Kĩ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khmer ở một số trường đại học vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 41 - 50)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHMER

2.1. Kĩ năng giao tiếp

2.1.1. Kĩ năng

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Theo từ điển tiếng Việt, kĩ năng là "khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” (Văn Tân, 1994, tr.456). Trong tiếng Anh, kĩ năng đƣợc dịch thành “skill”. Từ điển Cambridge định nghĩa “skill” là khả năng thực hiện một hoạt động hay một công việc nào đó tốt và khả năng này có đƣợc nhờ rèn luyện. Attewel (1990) cũng cho rằng kĩ năng là khả năng làm tốt một cái gì, khả năng làm tốt này có thể đạt đến sự thành thạo, hoặc xuất sắc.

Kĩ năng đã đƣợc các nhà tâm lý học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, có thể thấy một số xu hướng sau:

Một số nhà nghiên cứu cho rằng kĩ năng liên quan đến sự vận động của cơ thể và là kĩ thuật của hành động trong việc đạt một mục tiêu định trước của hành động đó (Marteniuk,1976, dẫn theo Hargie, 2011; Magill & Anderson, 2014). Theo hướng nghiên cứu này, các hoạt động để đạt được sự thành công trong kĩ năng phụ thuộc vào sự kết hợp của các thao tác theo một trình tự hợp lý. Theo Magill và Anderson (2014), để đạt đến thành công của một hoạt động nào đó cần có sự tham gia của 3 thành phần: nhận thức (cognitive) (sự hiểu biết về các thao tác cần thực hiện); nhạy cảm (perceptual) (đạt đƣợc thông tin bằng sự nhạy cảm của giác quan để thực hiện công việc); và vận động (motor) (thao tác đúng). Phạm Tất Dong và cộng sự (2001) cũng cho rằng kĩ năng là một hệ thống các hành động thể lực và trí tuệ, các biện pháp và cách thức đƣợc sử dụng để thực hiện và đạt tới mục đích đề ra. Kĩ năng có đƣợc cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện (Magill, 1989; Magill

& Anderson, 2014). Có năm đặc điểm đƣợc xem là trung tâm của kĩ năng trong hướng tiếp cận này là: Thành thạo (Fluent), Nhanh (Rapidity), Tự động (Automaticity), Đồng thời (Simultaneity), và Kiến thức (Knowledge) (Sloboda, 1986, dẫn theo Hargie, 2006).

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

38

Một số nghiên cứu khác lại xem xét kĩ năng nhƣ biểu hiện của năng lực cá nhân trong hoạt động (Greene, 2009; Huỳnh Văn Sơn, 2011; Laajalahti & cs, 2016).

Theo Huỳnh Văn Sơn (2011, tr.104), “kĩ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả với một chất lƣợng cần thiết trong những điều kiện mới và trong khoảng thời gian tương ứng”. Theo Spitzberg (2003), năng lực được xem như là chất lƣợng của kĩ năng và để đánh giá chất lƣợng này cần xem xét tính phù hợp của quá trình thực hiện hoạt động với tình huống và tính hiệu quả của hoạt động.

Trong những nghiên cứu về kĩ năng xã hội, nhiều nhà nghiên cứu lại xem xét kĩ năng trong mối quan hệ với thái độ, hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội (Hargie, 2006; Robbins & Hunsaker, 2009). Điều này có nghĩa là khi xem xét một hoạt động có kĩ năng, các nhà nghiên cứu không chỉ xem xét đơn thuần về mặt đúng của thao tác, mặt kĩ thuật của kĩ năng trong việc đạt đƣợc mục tiêu mà còn cần xem xét cả yếu tố nhận thức, thái độ và cảm xúc của con người trong quá trình thực hiện hoạt động. Mục tiêu của kĩ năng trong trường hợp này không chỉ là mục tiêu của chính nó mà còn là mục tiêu của cả đối tượng tương tác.

Theo Hargie (2018), kĩ năng đƣợc điều khiển bởi toàn bộ quá trình nhận thức, tình cảm và hoạt động của con người để hướng tới mục tiêu định trước. Để có được kĩ năng, cá nhân cũng cần có sự thực hành, rèn luyện trong đa dạng các tình huống khác nhau (Robbins & Hunsaker, 2009). Do đó, tri thức và kinh nghiệm của con người đóng vai trò quan trọng và là cơ sở của việc hình thành kĩ năng.

