CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.3. Một số kiến nghị
Dựa vào những kiến thức đã học và sự tìm hiểu của mình ở phần trên em đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay của ngân hàng Công Thương-chi nhánh Quang Trung. Đây là những giải pháp mang những ý nghĩa rất thiết thực hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay làng nghề nói riêng. Các biện pháp trên sẽ đảm bảo được sự hài hòa giữa nâng cao chất lượng cho vay làng nghề với an toàn và hiệu quả trong cho vay.
Một trong những tồn tại hiện nay là chưa có môi trường thuận lợi tạo hàng lang pháp lý an toàn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng trong hoạt động cho vay làng nghề của chi nhánh. Để khắc phục những tình trạng này, em xin đứa ra một số kiến nghị sau:
3.3.1. Với ngân hàng.
Chi nhánh cần đa dạng hóa các hình thức tài trợ , tăng cường vốn vay trung và dài hạn để người dân làng nghề có điều kiện đổi mới công nghệ , mở rộng sản xuất tại các làng nghề.
Chi nhánh cần có chính sách thu hút những khách hàng từ làng nghề để cho tăng trưởng của làng nghề tăng cùng với theo tăng trưởng của nói chung.
Đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Đây là công tác cần triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong công tác thanh toán với ngân hàng khác, tạo điều kiện cho khách hàng cũng như ngân hàng tiếp cận với công nghệ hiện đại, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay.
Đề nghị Ngân hàng CTVN cần có nhiều hơn nữa các dự án đào tạo cho các nhà lãnh đạo chi nhánh về lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện đại, đủ năng lực để lãnh đạo chi nhánh trong bối cảnh kinh tế.
Đề nghị Ngân hàng CTVN thường xuyên mở các lớp, các khóa học đào tạo chuyên nghành, đào tạo kiến thức quản trị điều hành, đào tạo kĩ năng tiếp cận, chăn sóc khách hàng tới cán bộ nhân viên của chi nhánh
3.3.2. Với các làng nghề.
Các làng nghề nên tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để sản xuất sản phẩm, đặc biệt là đối với những làng nghề thủ công mỹ nghệ. Nếu biết khai thác và sử dụng nguyên liệu từ chính địa phương mình thì trong quá trình sản xuất sản phẩm có rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu từ nơi
0
khác, không phụ thuộc vào sự biến động giá và sản lượng nguyên liệu từ bên ngoài, tăng tính chủ động trong sản xuất, những người thợ làng nghề sẽ dễ dàng nắm bắt được cách làm sản phẩm do họ đã quen với nguyên liệu ở chính địa phương của mình, sản phẩm làm ra mang nhiều nét đặc trưng của địa phương mình. Chính vì sản phẩm độc đáo lên thu hút được nhiều khách hàng, nhất là khách hàng nước ngoài. Điều này làm khuyến khích xuất khẩu. Chẳng hạn như cây bèo và bẹ chuối có thể làm nguyên liệu để tạo lên các sản phẩm mỹ nghệ tính xảo như làn, giỏ, lọ hoa…. Các mặt hàng này có giá trị rất cao vì nó mang ý tưởng rất mới lạ.
Các cở sở sản xuất làng nghề cần tích cực tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để có thể thay đổi kiểu dáng và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Làng nghề luôn phải xác định thị trường mục tiêu là gì, chẳng hạn như hướng tới tiêu thụ sản phẩm ttrong nước hay xuất khẩu. Đây là sự định hướng quan trọng, làm cơ sở cho quá trình sản xuất.
Những người chủ trong các cơ sở của làng nghề cần được nâng cao năng lực quản lý bằng cách tham gia các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, kế toán, ứng dụng tin học vào quá trình điều hành sản xuất, ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cần phải nâng cao tay nghề cho các thợ làng nghề, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường xung quang làng nghề.
3.3.3. Đối với nhà nước.
Từ phía chính quyền địa phương
Vì tài sản thế chấp của làng nghề là quyền sử dụng đất nên Nhà nước cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ làng nghề để người dân có thể sử dụng làm tài sản thế chấp trong các khoản vay của mình
Giá đất của các làng nghề hiện nay vẫn còn thấp, điều này ảnh hưởng tới số tiền cho vay của ngân hàng. Vì thế để nâng cao giá trị đất của khu vực này, thì chính quyền địa phương cần thực hiện các hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để giúp các hộ làng nghề tăng giá trị đất của mình.
Chính quyền địa phương cần chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề, thành lập thêm các tổ chức hiệp hội làng nghề, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề, mở rộng các hình thức đào tạo dạy nghề.
Tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống tiêu thụ sản phẩm, vốn công nghệ, thiết bị sản xuất và đặc biệt cần có chính sách trợ giúp các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc.
