Thực trạng trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Gian lận – sai sót, vấn đề trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận – sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 81 - 87)

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAN LẬN-SAI SÓT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN – SAI SÓT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN - SAI SÓT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về kiểm toán độc lập và kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay

2.2.3. Thực trạng gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.3 Thực trạng trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính

Việc phát hiện ra gian lận và sai xót trọng yếu là trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong bất kì cuộc kiểm toán nào.Trách nhiệm đó được thể hiện trong từng khâu công việc của người kiểm toán viên như trong lý luận ta đã được biết đến nhưng trên thực tế thì sao.

a) Trong bước lập kế hoạch kiểm toán:

Ngay khi kí xong hợp đồng chấp nhận kiểm toán kiểm toán viên đã xác

định được trách nhiệm của mình là gì rồi và trách nhiệm đó được thể hiện ngày từ những bước nhỏ của việc lập kế hoạch. Ở Việt Nam việc lập kế hoạch thông qua ba giai đoạn : Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán , kế hoạch chiến lược và thiết kế chương trình kiểm toán đây là ba giai đoạn rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong suốt một cuộc kiểm toán trong đó có việc giảm thiểu trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên do vậy mà kiểm toán viên cân có một kế hoạch đầy đủ chu đáo nhằm mục đich là thu thập được đầy đủ bằng chứng.

Đòi hỏi tính thận trọng nghề nghiệp cao trong bước này kiểm toán viên phải làm các công việc thể hiện được trách nhiệm của kiểm toán viên như:

Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng kiểm toán viên cần có những nguồn thông tin về khách hàng không nên chấp nhận những khách hàng mà BGĐ công ty đó thiếu liêm chính do vậy kiểm toán cần thu thập thông tin về tính liêm chính của khách hàng,thông qua các kênh thông tin như tài liệu của kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc là thông tin sách báo tài liệu để hiểu khách hàng tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nhất là đối với công ty kiểm toán nhỏ (ngoại trừ Big 4) công việc này còn hạn chế rất nhiều hầu như các công ty vẫn làm việc với mục đích lợi nhuận hoặc theo đuổi số lượng hợp đồng kiểm toán nên vẫn chấp nhận nhiều cuộc kiểm toán mà trong đó Ban giám đốc công ty khách hàng có ẩn chứa nhiều rủi ro hoặc thiếu liêm chính.

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán việc lựa chọn một đội ngũ nhân viên thích hợp là cần thiết cho một cuộc kiểm toán hiệu quả không phải kiểm toán viên nào cũng có thể hiểu biết hết ngành nghề kinh doanh của khách hàng nhất là trong khi những cái nôi đào tạo kiểm toán còn non trẻ chưa thể tôi luyện ra được những kiểm toán viên hành nghề ngay được nên việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp phù hợp với chuyên môn của mỗi người là một điều hết sức cần thiết để đảm bảo thu thập được bằng chứng đầy đủ và có

hiệu lực.

Thu thập thông tin cơ sở trong giai đoạn này KTV vần có trách nhiệm đánh giá những sai sót trong yếu và đưa ra những đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết tuy nhiên thực trạng thì nhiều công ty kiểm toán thường làm bước này không chuyên sâu , thủ tục phân tích còn thực hiện ít. Không đảm bảo để có thể đưa ra được đánh giá khách quan về mức trọng yếu.

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đây có thể coi như một việc quan trọng nếu như kiểm toán viên đưa ra những ước lượng ban đầu về tính trọng yếu sai lầm có thể sẽ không khoanh vùng được hết phạm vi kiểm toán dẫn đến thu thập thiếu bằng chứng đưa ra ý kiến sai về BCTC hơn thế nữa việc đưa ra ước lượng ban đầu về tính trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên nên tính thận trọng nghề nghiệp là hết sức cần thiết.Việc đánh giá rủi ro phụ thuộc vào mức độ mà theo đó người sử dụng thông tin tin tưởng vào báo cáo tài chínhTrách nhiệm sẽ càng lớn hơn đối với kiểm toán viên nếu như có rất nhiều người tin tưởng vào báo cáo tài chính mà trong đó gian lận hoặc sai sót trọng yếu không được phát hiện ra.

Khi kiểm toán đánh giá rủi ro và sác định được mức sai số có thể chấp nhận được cho từng khoản mục thì cần phải thiết kế chương trình kiểm toán kết hợp trắc nghiêm công việc và trắc nghiệm phân tích , trắc nghiệm trực tiếp số dư nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro đảm bảo mọi sai sót trọng yếu đều được phát hiện

Nói chung ngay từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên phải có trách nhiệm để có thể đưa ra được kế hoạch chu đáo để đánh giá được tính trọng yếu của từng khoản mục.Mức trọng yếu cho từng mục tiêu để có thể phát hiện ra được những sai sót trọng yếu.Tuy nhiên cơ sở lý luận của Việt

Nam là vậy nhưng thực tế thì các khâu trong bước lập kế hoạch ở các công ty kiểm toán còn thực hiện rất là ít các thủ tục phân tích , trắc nghiệm công việc vẫn chưa thực hiện hết vẫn để tồn tại những sai sót trọng yếu không được phát hiện và vì thế mà rủi ro kiểm toán của công ty nhỏ cũng cao hơn

b) Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải thực hiện rất nhiều thủ tục

 trắc nghiệm đạt yêu cầu

 thủ tục phân tích

 thủ tục kiểm tra chi tiết.

Đây là một giai đoạn thực hiện khá dài xuyên suốt cuộc kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm toán trong quá trình này kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm phát hiện ra những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính nếu như trong quá trình thực hiện kiểm toán viên phát hiện ra những sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận và sai sót gồm :

1.Các vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của Ban giám đốc:

 Công tác quản lý bị một hay một nhóm người độc quyền lắm dữ , thiếu sự giám sát có hiệu lực của ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị

 Cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán phức tạp một cách cố ý

 Sự bất lực trong việc sửa chữa những yếu kém của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trong khi những yếu kém này hoàn toàn có thể khắc phục được

 Thay đổi bất thường kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm của bộ phận kế toán tài chính

 Thiêu nhân viên kế toán trong một thời gian dài

 Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoác người bị pháp luật nghiêm cấm

 Thay đổi chuyên gia tư vấn pháp luât hoặc kiểm toán viên 2. Các sức ép bất thường trong đơn vị hoặc từ bên ngoài đơn vị.

3. Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường

4. Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng

Khi có những sự kiện như vậy thì kiểm toán viên phải thiết lập các thủ tục các thủ tục bổ sung đảm bảo mọi gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện. Kiểm toán viên phải chỉ ra ảnh hưởng của gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính

Thông thường thì rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do gian lận thường cao hơn rủi ro không phát hiện hết các sai phạm do sai sót vì gian lận thường đi kèm hành vi cố ý che giấu.Kiểm toán viên phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại những sai phạm trọng yếu đến báo cáo tài chính.Khi kiểm toán viên phát hiện ra sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính thì phải thực hiện sửa đổi bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp.Kiểm toán viên không được cho rằng các gian lận và sai sót xảy ra là đơn lẻ và biệt lập, trừ khi đã xác định rõ ràng

Khi kiểm toán viên không xoá bỏ được nghi ngờ về gian lận và sai sót thì kiểm toán viên cần thảo luận vấn đề với BGĐ đơn vị được kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của nó đến BCTC và báo cáo kiểm toán kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của gian lận và sai sót trọng yếu với những khía cạnh khác của cuộc kiểm toán.

Kiểm toán viên phải thông báo về gian lận và sai sót cho người đứng đầu đơn vị được kiểm toán trong thời hạn nhanh nhất trước ngày phát hành báo cáo tài chính và kiểm toán cần cân nhắc việc thông báo cho cấp nào thường là cấp cao hơn cấp của người có dính líu đến gian lận đó để đảm bảo được tính thận trọng nghề nghiệp,Kiểm toán viên phải có trách nhiệm báo với người sử

dụng báo cáo kiểm toán nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán kêt luận rằng gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.Rồi trách nhiệm thông báo cơ quan chức năng đối vơi những sai phạm phải thông báo hoặc những sai phạm trọng yếu mà công ty khách hàng không chịu sửa đổi ví dụ hành vi phạm pháp.Cuối cùng kiểm toán viên có thể rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu như không thể tiếp tục kiểm toán do liên quan đến gian lận và sai sót.

Nhận xét :có thể thấy bước thực hiện kiểm toán là bước thể hiện rất nhiều về trách nhiệm của kiêm toán viên trong việc phát hiện và ngăn ngừa sai phạm trọng yếu và cả trách nhiệm pháp lý nữa nếu như bước này thực hiện sơ sài thì trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với các bên hữu quan những người sử dụng báo cáo kiểm toán là rất lớn.Đây là bước đòi hỏi phần lớn thời gian của cuộc kiểm toán trong khi thời hạn nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Việt Nam là 90 ngày thời gian ngắn cho một cuộc kiểm toán và nhất là đối với kiểm toán năm đầu tiên.Việc thực hiện được hết các thủ tục là hầu như chưa có do vậy mà các mục tiêu kiểm toán chung vẫn không thực hiện được trách nhiệm của kiểm toán viên vẫn chưa hoàn thành bằng chứng thu được vẫn chưa đủ để đảm bảo được ý kiến của kiểm toán viên đối với khoản mục được xem xét.

c) Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Trong bước cuối cùng này kiểm toán cũng cần phải đánh giá chung lại tính thích hợp của bằng chứng thu thập được nhằm cuối cùng là đưa là ý kiến về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính việc đánh giá này là hết sức quan trọng là bước để đánh giá trách nhiệm thái độ làm việc của kiểm toán viên và cũng là để phát hành ra báo cáo kiểm toán nếu hai bước trên mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán làm tốt nhưng lại đánh giá sai về bằng chứng

kiểm toán thì vẫn có thể đưa ra kết luật sai về các bảng khai tài chính. Và khi đã đưa ra kết luận rồi thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm của mình đối với ý kiến đưa ra.Hiện nay các công ty kiểm toán vẫn còn nhiều khi đưa ra kết luận sai và phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với đưa ra ý kiến sai này bằng chứng là vẫn còn tồn tại các vụ kiện tụng giữa công ty kiểm toán và khách hàng.

Một phần của tài liệu Gian lận – sai sót, vấn đề trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận – sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w