PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAN LẬN-SAI SÓT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN – SAI SÓT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN - SAI SÓT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tổng quan về kiểm toán độc lập và kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay
2.2.3. Thực trạng gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.3.5. Những biện pháp được thực hiện nhằm giúp kiểm toán viên phát hiện
Cùng với việc nhà nước ban hành các chuẩn mực kiểm toán, hầu hết các công ty kiểm toán đã xây dựng qui trình và hồ sơ kiểm toán chuẩn cho mình.
Tất cả các công ty kiểm toán quốc tế đều có các hướng dẫn từ tổng hợp đến chi tiết trong qui trình kỹ thuật kiểm toán, đồng thời một số kỹ thuật trong qui trình kiểm toán đã được vi tính hoá. Trong số các công ty kiểm toán của Việt nam thì có VACO là công ty duy nhất áp dụng đồng bộ chương trình kiểm toán của hãng nước ngoài (công ty DTT).Tuy nhiên trong quá trình thực hành kiểm toán, nhiều nội dung chưa được thực hiện đầy đủ, các biểu mẫu chưa được áp dụng thống nhất. Các công ty kiểm toán khác của Việt nam cũng đều thiết lập các tài liệu hướng qui trình, kỹ thuật kiểm toán riêng của mình và tuân theo các chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên mức độ chi tiết và hệ thống của các tài liệu chưa cao và mức độ còn khác nhau giữa các công ty. Đối với các công ty TNHH trong nước thì các tài liệu này còn rất hạn chế. Điều này là một hạn chế rất lớn gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tìm ra các gian lận và sai sót
Mặc dù các công ty kiểm toán đều hình thành và áp dụng cách thức lập hồ sơ kiểm toán và đánh tham chiếu một cách rõ ràng, khoa học tuy nhiên chỉ hồ sơ kiểm toán lưu trữ của các công ty kiểm toán quốc tế và VACO có đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra soát xét. Đối với hồ sơ kiểm toán của các công ty kiểm toán khác mà đặc biệt là các công ty TNHH trong nước thì lưu tại hồ sơ kiểm toán còn thiếu nhiều các tài liệu cần thiết, mặc dù nội dung kiểm toán đó đã được tiến hành.Việc ghi chép lập hồ sơ kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng của kiểm toán. Giúp kiểm toán viên có phương hướng tìm ra những gian lận và sai sót cố hữu, hay mắc phải của công ty khách hàng
Bên cạnh đó các công ty kiểm toán đều thiết lập và thực hiện qui trình soát xét công việc kiểm toán. Trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành
chính thức, các cấp quản lý của công ty đều tiến hành các công việc soát sét các công việc kiểm toán và bảo đảm rằng, các yêu cầu của công việc kiểm toán đều đã được thực hiện một cách đầy đủ, đúng theo qui trình kiểm toán đã đề ra nhằm khẳng định rằng mọi bằng chứng kiểm toán cần thiết đã được thu thập đầy đủ và đảm bảo cho ý kiến kiểm toán về các gian lận và sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng
Việc soát xét công việc kiểm toán không thuộc trách nhiệm của bộ phận riêng biệt nào mà nó được thực hiện bởi tất các các thành viên có trách nhiệm.Tuy nhiên cách thức tiến hành giữa các công ty kiểm toán không hoàn toàn giống nhau.
Đối với các công ty kiểm toán quốc tế như công ty KPMG, công ty Ernst
& Young, công ty PWC…, việc soát xét chất lượng công việc kiểm toán được thực hiện chặt chẽ và chuẩn hoá. Công việc soát xét tiến hành đối với mọi cuộc kiểm toán và ở các cấp độ khác nhau. Việc soát xét được thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện công việc thu thập bằng chứng kiểm toán.
Soát xét trước là việc đánh giá ban đầu và sự lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán. Soát xét trong quá trình kiểm toán tập trung vào các chương trình kiểm toán chi tiết.Đối với Kiểm toán viên chính phải soát xét tất cả các phần hành, nội dung công việc kiểm toán và ký vào tất cả các giấy tờ làm việc đã soát xét.
Sau khi thấy đã thoả mãn đối với kết quả công việc sẽ chuyển hồ sơ kiểm toán lên cấp cao hơn là cán bộ quản lý kiểm toán (cấp Manager/senior manager) ở cấp này sẽ soát xét lại một cách tổng thể toàn bộ hồ sơ kiểm toán và tập trung vào những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tiếp sau cấp quản lý là Chủ phần hùn (Partner), ở cấp độ này Partner tập trung vào những vấn đề trọng yếu và tổng thể toàn bộ báo cáo tài
chính, phân tích đánh giá chung. Sau khi soát xét các cấp này đều phải ký xác nhận vào những giấy tờ theo mẫu đã qui định. Đặc biệt đối với những nội dung mang tính chất chuyên nghành, đều có sự tham gia soát xét và ý kiến của chuyên gia. Mọi câu hỏi đặt ra hoặc có các quan điểm, ý kiến chưa thống nhất trong quá trình soát xét đều được giải quyết triệt để và đi đến thống nhất.
Cuối cùng, trước khi phát hành báo cáo kiểm toán các cấp quản lý đều phải khảng định bằng việc ký vào bản giải trình về việc soát xét và chấp thuận kết quả kiểm toán trong đó nêu rõ và cam kết rằng tất cả các thành viên này đều đã hiểu một cách đầy đủ và thực hiện các công việc cần thiết theo đúng phạm vi trách nhiệm của mình và phù hợp với các qui định hướng dẫn của công ty cũng như chuẩn mực kiểm toán.
Đối với một số công ty kiểm toán thuộc bộ tài chính như công ty Kiểm toán Việt nam (VACO), công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính, kế toán và Kiểm toán (AASC), công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC), công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), cũng đều thực hiện công việc soát xét chất lượng công việc kiểm toán. Công việc soát xét cũng được tiến hành theo trình tự từ các cấp thấp đến cao (trưởng nhóm kiểm toán, phó trưởng phòng hoặc trưởng phòng và Ban giám đốc). Mặc dù các công ty này đều đã thực hiện việc soát xét công việc kiểm toán theo các cấp trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức, nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu lực và hiệu quả cao bởi các công ty này (ngoại trừ VACO) vẫn chưa có qui trình kiểm toán chuẩn được thiết lập một cách đầy đủ và chi tiết. Riêng đối với VACO, việc soát xét trước được thực hiện đối với một số khách hàng lớn và được thực hiện bởi chuyên gia nước ngoài hoặc trưởng phòng quản lý kiểm toán nhằm đảm bảo rằng phương pháp tiếp cận kiểm toán là hoàn toàn phù hợp, các chương trình kiểm toán chi tiết cho phép thu thập đầy đủ các bằng
chứng thích hợp.
Do vậy việc soát xét còn thiếu cơ sở và chưa có tính toàn diện đồng thời mang tính chất hiểu biết cục bộ của người soát xét. Ở các công ty này chỉ tập trung vào việc soát sét sau tức các công việc kiểm toán đã hoàn thành mà không có sự soát xét kế hoạch kiểm toán cũng như chương trình kiểm toán chi tiết. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới trách nhiệm của các kiểm toán viên trong quá trình thu thập bằng chứng về các gian lận và sai sót của đơn vị được kiểm toán.