CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
1.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.4.5. Chính sách kế toán về doanh thu
Với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, kế toán ghi nhận doanh thu phải tuân theo nguyên tắc phù hợp với các chi phí đã chi ra.
* Đối với các khoản doanh thu về sản xuất, kinh doanh, thương mại và thu nhập khác thì việc ghi nhận doanh thu tuân theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
- Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ: Bán hàng; cung cấp dịch vụ; tiền lãi, và lợi nhuận đƣợc chia; các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên.
- Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận khi kết quả giao dịch đó đƣợc xác định một cách đáng tin cậy.
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Phần công việc hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:
+ Đánh giá phần công việc hoàn thành
+ So sánh tỷ lệ % giữa khối lƣợng công việc đã hoàn thành với tổng khối lƣợng công việc phải hoàn thành
+ Tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ƣớc tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán
định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
Một trong ba phương pháp xác định phần công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu trong kỳ phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Các nhà quản trị có thể ghi nhận tăng doanh thu trong kỳ so với thực tế bằng cách đánh giá phần công việc hoàn thành, tỷ lệ % giữa khối lƣợng công việc đã hoàn thành với khối lƣợng công việc phải hoàn thành hoặc tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ƣớc tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ tăng lên. Hoặc ngƣợc lại có thể ghi nhận doanh thu giảm đi.
Việc xác định mức doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trong kỳ, từ đó có thể làm cho lợi nhuận kế toán tăng lên hoặc giảm đi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.
1.4.6. Chính sách kế toán về chi phí đi vay
Chi phí đi vay bao gồm lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp, bao gồm: lãi tiền vay, chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục vay, trả lãi vay định kỳ về thuê tài chính,...Đối với các khoản chi phí đi vay phát sinh trong kỳ doanh nghiệp cần phân biệt khoản chi phí nào đƣợc vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ, khoản chi phí nào không đƣợc phép và chỉ đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân biệt này ảnh hưởng đến lợi nhuận của kỳ báo cáo vì giả thuyết rằng tất cả các khoản chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đều đƣợc ghi nhận vào chi phí tài chính từ đó sẽ làm cho chi phí trong kỳ tăng lên dẫn đến giảm lợi nhuận. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc xác định khoản chi phí đi vay nào đƣợc vốn hóa, khoản nào không đƣợc vốn hóa, thời điểm nào vốn hóa, thời điểm nào chấm dứt việc vốn hóa ranh giới xác định này doanh nghiệp có thể lựa chọn. Ví dụ, chi phí đi vay liên quan đến việc xây dựng một xưởng sản xuất sẽ được vốn
hoá trong kỳ khi các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình xây dựng nhà xưởng đó được lấy từ vốn vay để làm. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh cho quá trình xây dựng cơ bản đó để giữ lại mà không có đƣa vào hoạt động xây dựng nhà xưởng thì chi phí đi vay không được vốn hoá. Song việc có đưa vào hoạt động xây dựng hay không tùy theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách kế toán nhƣ: Khái niệm, vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các chính sách kế toán. Luận văn giới thiệu một số chính sách kế toán liên quan trực tiếp đến các đặc thù hoạt động của công ty đang nghiên cứu cũng nhƣ các lựa chọn của chính sách nằm trong phạm vi chuẩn mực cho phép nhằm mục tiêu quản trị lợi nhuận, chính sách thuế của Nhà nước, thông tin cung cấp ra bên ngoài và khả năng của kế toán,…Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chương thứ hai khi tác giả đi vào phân tích thực trạng chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI