Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
Vị trí địa lý: Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc. Với diện tích đất tự nhiên 3.541,1 km2, nằm trong hệ tọa
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
độ địa lý: Từ 21019’ đến 22003’ vĩ độ Bắc, từ 105029’ đến 106015’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.
Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Thái Nguyên có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua trong đó có 4 đường cao tốc và quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh Thái Nguyên lên Cao Bằng, Quốc lộ 1B chạy qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai nối liền với Lạng Sơn, Quốc lộ 19 chạy qua Bắc Giang thông với huyện Phú Bình (Thái Nguyên), đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Ngoài ra, tỉnh có nhiều tuyến đường sắt, cùng nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh khác thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu trao đổi buôn bán hàng hóa. Do đó Thái Nguyên là cửa ngõ đi vào khu vực Việt Bắc.
Như vậy, Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực Việt Bắc, đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Là điều kiện tốt để các DNTN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, giao thông, du lịch và thương mại. Đồng thời, đây cũng là một lợi thế lớn để Thái Nguyên mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Địa hình: Thái Nguyên được phân chia thành ba vùng: Khu vực vùng núi tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương, khu vực này có địa hình cao, bị chia các mạnh với nhiều núi đá vôi, thung lũng, sông suối hẹp do đó việc đi lại gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh - tế xã hội; khu vực đồi cao, núi thấp ở các huyện Đồng Hỷ, phía Nam Đại Từ, phía Nam Phú Lương; khu vực đồng bằng, đồi núi thấp tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần huyện Đồng Hỷ, ở đây tập trung một
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
lượng lớn dân cư sinh sống, giao thông đi lại thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Sông ngòi: Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, cùng với tác động của địa hình nên có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ Chợ Mới (Bắc Kạn) chảy xuống Thái Nguyên qua các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên tạo nên trục đối xứng cho lãnh thổ tỉnh từ phía Bắc xuống phía Nam.
Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hóa) chảy qua huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, xuống Phổ Yên và hợp với dòng sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Trên sông Công có hồ Núi Cốc, hàng năm cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho trên 12.000 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra, Thái Nguyên còn nhiều sông ngắn nhỏ như: sông Đu, sông Nghinh Tường, sông Dong, sông Chu, sông Khe Mo, Huống Thượng… và nhiều sông nhỏ khác. Các sông, suối hàng năm cung cấp một lượng nước lớn cho sản xuất nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của nhân dân.
Tài nguyên khoáng sản: nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên là địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó có nhều khoáng sản quý như than, vàng, chì, sắt, kẽm… Trong đó, vàng tập trung chủ yếu ở Võ Nhai; sắt ở Phổ Yên, Đồng Hỷ; Phú Lương, than ở Phú Lương. Đây chính là một lợi thế lớn của tỉnh để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản cũng như thu hút các nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực này.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, đào tạo của vùng trung du miền núi Đông Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi buôn bán hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ. Tỉnh cũng là trung tâm công nghiệp lớn với các khu công nghiệp như:
Giang Thép, Sông Công, Yên Bình… thu hút một số lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Về tín ngưỡng - tôn giáo: Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em sinh sống với các tôn giáo chính là đạo Phật, đạo Thiên chúa giáo và Tin lành. Tuy có nhiều tôn giáo và dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng trên địa bàn tỉnh không có xung đột sắc tộc, tôn giáo, các tộc người và đồng bào tôn giáo chung sống hòa thuận, phấn đấu sản xuất phát triển kinh tế của quê hương.
Thái Nguyên có nhiều địa danh được khai thác để phát triển ngành du lịch, dịch vụ như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác Bảy tầng… Đặc biệt khu di tích lịch sử cách mạng ATK (an toàn khu) huyện Định Hóa với hơn 120 điểm di tích lịch sử cách mạng với cảnh quan tự nhiên sông, suối hùng vĩ. Đây chính là tiền năng lớn để phát triển du lịch lịch sử với du lịch sinh thái.
Dân cư và nguồn lao động: tính đến năm 2015, dân số của Thái Nguyên là 1.238.785 người, mật độ dân số là 351 người/km2, số nhân khẩu tập trung ở nông thôn là 65,89% còn ở thành thị là 34,11%, số lao động ở thành thị 422.528 người chiếm 34,11%, số lao động ở khu vực nông thôn 816.257 người chiếm 65,89%. Tỉnh có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 74,37% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số khác như: Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan, Mông, Hoa. Dân cư trong tỉnh có sự phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị, giữa các huyện trong tỉnh. Những nơi tập trung đông dân cư như thành phố Thái Nguyên, các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ. Những nơi tập trung ít dân cư là các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ. Mật độ dân cư giữa các thành phố, huyện, thị có sự chênh lệch nhau khá nhiều, năm 2015 thành phố Thái Nguyên có mật độ dân số trung bình là 1.848 người/km2, cao gấp ba lần so với thành phố Sông Công, huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình, trong khi đó mật độ dân cư trung bình huyện Võ Nhai chỉ đạt 79 người/km2. Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ, theo kết quả thống kê năm 2015 cả tỉnh có 754.610 người lao động, làm việc trong các ngành kinh tế trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản là 384.851 người (51%); công nghiệp và xây dựng là
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
205.254 người (27%); dịch vụ là 164.505 (28%). Do lực lượng lao động phần lớn ở độ tuổi trẻ, có sức khỏe vì vậy, nếu đươc tổ chức đào tạo tốt sẽ trở thành nguồn lực quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH, HĐH [27].
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Thái Nguyên là cửa ngõ giao thông của nhiều tỉnh miền núi Đông Bắc, tỉnh có nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua như:
Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, các tỉnh lộ khác như 242, 259, 262, đường sắt Hà Nội - Quán Triều. Đến năm 2015, 100% các xã, phường, thị trấn đều có đường ô tô đi đến thôn, xóm. Với hệ thống đường sá như trên giúp cho việc đi lại giữa các địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh tương đối thuận lợi, đây cũng chính là một động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thái Nguyên phát triển.
Lưới điện: đến năm 2016 tất cả các xã trong tỉnh đều có lưới điện, toàn tỉnh có 27 trạm biến áp trung gian, tổng chiều dài đường điện trung thế là 2.334,91 km, đường điện hạ thế là 7.183 km. Ngoài ra, do có hệ thống sông, suối tương đối dày nên ở các khu vực vùng sâu, vùng xa các hộ gia đình thường xuyên sử dụng máy thủy điện công suất nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung, hệ thống lưới điện của Thái Nguyên đảm bảo phục vụ nhu cầu, sinh hoạt của người dân, của các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Giáo dục - đào tạo: Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba cả nước sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giáo dục và đào tạo khá phát triển với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng và 446 trường phổ thông đáp ứng nhu cầu họp tập không chỉ của con em trong tỉnh mà còn của các địa phương trong cả nước. Là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn, nên Thái Nguyên có mặt bằng dân trí tương đối cao, nguồn nhân lực có chất lượng tốt, đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Như vậy, với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng khai thác các tiềm năng,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thế mạnh của tỉnh. Đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy KTTN phát triển theo hướng đa dạng về ngành nghề, loại hình và gắn với lợi thế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển KTTN của tỉnh cũng còn gặp không ít những khó khăn như: tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kết cấu hạ tầng kinh tế còn thiếu đồng bộ; hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng th ế mạnh của tỉnh; chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, phong tục tập quán còn nặng nề, trình độ dân trí thấp. Đó là những khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như phát triển KTTN nói riêng.