III. Đánh giá hiệu quả quản lý quỹ
3. Các chỉ số của quỹ
Hệ số Sharpe trong tiếng Anh là Sharpe Ratio.
Hệ số Sharpe là một thước đo xem lợi nhuận thu được là bao nhiêu trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư vào một tài sản hay đầu tư theo một chiến lược kinh doanh.
Hệ số Sharpe được phát triển bởi William F. Sharpe và được sử dụng để giúp các nhà đầu tư hiểu được lợi tức của khoản đầu tư so với rủi ro của nó. Hệ số này là lợi nhuận trung bình kiếm được vượt quá lợi nhuận phi rủi ro trên mỗi đơn vị rủi ro.
Công thức tính
Hệ số Sharpe = (R – R )/ σp f p
Trong đó:
Rp là tỉ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư Rf là tỉ suất lợi nhuận phi rủi ro
σp là độ lệch chuẩn của tỉ suất lợi nhuận vượt quá của danh mục
NGÀY TỶ SỐ SHARPE CỦA DANH MỤC
31/12/2021 0,55
31/12/2020 0,21
31/12/2019 0,21
Hệ số sharpe của danh mục quỹ cao nhất là vào năm 2021 là 0.55 ( nhỏ hơn 1 )
=> Danh mục quỹ chưa phải là tốt nhất, danh mục không tối ưu, có nhiều rủi ro nhưng vẫn chấp nhận được.Rủi ro này cũng đến từ tình hình chung của ngành bất động sản tại Mỹ năm 2021- bị chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID -19 và các chính sách thắt chặt của Chính phủ Mỹ để kiểm soát suy thoái.
Hệ số sharpe của quỹ trong vòng 3 năm không có giá trị âm, thời gian năm 2019-2021 chính là thời điểm mà dịch COVID -19 bùng phát và lên cao trào vào nửa cuối năm 2021 khiến nhiều nền kinh tế, ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, IRET hay Centerspace vẫn giữ được hiệu quả quản lý không quá biến động. Đặc biệt, tính đến năm 2021 Centerspace còn nâng tổng tài sản của danh mục đầu tư của mình lên 21% so với năm 2019, phần tăng này nhờ vào việc IRET ( Centerspace ) đã bán 1 bất động sản cũ để mua về những bất động sản mới có giá trị khai thác lâu dài trong tương lai ( chủ yếu từ việc cho thuê các căn hộ, cửa hàng và bán đất….) . Cụ thể các bất động sản được IRET ( Centerspace ) thêm vào danh mục đầu tư được thể hiện qua bảng sau:
b. Chỉ số Treynor
Thước đo Treynor (Treynor 1965) hay tỷ lệ biến động phần thưởng, là một chỉ số hiệu suất để xác định mức lợi nhuận vượt mức được tạo ra bởi mỗi đơn vị rủi ro bên trong danh mục đầu tư. Lợi nhuận vượt mức theo nghĩa này có nghĩa là lợi nhuận kiếm được cao hơn lợi nhuận có thể kiếm được trong một khoản đầu tư không rủi ro.
Thước đo Treynor có mối liên hệ với alpha sau đầu tư. Giống như alpha, thước đo Treynor cũng liên hệ tỷ suất sinh lời vượt trội của DMĐT với rủi ro hệ thống của danh mục đó. Do đó, nó cũng sử dụng đường SML sau đầu tư để tạo ra danh mục chuẩn.
Rủi ro trong tỉ lệ Treynor đề cập đến rủi ro hệ thống được đo bằng hệ số beta của danh mục đầu tư. Beta đo lường xu hướng lợi nhuận của danh mục đầu tư thay đổi để tương ứng với những thay đổi trong lợi nhuận của thị trường chung.
Hạn chế của tỉ lệ Treynor là bản chất nhìn về quá khứ. Việc đầu tư có khả năng thực hiện và phản ứng khác trong tương lai so với trước đây. Độ chính xác của tỉ lệ Treynor phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các điểm chuẩn thích hợp để đo beta.
