III. Đánh giá hiệu quả quản lý quỹ
1. Tỷ số sinh lời, tỷ số rủi ro
1.1. Về tỷ số sinh lời
Về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Hình 3.1. Sự thay đổi ROE của CSR qua từng năm (Nguồn: macrotrends.1)
Hình 3.2. Chi tiết về sự thay đổi ROE của CSR qua từng năm (Nguồn: macrotrends.1)
Hình 3.3. So sánh ROE của CSR với cổ phiếu của các quỹ bất động sản cùng ngành khác..
(Nguồn: macrotrends.2 )
Có thể thấy trong giai đoạn từ 2017-2022 ROA của CSR không ổn định mặt bằng chung có sự phân hóa khá mạnh khi có lúc ghi nhận được ROA lên đến 16,23% vào cuối quý II năm 2018, tuy nhiên đến cuối quý III năm 2021 thì chỉ giảm về qua mức con số 0 cụ thể là -0,19%.
So sánh với ROA của các cổ phiếu cùng ngành khác ta có thể thấy ROA của CSR đang ở mức trung bình thấp , thậm chí tính đến thời điểm cuối quý II 2022 rơi vào mức thấp với mức sinh lời âm. Điều này cho thấy, khả năng sinh lời trên tổng tài sản của quỹ là chưa cao, hay nói cách khác quỹ chưa khai thác được các bất động sản( tài sản hiện có) có mình một cách hiệu quả và triệt để. Điều này dường như đang không tương xứng với khả năng sinh lời, mục tiêu sinh lời của quỹ.
Về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
Hình 3.4. Sự thay đổi ROE của CSR qua từng năm (Nguồn: macrotrends.1)
Hình 3.5. Chi tiết về sự thay đổi ROE của CSR qua từng năm (Nguồn: macrotrends.1)
Hình 3.6. So sánh ROE của CSR với cổ phiếu của các quỹ bất động sản cùng ngành khác..
(Nguồn: macrotrends.2 )
Trong giai đoạn 2017-2022, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của CSR đã ghi nhận một sự tăng vọt đáng kể vào khoảng thời gian từ đầu đến hết nửa năm 2018. Tuy nhiên, nhìn tổng thể trong thời gian gần đây ROE của CSR đang có xu hướng lao dốc giảm đặc biệt từ cuối quý III năm 2021 đến nay ghi nhận mức ROE khá thấp thậm chí là âm tức là việc bỏ vốn chủ sở hữu để đầu tư thu về lợi nhuận sau thuế là nhỏ hơn không hay nói cách khác là không mang lại được lợi nhuận sau thuế. Nguyên do của điều này một phần có thể do tác động ảnh hưởng vĩ mô ngành từ việc đây là thời điểm bắt đầu xuất hiện và bùng phát bởi đại dịch Covid cộng thêm việc đây cũng giai đoạn mà quỹ thâm nhập vào thị trường mới tuy nhiên sau đó có từ bỏ các cơ hội thâm nhập vì các lý do liên quan mà không thu hồi lại được được các chi phí đã phát sinh trước đó khi thâm nhập vào. Ngoài ra, ROE của CSR thời gian gần đây nhìn chung đang thấp hơn so với ROE của các cổ phiếu quỹ cùng ngành khác. Điều này cho thấy giai đoạn 5 năm trở lại đây tỷ suất sinh lời trên vốn chủ của CSR là biến động mạnh, hoạt động của quỹ không hiệu quả về việc sử dụng vốn chủ sở hữu, đặc biệt từ cuối quý III năm 2021 cho đến hiện tại doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ với minh chứng cụ thể là ROE nhỏ hơn 0, mà đối với quỹ này thì nhà đầu tư có thể được chia đến 90% lợi nhuận như vậy thì nhà đầu tư sẽ không có thu về được khoản lợi nhuận gì cho mình trong tình trạng như hiện tại của quỹ.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy được rằng, hiện nay CSR dường như đang bị tụt hậu về khả năng sinh lời. Việc này cho ta thấy quỹ vẫn chưa bám sát với mục tiêu sinh lời đã đề ra của mình và cũng đã gián tiếp cho thấy hiệu quả hoạt động, khả năng quản lý chi phí của CSR trong 2-3 năm trở lại đây chưa thực sự tốt và hiệu quả như các quỹ cùng ngành khác. Yếu tố
này sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư của quỹ trên thị trường tại thời điểm hiện tại.