CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TNDN VÀ KIỂM TRA THUẾ
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý thuế TNDN khi hội nhập kinh tế quốc tế
Cải cách thuế tại các nước thuộc khối OECD trong quá trình các nước này
LVTS Quản trị kinh doanh
thực hiện hội nhập quốc tế không chỉ đơn giản là sự cân nhắc giữa tối ưu mục tiêu hiệu quả và công bằng trong điều kiện của một nền kinh tế mà còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những nhân tố mới nảy sinh trong tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Do những thành tựu của nghiên cứu cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, đa số các nhà nghiên cứu tin rằng tỷ lệ thuế biên càng cao sẽ gây ra những méo mó càng lớn đối với nền kinh tế. Tỷ lệ thuế cao sẽ không khuyến khích lao động và đồng thời khuyến khích việc lợi dụng những kẻ hở thuế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến trào lưu cắt giảm thuế suất biên trung bình khoảng trên 10% vào những năm cuối thập kỷ 80 ở các nước OECD. Xu hướng này vẫn được duy trì và đi vào ổn định trong những năm 90.
Bảng 1.1: Thuế suất biên cao nhất của thuế thu nhập cá nhân một số nước OECD Đơn vị: %
Nước 1990 1992 1995 1999 2002
Pháp 65 57 56,8 56,8 44
Hy Lạp 63 50 40 40 38
Nhật 70 50 50 50 40
Anh 60 40 40 40 35
Mỹ 50 28 39,6 39,6 38,6
(Nguồn: Tạp chí tài chính, số 5/2003, trang 52) Đa số các nước thực hiện việc cắt giảm thuế suất biên và bù đắp khoản thiếu hụt bằng việc mở rộng cơ sở đánh thuế. Việc này được thực hiện bằng hai phương pháp, phương pháp thứ nhất là tăng cường đánh thuế vào những khoản thu nhỏ mà trước đây chưa đưa vào diện đánh thuế, phương pháp này được thực hiện ở Úc, Phần Lan, New Zealand và Anh. Phương pháp thứ hai là loại bỏ hoặc hạn chế những khoản ưu đãi, miễn giảm không cần thiết. Năm 1986, cải cách thuế ở Mỹ đã tiến hành bãi bỏ một số ưu đãi. Những ưu đãi này được coi là quá phức tạp và gây ra méo mó nghiêm trọng đối với tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Nếu so sánh với những chương trình chi tiêu trợ cấp của chính phủ hoặc các biện pháp khác thì những ưu đãi, miễn giảm thông qua thuế tỏ ra không minh bạch và không phát huy được tác dụng theo ý đồ thiết kế ban đầu. Do đó, hàng loạt các quốc gia đã tiến hành tính toán khoản “chi phí thuế”, được xem như khoản thuế bị mất đi khi chính phủ
LVTS Quản trị kinh doanh
thực hiện các biện pháp miễn giảm. Từ đó minh bạch và hạn chế hệ thống miễn giảm thuế ở mức độ được coi là hợp lý và trên cơ sở đó mở rộng cơ sở đánh thuế của các chính phủ.
Khi các nền kinh tế ngày càng liên thông mạnh mẽ trong tiến trình tự do hóa tài chính, những yếu tố của quá trình sản xuất sẽ ngày một linh hoạt hơn và có thể dễ dàng di chuyển qua giới hạn của một quốc gia (vốn, lao động, công nghệ), việc duy trì một mức thuế suất cao sẽ trở nên bất lợi cho chính bản thân quốc gia đó bởi nguy cơ các đối tượng nộp thuế sẽ chuyển sang quốc gia có mức thuế suất thuận lợi hơn. Do đó xuất hiện một làn sóng cắt giảm thuế suất tại các quốc gia trên thế giới nhằm khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm cạnh tranh thuế trong điều kiện toàn cầu hóa. Cụ thể Nhằm khắc phục các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế, thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư.
Các nước OECD giảm mức thuế suất thuế TNDN trung bình từ 32% năm 2000 xuống 26% năm 2008 và 25% năm 2015. Năm 2017, một loạt các quốc gia thuộc khu vực châu Âu đã cắt giảm thuế suất thuế TNDN như Slovakia giảm thuế suất từ 22% xuống 21%; Ý từ 27,5% xuống 24%; Na Uy từ 25% xuống 24%…
Bảng 1.2: Mức thuế thu nhập của một số nước OECD
Đơn vị: %
Nước 1991 1997 2002
Bỉ 45 39 39
Đan Mạch 50 38 34
Pháp 45 34/42 33
Hy Lạp 49 46 35/40
Ailen 51 45 33
Nhật 43 38 38
Thụy Điển 52 30 28
Thổ Nhĩ Kỳ 46 49 25
Mỹ 46 34 35
(Nguồn: Tạp chí tài chính, số 5/2003, trang 53)
LVTS Quản trị kinh doanh
Tại khu vực châu Á, Nhật Bản giảm mức thuế suất từ 25,5% xuống 23,9% từ 01/4/2015. Bangladesh giảm thuế suất từ 27,5% xuống 25% từ 01/7/2015. Malaysia giảm thuế suất từ 25% xuống 24% từ năm 2016. Irasel giảm thuế suất từ 25%
xuống 24% năm 2016 và 23% năm 2017…
Ngoài việc giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông, một số nước còn thực hiện chủ trương khuyến khích, thúc đẩy một số lĩnh vực ưu tiên đầu tư, khuyến khích hoạt động nghiên cứu đổi mới và phát triển khoa học và công nghệ... thông qua một số chính sách ưu đãi thuế TNDN.
