Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của thông điệp lên hành vi gắn kết của ngƣời dùng trên trang thƣơng hiệu trƣờng hợp facebook tại việt nam (Trang 77 - 86)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

3.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Hạn chế của đề tài:

Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, đề tài đã làm rõ tác động của thông tin M&A đến TSSL cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn tồn tại có một số hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, do điều kiện về dữ liệu và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tác động của M&A đến TSSL cổ phiếu trong ngắn hạn.

Thứ hai, nghiên cứu chƣa loại trừ đƣợc các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến yếu tố rò rỉ thông tin về giao dịch M&A, cụ thể các giao dịch mà bên mua hoặc bán là ban điều hành, công ty con, cán bộ nhân viên hoặc công ty mẹ chưa bị bị loại ra khỏi bộ mẫu do đó nó có thể ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu chƣa xem xét bao hàm đƣợc hết các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến TSSL bất thường như biên độ biến động giá cổ phiếu, khối lƣợng giao dịch, quy mô vốn,..

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài:

Trên cơ sở khắc phục các hạn chế còn tồn tại, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ đƣợc mở rộng nghiên cứu tác động của M&A đến TSSL cổ phiếu trong dài hạn bằng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ xem xét đầy đủ hơn các yếu tố riêng có đặc thù của thị trường Việt Nam có thể gây tác động đến giá cổ phiếu khi thực hiện M&A cũng nhƣ phân tích đa biến để xác định các nhân tố tác động đến TSSL bất thường.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu phản ứng của giá cổ phiếu khi thông tin M&A được công bố, dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 125 trường hợp quan sát được trong giai đoạn 2008-2016 kết hợp với phương pháp nghiên cứu sự kiện, đề tài đã kiểm định giả thuyết H0: “sự kiện M&A được công bố không có tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty. Khi xem xét tác động của M&A đối với các công ty bên bán, đề tài đã ghi nhận CAAR dương tích cực .Trong khi đó, CAAR của các công ty bên mua lại thể hiện phản ứng tiêu cực trước thông tin M&A. Kết quả là giả thuyết H 1 : “Các thông báo về giao dịch M&A sẽ tạo ra tỷ suất sinh lợi bất thường dương cho cổ phiếu của các công ty bên bán (Targets), trong khi đó lại tạo ra tỷ suất sinh lợi bất thường âm cho cổ phiếu của các công ty bên mua (Bidders)” đƣợc chấp nhận.

Bên cạnh đó, những kỳ vọng của thị trường về lợi nhuận có được từ M&A khi có sự khác biệt về phương thức thanh toán và yếu tố đối tác tham gia cũng được xem xét trong đề tài này. Đối với phương thức thanh toán, kết quả đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả cho thấy thị trường ghi nhận tác động tích cực của M&A thanh toán bằng tiền mặt đối với cổ phiếu của các công ty bên bán , trong khi đó M&A thanh toán bằng cổ phiếu lại có tác động tiêu cực. Đối lập với kết quả trên, CAAR dành cho cổ phiếu công ty bên mua lại có giá trị âm khi M&A đƣợc chi trả bằng tiền mặt và thấp hơn đáng kể so với M&A chi trả bằng cổ phiếu. Nhƣ vậy giả thuyết H 2 : “M&A thực hiện chi trả bằng tiền mặt sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi bất thường cao hơn so với M&A thực hiện chi trả bằng cổ phiếu” đƣợc chấp nhận đối với các công ty bên bán và bác bỏ khi xem xét đối với công ty bên mua.

Mặc dù số quan sát đối với hình thức doanh nghiệp Việt Nam mua một phần sở hữu hay tài sản của công ty nước ngoài có số lượng giới hạn trong bộ

mẫu quan sát, do đó có thể không mang tính chất đại diện toàn bộ và cần có nghiên cứu khác mở rộng hơn. Tuy nhiên, quan sát thống kê bước đầu cho thấy, thị trường ghi nhận TSSL bất thường dương đối với công ty bên mua khi tham gia M&A xuyên quốc gia, trong khi đó M&A nội địa lại ghi nhận một tác động tiêu cực. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy đúng nhƣ giả thuyết ban đầu đã dự kiến, dù là M&A có yếu tố nước ngoài hay M&A giữa các công ty trong nước đều mang lại tỷ suất sinh lợi bất thường dương cho cổ đông các công ty bên bán nhưng tỷ suất sinh lợi bất thường có được từ M&A nội địa lại cao hơn M&A xuyên quốc gia.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài cũng đã đƣa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện tính hiệu quả của hoạt động M&A tại Việt Nam, tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xây dựng các kênh kiểm soát thông tin nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên thị trường.

- Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ môi giới và tƣ vấn hỗ trợ hoạt động M&A của các đơn vị trung gian, để thực sự trở thành nhà thiết lập “thị trường” cho bên mua và bên bán gặp nhau thuận tiện cũng như nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho các bên.

- Xây dựng có cơ chế kiểm soát việc định giá và xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa các bên tham gia M&A thực hiện thanh toán bằng cổ phiếu.

- Đẩy mạnh việc xóa bỏ dần các rào cản đối với M&A xuyên quốc gia nhằm gia tăng những giá trị cộng hưởng tích cực mang lại cho các bên tham gia nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Do hạn chế về thời gian, trình độ và kiến thức của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Thu Hiền & Lê Tường Luật (2011), “Ảnh hưởng của công bố thông tin thâu tóm sáp nhập lên suất sinh lợi cổ phiếu Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Phát triển KH&CN ĐHQG, 14(2), 1859-0128.

[2]. Bùi Thị Thanh Hương (2014), Ảnh hưởng của công bố mua lại và sáp nhập đến lợi ích cổ đông trong các công ty niêm yết tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản: Lý thuyết &

thực hành quản lý ứng dụng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Hòa Nhân (2009), “ M&A ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cơ bản”, Tạp chí Khoa học Và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng (số 5).

