CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CTCP NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI
3.4. HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Báo cáo tài chính là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu, là cơ sở để các nhà đầu tƣ, nhà tài trợ, các đối tác,… đƣa ra các quyết định đối với công ty.
Theo chuẩn mực số 21 về trình bày báo cáo tài chính: “Khi quyết định việc
trình bày chính sách kế toán cụ thể trong báo cáo tài chính Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp phải xem xét xem việc diễn giải này có giúp cho người sử dụng hiểu được cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp”.
Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách kế toán đang vận dụng một cách chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính ra quyết định chính xác.
Tuy nhiên, trên thuyết minh báo cáo tài chính, các thông tin về chính sách kế toán tại công ty còn trình bày chung chung chƣa nêu chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin am hiểu về kế toán có thể nắm được. (Phụ lục) Hầu hết các thông tin về chính sách kế toán công ty đang áp dụng chỉ nêu ở mức độ theo chuẩn mực hay thông tƣ số bao nhiêu chứ chƣa chi tiết cụ thể. Ví dụ trong chính sách hàng tồn kho công ty chỉ ghi chung chung “ hàng tồn kho đƣợc xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí bảo hiểm và các chi phí trực tiếp phát sinh khác” công ty chƣa nêu rõ được phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp xuất kho. Như vậy, thuyết minh báo cáo tài chính của công ty chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng có liên quan mặt dù các đối tƣợng này có am hiểu về kế toán.
Việc trình bày các chính sách kế toán sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty rất ngắn gọn, súc tích nhƣng không thực sự cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách kế toán của công ty đang sử dụng cho các đối tƣợng có liên quan. Và công ty cũng chƣa chú ý đến việc thuyết minh báo cáo tài chính trình bày nhƣ thế đã thỏa mãn đƣợc nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng sử dụng hay chƣa.
Để thuyết minh báo cáo tài chính đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng có liên quan, công ty cần nêu rõ các chính sách kế toán đang vận dụng. Cụ thể các chính sách sau:
Chính sách liên quan đến hàng tồn kho, công ty cần nêu rõ: hệ thống quản lý hàng tồn kho cho từng mặt hàng, xác định giá trị hàng tồn kho nhập kho theo nguyên tắc giá gốc thì những chi phí nào thường được ghi vào giá gốc, các phương pháp tính giá xuất kho công ty đang sử dụng cho các mặt hàng, đối với công cụ dụng cụ thì việc phân bổ vào chi phí khi xuất dùng nhƣ thế nào, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì công ty thường lập đối với những mặt hàng nào và cơ sở lập dự phòng tại công ty ra sao.
Chính sách liên quan đến tài sản cố định, công ty cần nêu rõ: danh mục tài sản cố định tại công ty, xác định nguyên giá tài sản cố định nhƣ thế nào, phương pháp tính khấu hao tài sản cố định và thời gian sử dụng của từng tài sản cố định tại công ty, chi phí sửa chữa tài sản cố định đƣợc phân bổ hay trích trước như thế nào (mức phân bổ hay trích trước là bao nhiêu và cơ sở của việc phân bổ hay trích trước).
Chính sách liên quan đến nợ phải trả: công ty cũng cần nêu rõ mức dự phòng phải trả (dự phòng bảo hành sản phẩm), chi phí trả trước (phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ) và mức phân bổ, đối với chi phí trích trước cũng tương tự: trích trước cho đối tượng nào, căn cứ trích trước và mức trích trước là bao nhiêu.
Chính sách liên quan đến doanh thu: công ty cần công bố rõ điều kiện ghi nhận doanh thu trong từng trường hợp bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, công ty có thể lập thuyết minh báo cáo tài chính nhƣ sau:
Các chính sách kế toán áp dụng 1- Cơ sở lập báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính đƣợc lập trên cơ sở dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền)
2- Nguyên tắc xác định các khoản tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lƣợng tiền xác định cũng nhƣ không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
3- Hàng tồn kho:
* Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí bảo hiểm và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
* Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng thì tùy vào thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp tiến hành phân bổ vào chi phí cho hợp lý.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
* Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Thời điểm và mức lập: dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng.
