Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tƣ nhân ở Thái Nguyên
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh: thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai, huyện Phú Lương, huyện Đại Từ, huyện Định Hóa cũng đã biên soạn của lịch sử Đảng bộ địa phương mình qua các giai đoạn lịch sử. Những cuốn sách đó không chỉ giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa của mỗi địa phương, mà còn phản ánh rõ nét quá trình các Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn, trong đó có thành phần KTTN.
Cuốn sách: Thái Nguyên - Thế và lực mới trong thế kỉ XXI, của Chu Viết Luân [70]. Tác phẩm có nội dung cơ bản là cung cấp những thông tin chung nhất, những kiến thức cơ bản nhất cho người đọc về sự hình thành và phát triển kinh tế, văn hóa cũng như tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thái Nguyên.
Trong phần I, cuốn sách đã đề cập những nét khái quát về lịch sử, mảnh đất, con người Thái Nguyên. Phần II, tác giả đã đưa ra 14 chương trình kinh tế trọng điểm của Thái Nguyên. Phần III và phần IV, đề cập đến các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên. Phần V, tác giả giới thiệu về trung tâm Giáo dục và Đào tạo vùng Việc Bắc. Phần VII, VIII, là bức tranh toàn cảnh về kinh tế và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Phần IX đề cập đến văn hóa - thông tin của tỉnh Thái Nguyên.
Phần cuối cùng, cuốn sách giới thiệu những nét tổng quan về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những nội dung trên đã cung cấp cho tác giả những thông tin quan trọng khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thành phần KTTN, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Tình hình và nhiệm vụ của tỉnh Thái Nguyên [140], công trình đã trình bày có hệ thống đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử truyền thống văn hóa của tỉnh Thái Nguyên; quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thực hiện đường lối đổi mới đất nước, xây dựng
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong đó có đề cập đến việc phát triển KTTN.
Tác phẩm: Địa chí Thái Nguyên, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thái Nguyên [116]. Đây là công trình phản ánh một cách khái quát nhất về Thái Nguyên, giúp cho người đọc có những hiểu biết rõ nét về lịch sử phát triển, điều kiện tư nhiên, xã hội, các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để các nhà nghiên cứu tham khảo, sử dụng trong quá trình nghiên cứu về tỉnh Thái Nguyên. Công trình cũng là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Đảng bộ các địa phương trong tỉnh hoạch định những chủ trương và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Cuốn: Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập (1997 - 2011) [22], công trình đã hệ thống hóa các số liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên qua các giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011. Công trình được chia làm 3 phần: phần thứ nhất đề cập đến tổng quan kinh tế - xã hội của tỉnh;
phần thứ hai đề cập đến thực trạng từng lĩnh vực kinh tế xã hội; phần thứ ba đề cập đến số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh sau 15 năm tái lập (1997 - 2011). Công trình đã có những phân tích đánh giá về từng lĩnh vực, trong đó có thành phần KTTN với hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, số lượng hộ kinh tế cá thể, công ty cổ phần... Tuy nhiên, công trình về cơ bản mới chỉ dừng lại phạm vi cung cấp những con số cụ thể, chưa phân tích được những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng.
Đề tài: Tác động của Nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên, của Lê Quang Dực [35].
Luận án đã hệ thống hóa quan điểm của các nhà khoa học về vị trí, vài trò của kinh tế hộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chỉ rõ vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của bộ phận kinh tế này. Luận án đã đi sâu
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
phân tích thực trạng của kinh tế hộ nông dân ở Thái Nguyên và nêu ra những biện pháp nhằm đưa kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa.
Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế, của Lê Văn Tâm [90]. Trong chương 1 tác giả đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN và phương hướng nghiên cứu của đề tài. Chương 2 đề cập đến thực trạng phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3 tác giả nêu ra những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển KTTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Thái Nguyên.
Bài báo: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè tại tỉnh Thái Nguyên, của Đỗ Thị Phương Thúy [100]. Tác giả đề cập đến tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên, thực trạng năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp chế biến chè tỉnh Thái Nguyên và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020.
Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên, của Trần Đình Tuấn [120]. Đề tài đã tập trung phân tích những cơ sở khoa học về phát triển KTTN và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Tác giả cũng đã chỉ rõ thực trạng của KTTN tỉnh Thái Nguyên và thông qua quá trình nghiên cứu nêu bật được những kết quả phát triển của KTTN. Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm đưa KTTN của tỉnh phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Đề tài: Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến năm 2010, của Hoàng Thị Mỹ Hạnh [53]. Tác giả đã đề cấp đến những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời trình bày rõ nét quá trình chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010.
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững, của Phạm Thị Nga [78]. Tác giả đã phân tích và
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
làm rõ những cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững. Từ đó, tác giả tập trung chỉ rõ thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái Nguyên và những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thái Nguyên trong đó có đề cập đến thành phần KTTN.
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, của Nguyễn Minh Tuấn [121]. Tác giả đã khái quát những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó, tác giả đi sâu phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp bằng những biện pháp và hành động cụ thể, trong đó có đề cập đến KTTN mà cụ thể là kinh tế hộ gia đình. Thông qua việc nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đaọ kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
Tất cả các công trình trên, với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội của Thái Nguyên trong mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập toàn diện và có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU