Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên (Trang 123 - 138)

HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

4.2.1. Thực trạng ảnh hưởng các yếu tố đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

Từ thực trạng Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên, chúng tôi thấy có một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Kết quả thực trạng ở bảng sau.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

115

Bảng 4.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

Các yếu tố Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Cái tôi hiệu quả 3.32 0.97

Tiêu điểm kiểm soát 2,93 1,10

Xu hướng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội 3,00 1,09

Niềm tin tôn giáo 3,05 1,27

Các yếu tố môi trường 3,06 1,04

hi ch : ức thấp 1.00 đi m, cao nhất 5.00 đi m

Kết quả cho thấy năm yếu tố có ảnh hưởng khá nhiều đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Các yếu tố có sự khác biệt chút ít, yếu tố cái tôi hiệu quả (ĐTB=

3,32; ĐLC=0,97); các yếu tố môi trường (ĐTB=3,06; ĐLC= 1,04); yếu tố tôn giáo ảnh hưởng khá lớn đến ủng hộ xã hội (ĐTB= 3,05; ĐLC= 1,27); xu hướng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội (ĐTB= 3,00; ĐLC= 1,09); và yếu tố tiêu điểm kiểm soát mức độ ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội thấp hơn bốn yếu tố khác một chút (ĐTB=2,93; ĐLC= 1,10).

2.70 2.80 2.90 3.00 3.10 3.20 3.30 3.40

Cái tôi hiệu quả Tiêu điểm kiểm soát

Xu hướng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội

Tôn giáo Các yếu tố môi trường

i u đ 1: Ảnh hư ng các ếu tố đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên ( i m trung bình).

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

116

Trong giai đoạn hiện nay, hành vi ủng hộ xã hội vẫn bắt buộc phải duy trì để đảm bảo sự sống còn của xã hội và loài người. Hành vi ủng hộ xã hội có liên quan đến các hành vi xã hội khác, cụ thể là: lòng vị tha, sự đồng cảm và “Cái Tôi” hiệu quả (Self-effective) [Batson & Powell, 2003].

Với yếu tố “Cái tôi hiệu quả” cho thấy điểm (ĐTB = 3.32, ĐLC = 0.97) ở các items đo các tôi hiệu quả đều có kết quả để ở mức khá. “Cái Tôi hiệu quả” về mặt khoa học thúc đẩy sự tham gia vào các hoạt động học tập, cũng như tham gia vào một loạt các hoạt động ủng hộ xã hội. Một cảm giác an toàn về “Cái Tôi hiệu quả” về mặt khoa học thúc đẩy thành tích học tập và quan hệ ủng hộ xã hội, đồng thời, làm giảm sự tham gia vào các hành vi tiêu cực [Bandura và cộng sự, 1996b].

Sinh viên có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nếu như tôi cố gắng hết sức (ĐTB =3.74; ĐLC = 0.93); có thể giải quyết hều hết các vấn đề nếu tôi đầu tư, nỗ lực (ĐTB = 3.46; ĐLC = 0.98); Khi phải đối mặt với một vấn đề, tôi thường có thể tìm thấy một số giải pháp (ĐTB = 3.41); Nếu tôi gặp rắc rối, tôi thường nghĩ ngay một cách giải quyết (ĐTB = 3.40); thường có thể xử lý bất cứ vấn đề gì theo cách của tôi (ĐTB = 3.34); có thể bình tĩnh khi phải đối mặt với những khó khăn bởi vì tôi có thể dựa vào khả năng ứng phó linh hoạt của mình (ĐTB = 3.29); Nếu ai đó phản đối tôi, tôi có thể tìm ra phương tiện và cách thức để có được những gì tôi muốn (ĐTB = 3.16); Nhờ sự tháo vát của tôi, tôi biết làm thế nào để xử lý các tình huống không lường trước được (ĐTB = 3.14) và sau cùng Thật dễ dàng cho tôi trong việc đặt mục tiêu cũng như hoàn thành những mục tiêu; Tôi tin rằng, tôi có thể đối phó hiệu quả với những vấn đề xảy ra bất ngờ (ĐTB = 3.11).

