CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY LÀNG NGHỀ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay năm 2008 đạt 54,190 triệu đồng chiếm 87,73% tổng doanh thu, giảm 2.2% trong năm 2009 và tăng vào năm 2010 . Nhìn chung, tỷ lệ thu từ cho vay đóng góp vào doanh thu gần như không đổi. Năm 2008 tỷ lệ này là 87.73% và năm 2009, năm 2010 lần lượt là 85.49% , 86.82%. Đây là tỷ lệ khá cao. Và điều này chứng tỏ rằng hoạt động cho vay là thu nhập chủ chốt của chi nhánh. Vì thế hoạt động cho vay của ngân hàng giữ vai trò hết sức to lớn.
2
Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động cho vay 2008-2010
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thu từ cho vay 54,190 87.73% 51,788 85.49% 103,325 86.8%
Thu từ hoạt động khác 7,582 12.27% 8,789 14.51% 15,685 13.18%
Tổng 61,772 100% 60,577 100% 119,01 100%
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp)
Chi nhánh đang thực hiện cấp cho vay trong năm theo hướng nâng cao chất lượng cho vay đi đôi với kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh. Tổng dư nợ của chi nhánh tính đến 31/12/2008 là 499.4 tỷ đồng tăng 62.7% so với năm 2008. Đến cuối năm 2010 tổng dư nợ của chi nhánh đã lên tới 1005.72 tỷ đồng.
Trong năm nay đã tăng gấp đôi so với năm 2010 mặc dù tổng dư nợ tăng cao song tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống. Điều này cho thấy chất lượng cho vay của ngân hàng ngày càng tốt hơn.
Tháng 5/2008 khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định thị trường, chi nhánh đã rà soát lại các khoản cho vay trong năm, khắc phục các điểm yếu của hoạt động cho vay trong thời gian qua; xây dựng phương án đối phó với thị trường; dừng phân cấp cho vay vào 5/2008 đồng thời dừng phân cấp cho vay với các ngành có mức độ rủi ro ở thời điểm hiện tại cao như: BĐS, cho vay cá nhân cầm cố cổ phiếu chính vì thế tổng dư nợ trong năm 2008 chững lại. Sang năm 2009, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương được nới lỏng, chi nhánh đã tăng cường mở rộng chính vì vậy dư nợ vào cuối năm 2009 và 2010 tăng lên rất cao.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Bảng 2.3: Giá trị dư nợ theo thời gian của chi nhánh từ 2008-2010
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu năm 2008 năm 2009 năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay NH 240,857 78.48% 346,634 68.31% 667,937 66.41%
Cho vay TH 42,380 13.81% 117,565 23.17% 173,646 17.27%
Cho vay DH 23,652 7.71% 35,208 6.94% 164,139 16.32%
Tổng 306,889 100% 507,458 100% 1,005,722 100%
(Nguồn: Bảng cân đối vốn tổng hợp)
Từ bảng trên , các món vay ngắn hạn chiếm phần lớn so với vay trung và dài hạn , tỷ trọng này đều trên 50% mỗi năm. Cơ cấu này xuất phát từ đặc trưng của vị trí địa lý của chi nhánh, chi nhánh nằm ở khu vực mới phát triển nên khách hàng
3
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề sản xuất với quy mô nhỏ chủ yếu là sản xuất thủ công vì thế nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào mấy móc và nhà xưởng là ít. Khác hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Các khoản vay trung, dài hạn chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân, vay với mục đích tiêu dùng.
Cơ cấu dư nợ phân theo nhóm nợ
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu năm 2008 năm 2009 năm 2010
số tiền Tỷ trọng số tiền Tỷ trọng số tiền Tỷ trọng Nợ đủ tiêu
chuẩn 303,042 98.75% 506,608 99.83% 1,005,122 99.94%
Nợ cần
chú ý 3,347 1.09% 550 0.11% 600 0.06%
Nợ dưới
tiêu chuẩn - 0% 0%
Nợ nghi
ngờ 500 0.16% 0%
Nợ có khả năng mất vốn
- 0% 300 0.06%
Tổng 306,889 100% 507,458 100% 1,005,722 100%
(Nguồn: Bảng cân đối vốn tổng hợp)
Từ bảng trên ta thấy, trong 3 năm 2008-2010 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là khá thấp, tỷ lệ này luôn dưới 2% tổng dư nợ và vượt xa với chỉ tiêu của NHNN quy định là không quá 5% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 1.25%, năm 2009 giảm xuống còn 0.17% và năm 2010 tỷ lệ này là 0.06%. Nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu là nợ của nhóm 2 và nhóm 3, các nhóm còn lại là không đáng kể. Trong năm 2009, một số hộ vay vốn sản xuất kinh doanh làng nghề tại chi nhánh do làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng vì vậy mà đã xuất hiện 300 triệu đồng nợ có khả năng mất vốn. Nhìn chung cơ cấu dư nợ của chi nhánh qua 3 năm là khá an toàn, dư nợ quá hạn là thấp, các khoản đều có tính thanh khoản cao vì vậy chất lượng cho vay được đảm bảo.
Một số hoạt động khác.
Bên cạnh hoạt động chủ chốt của chi nhánh là cho vay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng được chi nhánh chú trọng phát triển. Các giao dịch ngoại hối diễn ra
4
thường là nghiệp vụ giao ngay nhằm phục vụ nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu. Các giao dịch ngoại hối phái sinh chưa được triển khai ở chi nhánh. Đồng tiền được giao dịch chủ yếu là đồng USD và đồng EUR chỉ chiếm một lượng nhỏ.
Bảng 2.5: Doanh số kinh doanh ngoại tệ (quy đổi VNĐ).
Đơn vị: triệu đồng Doanh
số 2008 2009 2010
Mua(U
SD) 225 310 1288.8
Bán(US
D) 121 349 859.2
(Nguồn: Bảng cân đối vốn tổng hợp.)