại MB Hoàn Kiếm vẫn chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống, đơn giản như phương pháp so sánh để thấy được sự biến động của các khoản mục, phương pháp phân tích chỉ số tài chính để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Đây là hai phương pháp được ngân hàng thường xuyên sử dụng, thường mang nặng tính chất định tính. Để nâng cao chât lượng phân tích cần có sự kết hợp sự kết hợp phương pháp khác như phương pháp Dupont để thấy được ảnh hưởng chỉ sốt hành phần đến chỉ số tổng hợp về lợi nhuận, Mô hình chỉ số Z để Ngân hàng có đưa mô hình chỉ số Z để xác định nguy cơ phá sản của khách hàng mình.

Mô hình chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman dựa vào nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ.

Mặc dù được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước đều sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5

X1 = Vốn lưu động/ Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của vón chủ / Giá trị sổ sách của tổng nợ X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản

- Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5

+ Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

+ Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao - Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất:

Z’ = 0.717 X1 + 0.847 X2 + 3.107 X3 + 0.42 X4 + 0.998 X5

+ Nếu Z > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1.23 < Z < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

+ Nếu Z < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao - Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ có thể dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành nên X5 được đưa ra.

Z’ = 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3 + 1.05 X4

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w