Tiếp đến là yếu tố “Tự điểm kiểm soát” tác giả dùng tiểu thang đo gồm 12 items để đo mức độ thể hiện khả năng tự kiểm soát của thanh niên sinh viên ở Trà Vinh.

Tự điểm kiểm soát Khả năng tự kiểm soát của con người là sự thích nghi và tuân thủ các quy tắc của xã hội [Baumeister, Vohs, Tice, 2007].

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

117

Bảng số liệu cho thấy khả năng tự kiểm soát bản thân đạt mức điểm trung bình (ĐTB = 2.93, ĐLC = 1,10). Như vậy, khả năng tự kiểm soát bản thân sinh viên ở Trà Vinh chưa cao đặc biệt ở các items 2,3,4,5,9,11,12 với điểm trung bình dưới 3 điểm, Các items còn lại mức độ thể hiện đạt điểm trung bình trên 3 điểm. Tôi ước tôi sống có kỷ luật hơn (ĐTB = 3.69), giỏi chống lại sự cám dỗ (ĐTB = 3.31), có thể làm việc hiệu quả cho các mục tiêu dài hạn (ĐTB = 3.22), Niềm vui và hoan lạc đôi khi khiến tôi không thể hoàn thành công việc và Tôi từ chối những điều xấu cho tôi (ĐTB = 3.21). Tiếp đến các items dưới mức điểm 3, Tôi rất khó để có thể từ bỏ thói quen xấu (ĐTB = 2.90), Tôi gặp rắc rối khi tập trung (ĐTB = 2.79). Mức thấp nhất, Tôi hay nói những điều không phù hợp (ĐTB = 2.28).

Đây cũng là điểm phù hợp với thanh niên sinh viên, bởi lễ các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các nét nhân cách người chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ ở môi trường đại học.

Yếu tố xu hư ng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội v i ti u thang đo g m 6 items, kết quả thu đư c bảng 4.19 c th như sau:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

118

Bảng 4.19: Ảnh hưởng yếu tố xu hướng thực hiện đến hành vi ủng hộ xã hội Xu hướng thực hiện ủng hộ

xã hội 1 2 3 4 5

ĐTB ĐLC

1. Tôi có xu hướng giúp đỡ những người đang gặp khủng hoảng thực sự hoặc cần.

4.52 13.71 38.55 29.68 13.55 3.34 1.02

2. Tôi có xu hướng giúp đỡ những người làm tổn thương mình.

26.61 34.68 23.23 11.13 4.35 2.32 1.11

3. Tôi có xu hướng giúp đỡ những người khác khó khăn nhất khi họ không biết ai đã giúp họ.

5.32 19.03 36.94 26.61 12.10 3.21 1.05

4. Tôi có khuynh hướng giúp đỡ người khác đặc biệt khi họ gặp khó khăn.

2.74 10.16 38.23 34.68 14.19 3.47 0.95

5. Tôi có ý định sau này chết sẽ hiến tạng cho y học

22.90 27.90 24.68 14.35 10.16 2.61 1.26 6. Tôi thường thực hiện các

khoản đóng góp vô danh vì họ làm tôi cảm thấy tốt.

12.58 19.03 34.52 21.29 12.58 3.02 1.19

Tổng cộng 3.00 1.09

(1. hông giống tôi ch t nào, 2. Ít giống tôi, 3. há giống tôi, 4. iống tôi, 5. Rất giống tôi)

Qua bảng cho thấy điểm trung bình ở mức khá về xu hướng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội (ĐTB = 3.00; ĐLC = 1.09). Như vậy, chúng ta tổ chức cho sinh viên tham gia tích cực vào các phong trào và công tác xã hội để sinh viên thể hiện sự cống hiến của họ cho xã hội. Qua đó, giáo dục cho sinh viên lý tưởng và hoài bão sống có giá trị để thúc đẩy những việc làm tốt của thanh niên sinh viên.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

119

Bên cạnh yếu tố xu hướng thực hiện hành vi xã hội thì yếu tố tôn giáo là một chỉ báo ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội ở sinh viên tại Trà Vinh. Kết quả, thể hiện bảng 4.20 như sau:

Bảng 4.20: Ảnh hưởng yếu tố niềm tin tôn giáo đến hành vi ủng hộ xã hội

Yếu tố niềm tin tôn giáo 1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC

1.Với tôi những hành động tốt trong hiện tại sẽ dẫn tới kết quả tốt trong tương lai của cuộc sống này hoặc ở thế giới bên kia

6.77 11.61 28.87 28.06 24.68 3.52 1.18

2.Với tôi những hành động xấu ở hiện tại sẽ dẫn tới những kết quả tốt trong tương lai ngay trong kiếp này hoặc kiếp sau

27.26 12.10 26.45 21.29 12.90 2.80 1.38

3.Tôi tin vào luật nhân quả 5.48 9.68 27.42 28.71 28.71 3.65 1.15 4.Tôi tin có luân hồi/ tái sinh 13.23 17.74 27.10 22.74 19.19 3.17 1.29 5.Theo tôi vũ trụ là cuộc sống

luân hồi

15.00 20.16 27.10 21.77 15.97 3.04 1.29 6.Tôi nghĩ rằng không có bắt

đầu và kết thúc ở vũ trụ này

21.77 24.68 21.29 20.48 11.77 2.76 1.32 7.Thế giới đã không được tạo ra

từ một hành động sáng tạo

24.19 24.03 26.45 15.48 9.84 2.63 1.27 8.Tôi thường tham gia nghi lễ

tôn giáo vào các dịp lễ, Tết…

17.10 20.65 22.58 22.26 17.42 3.02 1.35 9.Trong cuộc sống hàng ngày

niềm tin tôn giáo hay tâm linh là quan trọng đối với tôi

17.74 27.10 27.58 17.10 10.48 2.75 1.23

10.Khi tôi có những rắc rối hoặc khó khăn trong công việc, gia đình và cuộc sống cá nhân tôi thường tìm đến sự an ủi tinh thần.

7.58 13.23 32.74 27.10 19.35 3.37 1.16

11.Tôi là người theo tôn giáo để trả ơn, báo hiếu cha mẹ

25.16 18.23 21.94 20.00 14.68 2.81 1.39

Tổng cộng 3.05 1.27

(1. hông giống tôi ch t nào, 2. Ít giống tôi, 3. há giống tôi, 4. iống tôi, 5.Rất giống tôi)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

120

Bảng 4.20 số liệu cho thấy (ĐTB = 3.05) với sinh viên Đại học Trà Vinh có khoảng 20% là người Khmer, đồng bào là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nên trong quan niệm của người Khmer vùng đồng bằng song Cửu Long thì trời, đất, Mặt trời, Mặt trăng … là lực lượng siêu nhiên có thể ban phước lành hoặc giáng họa cho mọi người. Họ tin rằng trong cuộc sống, sản xuất của cá nhân, gia đình, dòng họ muốn được bình yên phải được lực lượng siêu nhiên đầy quyền năng che chở, bảo hộ, đó là Arak (thần bảo hộ dòng họ), Neakta (thần bảo hộ), Teevada (các thiên thần chăm sóc thế gian). Vì vậy, hàng năm, người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long thường tổ chức cấc lễ định kỳ và không định kỳ nhằm mục đích cầu an, xin mưa thuận, gió hòa để được mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Do điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long có nét riêng biệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, và cũng là thời điểm của vụ mùa chính, nên hầu hết các lễ nghi nông nghiệp đều tập trung vào mùa này, nhất là ở giao điểm của mùa khô và mùa mưa. Đây là một đặc điểm tự nhiên quy định đặc trưng trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer vùng đông bằng sông Cửu Long.

Hình thức tín ngưỡng dân gian của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất phong phú. Các hình thức tín ngưỡng dân gian tường được sự ngưỡng mộ của nhân dân nên trong những ngày lễ người Khmer tham gia rất đông với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như ca, múa…. Các hình thức tín ngưỡng đều mang nặng dấu ấn tôn giáo, thể hiện qua sự hiện diện của các nhà sư trong các nghi lễ, hay tên gọi của các thần bảo họ Neakta, Arak. Một điểm dễ thấy là người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm lựa chọn các động vật bò sát như cá sấu, rắn nước làm tô tem chủ yếu của mình. Tín ngưỡng vật tổ này vẫn để lại dấu tích trong một số truyện kể, lễ nghi, mô típ trang trí trong ngôi chùa, hay ở các công cụ lao động của đồng bào. Người Khmer còn tin rằng, mỗi nghề nghiệp làm ăn trong cuộc sống như thầy cúng, thầy thuốc, thợ mộc, thợ may… đều do một người có tài năng sáng lập được gọi là sư tổ, là Kru. Nghề nào cũng có Kru nên khi làm ăn có kết quả tốt thì phải cúng lễ vật, khấn vái để tạ ơn.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