Vì số liệu báo cáo của IRET không đủ để tính hệ số Beta vì có ít quan sát nên ta sẽ dựa vào hệ số beta của cổ phiếu công ty CSR để tính hệ số Treynor
Hệ số Treynor của DMĐT như sau:
- 3 năm: 0,12 - 5 năm : 0,128 - 10 năm : 0,175
Hệ số Treynor tuy không cao nhưng ổn định và không có biến động lớn. Cụ thể khi beta 3 và 5 năm không có sự thay đổi giữ nguyên, nhưng độ biến động có thay đổi. Trong 3 năm gần đây do ảnh hưởng của dịch khiến cho danh mục đầu tư của quỹ chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, quỹ vẫn luôn có sự tái cấu trúc danh mục để sao cho danh mục thu lại được nguồn lợi tốt nhất cho quỹ thêm vào đó, tình hình đầu năm 2020 thị trường chứng khoán của Mỹ liên lục giảm điểm và chỉ số S&P 500 giảm xuống còn 2304.92 - mức giảm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, sau đó thì thị trường cũng có sự vực lại, xu hướng cư dân tập trung lại các thành phố lớn và dịch bệnh cũng đã được kiểm soát nên cũng sẽ tạo ra tiềm lực tăng trưởng trong năm 2022.
( Biểu đồ chỉ số S&P 500 Index- Finance Yahoo)
c. Hệ số jensen
Alpha sau đầu tư (hay còn gọi là Jensen’s Alpha - Jensen 1968,1969) sử dụng đường thị trường chứng khoán (Security Market Line - SML) làm chuẩn cho mục tiêu đánh giá chất lượng. Alpha là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư, dùng để chỉ khả năng đánh bại thị trường của một chiến lược. Với giả định rằng đây là một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa tối đa (nghĩa là rủi ro phi hệ thống đã được loại bỏ). Vì nguồn rủi ro chính của danh mục đầu tư đa dạng xuất phát từ rủi ro thị trường (rủi ro hệ thống) nên beta sẽ là một thước đo rủi ro phù hợp. Có thể coi Alpha sau đầu tư là tỷ suất sinh lời khác biệt của danh mục so với tỷ suất sinh lời yêu cầu để bù đắp rủi ro hệ thống của danh mục trong thời gian đánh giá.
Công thức tính Alpha:
Trong đó:
R (i) = lợi nhuận thực nhận của danh mục đầu tư hoặc sự đầu tư R (m) = lợi nhuận thực nhận của chỉ số thị trường phù hợp R (f) = lãi suất phi rủi ro trong khoảng thời gian
β : beta của danh mục đầu tư trong mối tương quan với chỉ số thị trường đã chọn.
THỜI GIAN 2019 2020 2021
Thông tin
Danh mục đầu
tư
Chỉ số
^FNAR
Danh mục đầu tư
Chỉ số
^FNAR
Danh mục đầu tư
Chỉ số
^FNAR
TSSL 1% 11,61% 9% -9,817% 21% 38,45%
Hệ số β 0,7 1 1,1 1 1,02 1
Lãi suất
phi rủi ro 1.92% 0,93% 1,52%
Rm-Rf (%) 9.69% -8,887% 36.93%
Hệ số α -0,077 0,1785 -0,1819
Qua bảng trên ta thấy được, chỉ số alpha chỉ dương đúng vào năm 2020. Điều này cho thấy, năm 2020 quỹ đã quản lý được tốt và tối đa hóa lợi nhuận của mình và đem lại mức lợi nhuận
vượt trội cho quỹ. Năm 2021 và 2019 chỉ số alpha âm, cho thấy quỹ chưa thực sự quản lý tốt.
Như vậy, quỹ cần tái cơ cấu danh mục đầu tư để hoạt động của quỹ hiệu quả hơn trong tương lai.