1
Chính quyền địa phương cần mở các lớp đào tạo để nâng cao kiến thức quản trị kinh doanh, quản trị tài chính cho các chủ hộ làng nghề nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
Từ phía nhà nước
Hoạt động của kinh tế làng nghề trong thời gian qua đã chịu sự điều chỉnh của các chính sách và quy định pháp luật của nhà nước áp dụng chung cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một bộ luật, chính sách riêng nào đối với làng nghề truyền thống. Chính điều này là hạn chế không nhỏ tới sự phát triển của đối tượng cho vay quan trọng này.
Để các làng nghề có được sự phát triển bền vững, nhà nước cần có một hệ thống hoàn chỉnh về: chính sách cơ cấu làng nghề, mặt hàng sản xuất, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách quy hoạch đất đai cho làng nghề truyền thống, chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách thành lập các hiệp hội làng nghề, doanh nghiệp và đặc biệt là chính sách hỗ trợ xuất khẩu đối với các sản phẩm của làng nghề và chính sách thuế ưu đãi cho làng nghề.
Từ những yếu tố trên, nhằm khuyến khích cho làng nghề phát triển nhà nước cần hoàn thiện các chính sách sau:
- Nhà nước cần ban hành tiêu chí thống nhất để xác định làng nghề một cách chuẩn mực và thống nhất trong cả nước. Để từ đó, các cơ quan nhà nước, các ngân hàng có cơ sở để hoạch định chính sách và đưa ra giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn , thúc đẩy các làng nghề phát triển.
Nhà nước cần có những khoản ưu đãi cho các làng nghề. Các chương trình này lên có mục tiêu rõ ràng, đầu tư có trọng điểm căn cứ vào thực trạng và khả năng phát triển của từng địa phương.
Đổi với những làng nghề truyền thống cần phải được bảo tồn, nhà nước cần có những điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng vay nhờ đó ngân hàng có thể đầu tư vốn theo đúng hướng ngoài ra nhà nước cần có biện pháp cho vay tích cực nhằm kêu gọi các khoản ưu đãi từ chính phủ và phi chính phủ đầu tư vào làng nghề, đặc biệt là một số làng nghề trọng điểm mang giá trị văn hóa cao.
Có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với từng làng nghề
Cơ sở hạ tầng tốt cũng là một trong những điều kiện quan trọng để làng nghề phát triển. Vì vậy, nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở làng nghệ như: đường giao thông, trạm biến thế, hệ thống cung cấp nước, phát triển trung tân thương mại để giao lưu sản phẩm giữa các làng nghề.
2
Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về làng nghề: Thực tế ta thấy, các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay vẫn chưa thực sự thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề. Hiện nay thì ngân hàng vẫn là nguồn cung cấp vốn hiệu quả nhất cho làng nghề. Vì thế để đảm bảo vốn cho làng nghề, nhà nước cần hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động đối với làng nghề.
Môi trường kinh tế: Nhà nước cần tạo những cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng hoạt động tại các làng nghề như: Có chế độ ưu đãi đối với những doanh nghiệp đóng góp nhiều cho địa phương và ngân sách nhà nước, tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các làng nghề cho để tạo điều kiện cho các làng nghề vay vốn tại ngân hàng… Nhà nước cần hỗ trợ làng nghề về nhiều măt như cơ sở hạ tầng, khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và tăng cường xuất khẩu.
3
C. KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, việc nâng cao chất lượng cho vay luôn đóng vai trò quan trọng, nó làm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa. Vì thế mỗi ngân hàng thương mại luôn đặt việc nâng cao chất lượng cho vay lên hàng đầu. Và đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung hay đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung nói riêng thì đây cũng là một trong những mục quan trọng mà chi nhánh luôn lỗ lực thực hiện. Vì vậy, với số lượng lớn khách hàng của chi nhánh đến từ các làng nghề thì việc nâng cao chất lượng cho vay với làng nghề là rất cần thiết.
Trong những năm qua, chi nhánh đã có nhiều lỗ lực, có gắng vượt qua nhiều trở ngại, quyết tâm thực hiện mục đích ổn định, an toàn và hiệu quả phát triển để trở thành một chi nhánh kinh doanh đạt lợi nhuận cao trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đối với công tác cho vay nói chung hay cho vay làng nghề nói riêng chi nhánh luôn tìm các biện pháp nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn vay và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Điều đó được thể hiện như: chi nhánh luôn tìm cách thu hồi các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi từ các năm trước, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, đưa ra các quy định chặt chẽ trong cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực này, chi nhánh vẫn còn những vấn đề tồn tại cần giải quyết về chất lượng của cho vay làng nghề của chi nhánh. Và đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu trong chuyên đề của em.
Trong chuyên đề của mình, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân, khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho vay làng nghề em đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng cho vay làng nghề của chi nhánh trong thời gian tới.