121

Các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội, chẳng hạn, mối quan hệ anh chị em, đồng nghiệp [Hastings, Utendale, & Sullivan, 2007]; bạn thân, đặc biệt là những bạn bè rất thân, có thể chia sẻ cùng nhau mọi thứ [Barry & Wentzel, 2006]; trường học và giáo viên [Fraser và cộng sự, 2004]. Một nghiên cứu theo chiều dọc trong 5 năm cho thấy, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và giáo dục tính phi lợi ích cá nhân của trẻ, khả năng tự kiểm soát, sự cam kết chấp hành nội quy trường lớp và gia tăng các hành vi ủng hộ xã hội ở trẻ em [Solomon và cộng sự, 1988]. Kết quả thu được trong bảng 4.21 sau đây.

Bảng 4.21: Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến hành vi ủng hộ xã hội

Các yếu tố môi trường 1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC

1. Sức mạnh tình huống trong hành động ủng hộ xã hội

8.23 19.35 37.74 22.58 12.10 3.11 1.11

2. Văn hóa vùng miền và văn hóa nông thôn so với văn hóa thành thị

6.62 21.81 37.00 27.46 7.11 3.07 1.02

3. Quan hệ gần gũi so với quan hệ xã hội mang tính chất trao đổi

8.23 19.19 43.23 21.61 7.74 3.01 1.02

4.1.Để ý thấy có chuyện gì đó đang xảy ra

6.61 16.45 39.84 27.26 9.84 3.17 1.03 4.2.Diễn dịch sự việc là

khẩn cấp nhưng nhiều người bỏ rơi

10.00 23.87 38.23 20.81 7.10 2.91 1.06

4.3.Nhận trách nhiệm giúp đỡ

6.61 18.55 43.71 22.26 8.87 3.08 1.01

Tổng cộng 3.06 1.04

(1. hông giống tôi ch t nào, 2. Ít giống tôi, 3. há giống tôi, 4. iống tôi, 5.Rất giống tôi)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

122

Yếu tố môi trường chứa các tác nhân khác nhau của xã hội như cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, anh chị em và yếu tố văn hóa… các yếu tố này được xem là ảnh hưởng đến các hành vi xã hội của sinh viên. Một môi trường giáo dục có nhiều yếu tố cấu thành và có ảnh hưởng lớn đến trẻ em và sinh viên tùy thuộc vào lượng thời gian mà các em dành để hoạt động trong môi trường đó.

Hành vi ủng hộ xã hội tăng lên khi bố mẹ có tình cảm ấm áp, hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu và nhạy cảm với mong muốn của con cái. Ngược lại, ở những gia đình có phong cách giáo dục của cha mẹ theo hướng độc đoán, nghiêm ngặt hoặc hay dùng các biện pháp trừng phạt thì trẻ ít có các hành vi ủng hộ xã hội. Đặc biệt, môi trường giáo dục là bối cảnh ảnh hưởng rõ nét nhất đến việc thực hiện hành vi ủng hộ xã hội. Môi trường giáo dục thường bao gồm một nhóm sinh viên, học sinh, giáo viên.

i m đi m ANOVA giữa các ếu tố v i sinh viên n m thứ nhất và n m thứ 4, kết quả thể hiện ở bảng 4.22 như sau:

Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố với sinh viên các năm

Năm thứ Cái tôi hiệu quả

Tự kiểm soát

Xu hướng thực hiện ủng hộ xã

hội

Niềm tin tôn giáo

Các yếu tố môi trường

1 ĐTB 3.25 2.95 2.93 0.27 2.94

ĐLC 0.63 0.69 0.70 0.06 0.80

2 ĐTB 3.30 2.99 3.07 0.27 3.09

ĐLC 0.67 0.50 0.68 0.07 0.72

3 ĐTB 3.33 2.90 2.97 0.28 3.03

ĐLC 0.71 0.56 0.76 0.06 0.80

4 ĐTB 3.37 2.84 3.00 0.27 3.19

ĐLC 0.73 0.58 0.74 0.07 0.77

ANoVa

F 0.553 1.607 1.051 1.974 2.286

Sig. 0.646 0.187 0.369 0.117 0.078

* F= (Trung bình biến thiên hồi quy)/ (Trung bình biến thiên phần dư)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

123

Kết quả bảng 4.22, kiểm định cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên các năm với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Trong đó, yếu tố cái tôi hiệu quả có mức điểm trung bình cao hơn các yếu tố tự kiểm soát, xu hướng thực hiện hành vi xã hội, niềm tin tôn giáo và các yếu tố môi trường giáo dục. Ở sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư giữa các yếu tố của hành vi ủng hộ xã hội có sự khác nhau một chút.

Từ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên, chúng tôi tìm hiểu mức độ tương quan giữa các yếu tố. Kết quả thể hiện bảng 4.23 cụ thể như sau.

Bảng 4.23: Mức độ tương quan Pearson giữa các yếu tố Cái tôi hiệu

quả

Tự ki m soát

u hư ng thực hiện ủng hộ xã

hội

Ni m tin tôn giáo

Các ếu tố môi trư ng

Cái tôi hiệu

quả 1 .260** .390** .300** .371**

Tự ki m

soát .260** 1 .329** .310** .411**

u hư ng thực hiện ủng hộ xã hội

.390** .329** 1 .384** .417**

Ni m tin tôn

giáo .300** .310** .384** 1 .450**

Các ếu tố

môi trư ng .371** .411** .417** .450** 1

Ghi chú: **p< 0,01

Như vậy, bảng 4.23 cho thấy các yếu tố: cái tôi hiệu quả, tiêu điểm kiểm soát, xu hướng thực hiện hành vi, tôn giáo, yếu tố môi trường có sự tương quan chẽ với nhau.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

124

4.3.2. Dự đoán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

Để xem xét mức độ tương quan, chúng tôi kiểm định mức độ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Kết quả tương quan giữa các yếu tố được thể hiện trong bảng 4.24.

Bảng 4.24. Tương quan giữa các yếu tố với hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

Các yếu tố Hành vi vị tha Hành vi chia sẻ Hành vi tình nguyện

Pearson Correlation

Sig. (2- tailed)

Pearson Correlation

Sig. (2- tailed)

Pearson Correlation

Sig. (2- tailed)

Cái tôi hiệu quả .274** .000 .317** .000 .345** .000

Tự kiểm soát .068 .093 .087* .031 .102* .011

Xu hướng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội

.336** .000 .332** .000 .351** .000 Niềm tin tôn giáo .150** .000 .180** .000 .243** .000 Các yếu tố môi

trường giáo dục

.209** .000 .205** .000 .273** .000

Ghi chú: **p< 0,01;*p< 0,05

Qua bảng số liệu cho thấy các yếu tố: Cái tôi hiệu quả; tự kiểm soát; xu hướng thực hiện ủng hộ xã hội; tôn giáo; môi trường giáo dục với các Hành vi chia sẻ, hành vi vị tha, hành vi tình nguyện có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Riêng yếu tố tự kiểm soát có sự tương quan lỏng lẻo. Trong đó, yếu tố xu hướng thực hiện ủng hộ xã hội có tương quan cao thứ nhất, yếu tố tôn giáo (r = 0.150**) có tương quan thấp hơn. Riêng yếu tố tự kiểm soát lại có tương quan lỏng lẻo với các nhân tố ủng hộ xã hội. Yếu tố này dự báo kìm hãm hành vi ủng hộ xã hội.

Việc xem xét trong các yếu tố, xem yếu tố nào thật sự tác động đến mức độ hành vi ủng hộ xã hội của SV một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính. Trước khi chạy hồi quy tuyến tính, chúng tôi đã kiểm tra và biết rằng giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập có mối tương quan với

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên (Trang 123 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)