Danh mục tài liệu Tiếng Anh:

[6]. Asquith (1983), “Merger bids, uncertainty, and stockholder returns”, Journal of Financial Economics, 11, 51-83.

[7]. Bagnoli, M., Gordon, R., & Lipman, B. (1989), “Stock Repurchase as a Takeover Defense”, Review of Financial Studies, 2 (3), 423-444.

[8]. Bradley, M.,A. Desai., and E.H. Kim (1988), "Synergistic Gains from Corporate Acquisitions and Their Division Between the Stockholders of Target and Acquiring Firms", Journal of Financial Economics, 21, 3-40.

[9]. Brown, S., Warner, J.B (1985), “Using daily stock returns: the case of event studies”, Journal of Financial Economics, 14, 03-13.

[10]. Bruner, R.F (2004), “Applied Mergers & Acquisitions”, Journal of Financial Economics, 11, 02-40.

[11]. Campa, J.M. and I. Hernando (2004), “Shareholder wealth creation in European M&As”, European Financial Management, 10(1), 47-81.

[12]. Chen, XY & Zhang, TY (1999), "The Market Reaction of Assets Restructuring", Economic Research Journal , 9, 47-55

[13]. Conn, R.L. and F. Connell (1990), “International Mergers:Returns to U.S. and British Firms”, Journal of Business Finance & Accounting, 17(5), 689-711.

[14]. Corhay, A. and A.T. Rad (2000), “International acquisitions and shareholder wealth: Evidence from the Netherlands”, International Review of Financial Analysis, 9(2), 163-174.

[15]. Firth, M. (1991), “Corporate takeovers, stockholders returns and executive rewards”, Managerial and Decision Economics, 12(6), 421-428.

[16]. Franks, J.R., Harris, R.S (1989), “Shareholder wealth effects of corporate takeovers: the UK experience 1955-1985”, Journal of Financial Economics, 23, 225-249.

[17]. G.William Schwert (1996), “Markup pricing in mergers and acquisitions”, Journal of Financial Economics, 41(2), 153-192.

[18]. Gordon, M.J. & Yagil, J. (1981), "Financial gains from conglomerate mergers", The Journal of Business, 3, 103-142

[19]. Harris, R. and Ravenscraf (1991), “The Role of Acquisitions in Foreign Direct Investment: Evidence from the U.S. Stock Market”, Journal of Finance, 46 (3), 825-844.

[20]. Huang, Y.and R.Walking (1987), “Target Abnormal Returns Associated with Acquisition Announcements: Payment, Acquisition form, and Managerial Resistance”, Journal of Financial Economics, 19(2), 329-350.

[21]. Jensen, M. C (1986), "Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance and Takeovers", American Economic Review, 76, 323-29.

[22]. Lewellen, A. Rosenfeld (1985), “Merger Decisions and Executive Stock Ownership”, Journal of Accounting and Economics, 7, 32-209.

[23]. MacKinLay (1997), “Event studies in Economics and Finance”, Journal of Economic Literature, 35, 13–39.

[24]. Manne , H. G. (1965), “Mergers and the Market for Corporate Control”, Journal of Political Economy, 75, 110-26.

[25]. Michael C. Jensen and Richard S. Ruback (1983), “The market for corporate control : The scientific evidence”, Journal of Financial Economics, 11, 5-50.

[26]. Morck, R., Shleifer, A., Vishny, R. (1990), “The stock market and investment: is the market a sideshow?”, Brookings Papers on Economic Activity 1990, 2, 157-215.

[27]. Mueller, D. C (1969), “A theory of Conglomerate Mergers”, Quarterly Journal of Economics, 83, 643-659.

[28]. Dinh Bao Ngoc & Nguyen Chi Cuong (2016), “ Dividend Annoucement and Ex-Dividend Effects on stock return”, Proceedings of International conference on accounting and finance 2016, 276-283.

[29]. Parkinson (1991), “Hostile takeover bids and shareholder wealth: some UK evidence”, European Management Journal, 9, 454-459.

[30]. Peter Dodd (1980), “Merger proposals, management discretion and stockholder wealth”, Journal of Financial Economics, 8(2), 105-137.

[31]. Peter Dodd and Richard Ruback (1977), “Tender offers and stockholder returns : An empirical analysis”, Journal of Financial Economics, 5, 351-373.

[32]. Richard Roll (1986), “The hubris Hypothesis of Corporate Takeovers”

,The Journal of Business, 59(2), 197-216.

[33]. Shleifer & Vishny (1989), “The Case of Manager-Specific Investments”, Journal of Financial Economics, 25, 123-139.

[34]. Shleifer, Andrei, and Robert W Vishny. 1989. “Managerial Entrenchment: The Case of Manager-Specific Investments.” Journal of Financial Economics, 25 (1), 123-139.

[35]. Steiner, Peter O (1975), Mergers: Motives, Effects, Policies, Ann Arbor: The University of Michigan Press.

[36]. Wansley J., Lane W., and Yang H (1983), “Abnormal returns to acquiring firms by type of acquisition and method of payment”, Financial Management, 12, 16-22.

[37]. Wong, A., K. Cheung and T. Mun (2009), “The effects of merger and acquisition announcements on the security prices of bidding firms and target firms in Asia”, International Journal of economic and finance, 1, 274-283.

[38]. W.M. Pinkerton & Keown A.J. (1981), “Merger announcements and insiders trading activity: An Emperical investigation”, Journal of Finance, 36(4), 855-869.

download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của thông điệp lên hành vi gắn kết của ngƣời dùng trên trang thƣơng hiệu trƣờng hợp facebook tại việt nam (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)