- Đối tƣợng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại công ty: bột mỳ - Cơ sở lập dự phòng: vào cuối niên độ kế toán căn cứ vào giá thị trường của bột mỳ do các chuyên gia dự đoán của Việt Nam và thế giới sau ngày lập báo cáo tài chính.
4- Các khoản thu thương mại và phải thu khác:
Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi
nhận theo hóa đơn, chứng từ.
Dự phòng phải thu khó đòi đƣợc lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra, cụ thể nhƣ sau:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trờ lên.
Đối với nợ phải thu chƣa quá hạn thanh toán nhƣng khó có khả năng thu hồi: căn cứ vào dự kiến mức tổn thất để lập dự phòng.
5- Tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có đƣợc tài sản cố định tính đến thời điểm đƣa tài sàn đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ đƣợc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên đƣợc ghi nhận ngay vào chi phí.
Khi tài sản cố định hữu hình đƣợc bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế đƣợc xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều đƣợc tính vào thu nhập hay chi phí trong năm.
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính. Thời hạn khấu hao Công ty tính theo thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ (lấy nguyên giá theo giá trị còn lại của TSCĐ) . Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định hữu hình nhƣ sau:
- Nhà cữa vật kiến trúc: 25 năm
- Máy móc thiết bị: 5 năm, riêng máy lạnh, trạm biến áp là 10 năm.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 10 năm.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5 năm, riêng máy vi tính, máy photo, két sắt: 10 năm.
6- Tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Tài sản cố định vô hình của Công ty bao gồm:
* Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là toàn bộ các chi phí thực tế Công ty đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quỵền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lâp mặt băng, lệ phí trước bạ...
* Phần mềm máy tính
Giá mua của phần mềm máy tính mà không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì đƣợc vốn hoá. Nguyên giá của phần mềm máy tính là toàn bộ các chi phí mà Công ty đã chi ra tính đến thời điểm đƣa phần mềm vào sử dụng. Phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm.
7- Đầu tƣ tài chính:
Các khoản đầu tƣ vào chứng khoán, công ty con, công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đƣợc ghi nhận theo giá gốc.
Dự phòng giảm giá chứng khoán đƣợc lập cho từng loại chứng khoán được mua bán trên thị trường và có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách. Dự phòng tổn thất cho các khoản đầu tƣ tài chính vào các tổ chức kinh tế khác đƣợc trích lập khi các tổ chức kinh tế này bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh
trước khi đầu tư) với mức trích lập tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Công ty trong các tổ chức kinh tế này.
Khi thanh lý một khoản đầu tƣ, phần chênh lệch giữa giá trị thanh lý thuần và giá trị ghi sổ đƣợc hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí.
8- Các khoản phải trả thương mại và phải trả khác:
Các khoản phải trả thương mại và phải trả khác được hạch toán theo hóa đơn, chứng từ.
9- Chi phí trả trước dài hạn:
* Chi phí trả trước dài hạn: Chi phí trả trước dài hạn bao gồm tiền thuê đất (đã trả trước cho người cho thuê), chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian phân bổ lớn hơn 01 năm (thường là 3 năm như đã trình bày ở phần xác định giá trị công cụ dụng cụ xuất kho) và các khoản chi phí trả trước dài hạn khác (chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định).
* Chi phí khác.
* Phương pháp phân bổ chi phí trả trước;
- Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ:
+ Chi phí phát sinh trên 10 triệu đến dưới 15 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu việc phân bổ chi phí không làm tăng chi phí đột biến trong năm tài chính đó (hay công ty làm ăn có lãi) thì công ty sẽ phân bổ hết trong năm tài chính đó. Ngƣợc lại, nếu công ty kết quả kinh doanh không đƣợc tốt thì công ty sẽ phân bổ sang năm tài chính khác.
