Phân tích tác động của M&A đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của thông điệp lên hành vi gắn kết của ngƣời dùng trên trang thƣơng hiệu trƣờng hợp facebook tại việt nam (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A) ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU CÔNG TY

3.1.3. Phân tích tác động của M&A đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu công

Một trong những mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu xem yếu tố nước ngoài tham gia M&A có tác động đến lợi nhuận bất thường của các cổ đông nhƣ thế nào và xem xét liệu có rào cản đáng kể nào đối với hoạt động M&A xuyên quốc gia tại Việt Nam hay không. Trong trường hợp không có những rào cản này, M&A xuyên quốc gia dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận bất thường cao hơn so với các giao dịch trong nước. Ngược lại, nếu những rào cản này là cao, M&A xuyên quốc gia dự kiến tạo ra giá trị nhỏ hơn giao dịch trong nước. Từ các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, M&A giữa các công ty trong nước và M&A xuyên quốc gia đều mang lại tỷ suất sinh lợi dương cho cổ đông của các công ty bên bán, trong khi đó chiều hướng tác động đến cổ đông của công ty bên mua lại không rõ ràng.

Công ty bên bán (Targets)

Bảng 3.5. CAAR của công ty ên án khi có sự khác iệt về đối tác tham gia M&A

Cửa sổ sự kiện

Có yếu tố nước ngoài Giữa các công ty nội địa CAAR (%) t-test CAAR CAAR (%) t-test CAAR

[-20, +20] 1.63 1.3182 2.53** 2.4032

[-10, +10] 1.76* 2.0098 1.93** 2.6186 [-5, +5] 1.57** 2.7626 1.91** 4.0088

[-3, +3] 0.88 1.4711 1.97** 3.6743

[-2, +2] 0.43 1.0092 0.99** 2.6537

[-1, +1] 0.03 0.0617 0.30 0.8309

[-20 , -16] 0.97** 2.1967 1.62** 4.3393

[-15, -6] 0.26 0.3578 -0.26 -0.4220

[-5,-1] 1.20** 2.879 0.30 0.8635

[+1, +5] 0.51 1.3308 1.50** 4.6567

[+6, +15] -0.68 -0.9859 -0.83 -1.4410 [+16, +20] -0.26 -0.5926 -0.16 -0.4474

Ghi chú: Các mức có ý nghĩa thống kê: **=5%;*=10%

(Nguồn: Tính toán của tác giả,2017) Kết quả nghiên cứu cho thấy đúng nhƣ giả thuyết ban đầu đã dự kiến, dù là M&A có yếu tố nước ngoài hay M&A giữa các công ty trong nước đều mang lại tỷ suất sinh lợi bất thường dương cho cổ đông các công ty bên bán.

Đối với M&A xuyên quốc gia, CAAR dương và có ý nghĩa thống kê tại các cửa sổ [-20 , -16], [-5,-1], ],[-5, +5] ],[-10, +10].

Đối với M&A nội địa, hầu hết các cửa số sự kiện đều có đƣợc CAAR dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, khi mở rộng xem xét toàn bộ thời gian kiểm định [-20,+20] CAAR đạt 2,53%. Nếu xét về mức độ tác động thì M&A nội địa mang lại lợi suất sinh lợi bất thường cao hơn so với M&A xuyên

quốc gia tại các cửa sổ sự kiện khác nhau. Có thể thấy so với M&A nội địa, giao dịch M&A xuyên quốc gia thường có những khó khăn nhất định xuất phát từ các yếu tố đặc thù nhƣ khác nhau về chuẩn mực kế toán, chính sách thuế, tác động tỷ giá, rào cản thị thường,...cùng với đó là sự chênh lệch về trình độ am hiểu M&A, bất cân xứng thông tin, định giá tài sản vô hình,... Tập hợp các yếu tố này đã tạo nên rào cản trong việc tạo ra sức mạnh cộng hưởng từ M&A.

Nhƣ vậy, M&A nội địa hay M&A xuyên quốc gia đều có tác động tích cực đến TSSL cổ phiếu của các công ty bên bán nhƣng nếu so sánh về mức độ thì M&A nội địa mang lại TSSL cao hơn bởi những rào cản tồn tại trong M&A xuyên quốc gia.

Công ty bên mua (Bidders)

Bảng 3.6. CAAR của công ty ên mua khi có sự khác iệt về đối tác tham gia M&A

Cửa sổ sự kiện

Có yếu tố nước ngoài Giữa các công ty nội địa CAAR (%) t-test CAAR CAAR (%) t-test CAAR

[-20, +20] 3.48* 3.6256 0.16 0.2118

[-10, +10] 1.95 0.9204 -0.65 -0.9604

[-5, +5] 0.60 0.3459 -0.83* -1.7951

[-3, +3] 1.43* 5.6533 -0.58* -1.7455

[-2, +2] 1.53 2.4140 -0.02 -0.0473

[-1, +1] 1.32 1.8921 0.37 1.3794

[-20 , -16] 0.00 -0.0060 0.11 0.3865

[-15, -6] 0.95 0.7250 -0.71 -1.5791

[-5,-1] -0.20 -0.2154 -0.03 -0.0752

[+1, +5] 0.46 0.3888 -0.83** -2.6830 [+6, +15] -0.53 -1.1939 -0.28 -0.6671 [+16, +20] 1.10* 3.2884 0.63** 2.3277

Ghi chú: Các mức có ý nghĩa thống kê: **=5%;*=10%

(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2017)

Mặc dù số quan sát đối với hình thức doanh nghiệp Việt Nam mua một phần sở hữu hay tài sản của công ty nước ngoài có số lượng giới hạn trong bộ mẫu quan sát, do đó có thể không mang tính chất đại diện toàn bộ và cần có nghiên cứu khác mở rộng hơn.

Tuy nhiên, quan sát thống kê bước đầu cho thấy, thị trường ghi nhận TSSL bất thường dương tại cửa sổ đối xứng qua ngày sự kiện [-3;+3] với CAAR=1,43%, cửa sổ sau sự kiện [+16, +20] với CAAR=1,17% và bao quát toàn bộ thời gian kiểm định với cửa sổ sự kiện [-20;+20] thì CAAR lên đến 3.48% , tất cả các giá trị này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong khi đó, M&A nội địa lại ghi nhận một tác động tiêu cực đến các công ty bên mua.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của thông điệp lên hành vi gắn kết của ngƣời dùng trên trang thƣơng hiệu trƣờng hợp facebook tại việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)