Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung- dài hạn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại techcombank chi nhánh phan bội châu (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung- dài hạn tại

3.1 Phương hướng hoạt động thời gian tới của ngân hàng

+ Tập trung làm tốt công tác huy động vốn bằng các hình thức huy động và lãi suất thích hợp.

+ Nâng cao công tác vận động, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, đổi mới phong cách làm việc, thái độ giao tiếp và công tác thanh toán kịp thời đối với khách hàng.

+ Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ quá hạn gia tăng.

+ Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cố gắng thoả mãn mọi nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu. Tổ chức thanh toán quốc tế nhanh, kịp thời, chính xác đảm bảo chữ tín với khách hàng cũng như ngân hàng nước ngoài.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung- dài hạn tại chi nhánh.

+ Thứ nhất: Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công tác đào tạo cán bộ con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc. Vì vậy, ngân hàng cần phải kế hoạch hoá công tác đào tạo cán bộ, sớm tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, đưa việc nâng cao trình độ trở thành mục tiêu phấn đấu và làm việc thường xuyên. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm

+ Thứ hai: Nâng cao chất lượng thẩm định trong việc cho vay, đánh giá chính xác về tình hình tài chính của khách hàng và chất lượng các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.

Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín

dụng. Ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân hàng cần phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có vật tư hàng hoá tương ứng. Tăng cường phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa trung tâm và các phòng giao dịch, giữa bộ phận cho vay, kế toán, kiểm tra…trong việc nắm bắt thông tin có liên quan đến khách hàng.

+ Thứ ba: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định để cho vay đối với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một dự án trung - dài hạn được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không.

Đặc biệt khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện ra hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa.

Để xử lý nợ qúa hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn

Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ.

+ Thứ tư: Chi nhánh cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong cho vay trung dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Rủi ro thanh roán rủi ro lãi suất luôn đe doạ các ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung - dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay trung - dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý

tiền tệ, bởi mức độ của khoản vay trung - dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay.

+ Thứ năm: Phát triển các trung tâm dịch vụ và tư vấn đầu tư.

Trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào mọi lĩnh vực nghành nghề, thì sự đáp ứng các hiểu biết về con người trở lên cần thiết hơn. Cũng như nhiều trung tâm tư vấn khác, tư vấn cuả ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh gía phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội pháp luật, thị trường giá cả… liên quan đến vấn đề đầu tư giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, sáng suốt nhất.

+ Thứ sáu: Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng

Theo định hướng chung của toàn ngành Ngân hàng là tiếp tục tổ chức triển khai việc thực hiện hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng theo đúng tiến trình và chỉ đạo của NHNN cải tiến và ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng để tạo điều kiện hội nhập và phát triển kinh doanh, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình phục vụ và tiện ích, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh. Ở các Ngân hàng các thiết bị hiện đại như máy thanh toán đã được đặt ở các quầy giao dịch đảm bảo giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác tạo lòng tin cho khách hàng. Với việc hiện đại hoá hệ thống và các dịch vụ khác sẽ thu hút được nhiều hơn các doanh nghiệp, khách hàng quan hệ giao dịch với Chi nhánh đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên và tác động hiệu ứng đối với cả nền kinh tế.

Thực hiện giải pháp này, Ngân hàng cần xem xét phát triển, mở rộng hệ thống ATM và giới thiệu sự tiện ích, lợi ích để thu hút khách hàng.

+ Thứ bẩy: Thực hiện tốt chính sách marketing và mở rộng quan hệ tín dụng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới

Để thu được một lượng khách hàng có uy tín, Techcombank Chi nhánh Phan Bội Châu nên mở rộng quan hệ, dùng nhiều biện pháp Marketing để các doanh nghiệp khác biết về ngân hàng và chất lượng phục vụ của mình. Thực hiện chế độ ưu đãi đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài với

ngân hàng. Ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tổ chức khen thưởng đối với những cán bộ làm việc tốt, mở rộng quan hệ khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng. Thực hiện tốt công tác này, ngân hàng sẽ biến những cán bộ tín dụng của mình thành một nhân viên marketing thu hút khách hàng cho ngân hàng mình, giải pháp này có tầm quan trọng đặc biệt trong xu thế phát triển mới của nền kinh tế đất nước. Do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong nước và đặc biệt là các ngân hàng thương mại nước ngoài, đòi hỏi chi nhánh ngân hàng phải trú trọng đến công tác này. Nếu công tác này bị bỏ rơi thì không những ngân hàng không thu hút được lực lượng khách hàng mới mà còn khó có thể giữ được khách hàng cũ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại techcombank chi nhánh phan bội châu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w