+ Chi phí phát sinh trên 15 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 2 năm tài chính trở lên.
+ Chi phí phát sinh trên 15 triệu đồng thời làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là nâng cấp TSCĐ và ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
- Đối với chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng:
Các loại công cụ dụng cụ không đủ điều kiện tài sản cố định nhƣ: bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy tính, máy điều hòa,....sẽ đƣợc phân bổ trong 3 năm
10- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ:
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bằng ngoại tệ đƣợc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái đƣợc hạch toán vào thu nhập hoạch chi phí trong năm tài chính.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập bằng ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ vào cuối năm tài chính, đƣợc quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đƣợc phản ánh lũy kế và phân bổ vào thu nhập hoạch chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.
- Ngoại tệ xuất dùng theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
11- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán hàng
Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Đối với hoạt động kinh doanh bán hàng tại công ty gồm 2 hoạt động bán hàng nội địa và xuất khẩu. Với bán hàng nội địa thường công ty ghi nhận doanh thu khi đã giao hàng hóa và người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo hợp đồng; Và với xuất khẩu, công ty thường xuất theo giá FOB với phương thức thanh toán là L/C thì công ty sẽ ghi nhận doanh thu khi hàng qua lan can tàu tại cảng giao hàng (vì với phương thức L/C chắc chắn công ty sẽ thu đƣợc tiền hàng).
- Doanh thu hoạt động Tài chính: việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính của công ty tuân thủ đầy đủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
(a) Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
12- Số dƣ đầu kỳ:
Số dƣ đầu kỳ căn cứ vào báo cáo tài chính của năm 2013 của đơn vị mang sang đã đƣợc kiểm toán bỡi Công ty Kiểm toán AAC và quyết định của Tổng công ty.
Tóm lại, công ty cần trình bày cụ thể các chính sách kế toán đang sử dụng để những đối tƣợng không am hiểu về kế toán sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể hiểu đƣợc. Các chính sách phải trình bày minh bạch và trung thực theo thực tế tại đơn vị. Để công bố thông tin đầy đủ thì công ty cần có chính sách kế toán rõ ràng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua tìm hiểu thực trạng vận dụng chính sách kế toán tại Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi và thực hiện phỏng vấn chuyên sau Ban Quản lý để biết đƣợc kế hoạch kinh doanh và mục tiêu nhà quản trị trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2013, tác giả đã nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán cho đơn vị nhằm khắc phục những tồn tại của bộ máy kế toán hiện tại, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị và phù hợp với mục tiêu của nhà quản trị.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Vận dụng đúng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay, nhằm mang lại một kết quả tính toán chính xác về doanh thu, chi phí và lợi nhuận để quản lý tài chính của đơn vị đƣợc tốt hơn từ đó có đƣợc một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trong thời gian tới, đồng thời cung cấp đƣợc ra bên ngoài những thông tin đáp ứng được nhu cầu người quan tâm.
Cùng với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cũng phải lựa chọn các chính sách kế toán để hạch toán cho phù hợp với các mục tiêu nhà quả trị, tình hình hoạt động sản xuất của cũng nhƣ trình độ của kế toán của đơn vị mình.
Với kết quả nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn nhƣ sau:
- Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách kế toán tại các doanh nghiệp.
- Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng và những tồn tại về chính sách kế toán tại Chi nhánh Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi để rút ra đƣợc những nguyên nhân và kinh nghiệp.
- Thứ ba, dựa trên những cơ sở lý luận ở chương 1 và những tồn tại khi nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán hiện tại, kết hợp với những đặc điểm sản xuất, mục tiêu của nhà quản trị, luận văn đã xây dựng chính sách kế toán ở đơn vị khắc phục những tồn tại hiện tai đồng thời phù hợp với các mục tiêu nhà quản trị, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị.
Với những nội dung và đề xuất đã trình bày trong toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn chính sách kế toán mà luận văn đã nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực cho đơn vị trong công tác quản lý tài chính nói chung và mục