Từ 01/01/2014, Bồ Đào Nha mở rộng ưu đãi thuế đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển đến năm 2020 và giảm thuế đối với lợi nhuận để lại phục vụ cho việc tái đầu tư. Thái Lan thực hiện miễn thuế TNDN đối với DNNVV có lợi nhuận đạt được tối đa là 300.000 Bạt Thái áp dụng từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2017.
Bên cạnh đó, một số quốc gia còn tăng tỷ lệ chi phí được trừ nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và các DNNVV. Ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ tăng tỷ lệ chi phí được trừ đối với hoạt động R&D lên 100% áp dụng đến 31/12/2023.
Tuy nhiên, vì tình hình nợ công và ngân sách khó khăn, cũng có một số quốc gia đi ngược lại với xu hướng chung là giảm thuế suất thuế TNDN để thu hút đầu tư nêu trên, trong những năm qua một số ít quốc gia thực hiện tăng thuế suất thuế TNDN và mở rộng cơ sở thuế nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Chi Lê tăng thuế suất thuế TNDN từ 24% lên 25% năm 2017; Hy Lạp tăng từ 26% lên 29% từ tháng 7/2015; Pê ru tăng từ 28% lên 29,5% năm 2017; Algeria tăng từ 23% lên 26% từ năm 2016; Áo tăng mức thuế suất đối với thu nhập phát sinh từ giao dịch bất động sản từ 25% lên 30% từ 01/01/2016...
Nhìn chung xu hướng cải cách thuế tập trung vào việc làm thay đổi cơ cấu thuế theo hướng dịch chuyển từ thuế trực thu sang thuế gián thu, chú trọng tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu tổng thu NSNN. Bên cạnh số thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm đi theo lộ trình cắt giảm thuế quan song phương hay theo các cam kết đa phương, việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng không được khuyến khích sử dụng, hay làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội đã góp phần bù đắp vào các khoản thiếu hụt trong thu ngân sách từ thuế. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) ngày càng được áp dụng rộng rãi, mở rộng đối với nhiều mặt hàng
LVTS Quản trị kinh doanh
chịu thuế và kết hợp với việc tăng thuế suất cũng là yếu tố chủ yếu dẫn đến xu hướng dịch chuyển cơ cấu sang thuế gián thu hiện nay. Tuy nhiên cần phải thấy rằng sự thay thế hoàn toàn thuế trực thu bằng thuế gián thu hoặc ngược lại là điều không thể có. Ngay cả các nước đã phát triển cũng không thể loại bỏ hoàn toàn thuế trực thu và thuế trực thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong thu ngân sách. Do đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa thuế trực thu và gián thu là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn không chỉ ở những nước phát triển trong khối OECD mà còn là bài học rất quý báu đối với những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc nắm bắt được xu hướng cải cách thuế trong quá trình nước ta hội nhập với kinh tế thế giới là rất quan trọng đối với ngành thuế nói chung và Chi cục thuế Bình Thạnh nói riêng nhằm thực hiện công tác quản lý thuế một cách hiệu quả.
LVTS Quản trị kinh doanh
Kết luận chương 1
Tác giả đã mô tả khái quát các khái niệm về thuế TNDN, phương pháp xác định thuế TNDN, các vấn đề về kiểm tra thuế, những sai phạm về tuân thủ trong kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp và kinh nghiệm của một số nước về cải cách hệ thống thuế nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc định hướng chính sách thuế tại Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó chủ yếu là xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ thuế trực thu sang thuế gián thu, xu hướng này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý thuế, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại địa bàn Chi cục thuế Bình Thạnh thông qua các điều luật xác định nghĩa vụ thuế liên tục thay đổi nhằm thích ứng phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế tại Việt Nam. Chương hai sẽ mô tả thực trạng tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại địa bàn quận Bình Thạnh trong giai đoạn từ năm 2014-2016, từ đó đánh giá các thay đổi của chính sách thuế lên kết quả công tác quản lý thuế tại địa bàn.
LVTS Quản trị kinh doanh