Nhƣ vậy, kĩ năng đƣợc đề cập từ nhiều góc độ, nó có thể đƣợc xem nhƣ khía cạnh thao tác, kĩ thuật của hành động, biểu hiện của năng lực hoặc là tổng hoà của nhận thức, thái độ, tình cảm đƣợc thể hiện trong hoạt động cụ thể.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về kĩ năng, chúng tôi nhận thấy, dù theo quan niệm nào thì kĩ năng cũng có những đặc điểm sau:

- Kĩ năng hông phải là ẩm sinh, mà cần phải học và dự trên tri thức và inh nghiệm đã có

Kĩ năng của con người có được là do quá trình học tập, rèn luyện và thực hành một cách có chủ đích (Edwards, 2011; Magill & Anderson, 2014). Kĩ năng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

39

không tự nhiên mà có. Tất cả các dạng hành vi mà con người được thể hiện trong các ngữ cảnh xã hội đều đƣợc học.

Ngoài ra, kĩ năng phải dựa trên cơ sở là tri thức và kinh nghiệm đã có; là sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có vào tình huống mới (Huỳnh Văn Sơn, 2011; Hargie, 2011). Điều này thể hiện mặt bên trong của kĩ năng, cho thấy kĩ năng không đơn thuần là sự vận động của cơ thể hay kĩ thuật hành động mà còn là sự hiểu biết về đối tƣợng và biết cách vận dụng hiểu biết này để tác động vào đối tƣợng cụ thể.

- Kĩ năng hông t ch rời hoạt động c nhân và diễn r trong những điều iện cụ th

Kĩ năng đòi hỏi một phạm vi rộng trong hoạt động của con người. Như chúng ta đã thấy, những hoạt động này đƣợc phân loại nhƣ là một phạm vi các kĩ năng liên quan đến các thành phần nhận thức và thành phần vận động của con người (Edwards, 2011). Kĩ năng không tách rời hoạt động của cá nhân và diễn ra trong những điều kiện cụ thể, xác định (Huỳnh Văn Sơn, 2011; Hargie, 2011).

- Kĩ năng có chủ đích và được đ nh hướng rõ ràng (goal-directed)

Kĩ năng được định nghĩa như là hành vi có mục tiêu định hướng, hơn là hành động tình cờ hay là không có dự định (Whiting, 1975, dẫn theo Hargie, 2011).

Magill and Anderson (2014) chỉ ra kĩ năng là những hoạt động hay nhiệm vụ đƣợc điều khiển một cách có chủ định để đạt đƣợc mục tiêu. Kĩ năng là hành vi ứng xử có mục tiêu định hướng, được thiết lập tốt, được biểu hiện ở nỗ lực hoàn thành một số mục tiêu trong những ngữ cảnh nhất định (Greene, 2003). Tuy nhiên, mục tiêu chúng ta theo đuổi không phải lúc nào cũng đƣợc nhận thức rõ mà nhiều khi đƣợc thực hiện một cách tự động hoặc nhƣ là một thói quen.

Từ những phân tích trên, chúng tôi đƣa ra khái niệm kĩ năng làm khái niệm công cụ nghiên cứu của luận án nhƣ sau:

Kĩ năng là sự vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể vào thực hiện một hoạt động nào đó nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong những điều kiện cụ thể, xác định.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

40 2.1.2. Giao tiếp

Từ giao tiếp trong tiếng Anh, đƣợc dịch là “communication” có nghĩa là chia sẻ hay làm, giao tiếp cùng nhau. Flores (1998) cho rằng giao tiếp diễn ra khi những tri thức, ý tưởng, thông tin, thái độ và cảm xúc được truyền tới đối tượng giao tiếp.

Nói một cách khác, giao tiếp là quá trình con người chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc với nhau theo cách thức mà mọi người có thể hiểu được (Hamilton, 2008).

Một số lý thuyết về giao tiếp nhấn mạnh đến quá trình truyền và nhận thông điệp (Pearce & Pearce, 2000; DeVito, 2008). Để giao tiếp xảy ra ít nhất cần có hai người tham gia vào chuỗi các sự kiện, trong đó mỗi người tạo ảnh hưởng và bị ảnh hưởng trong mối quan hệ qua lại. Mỗi người đồng thời tiếp nhận từ người khác trong cùng ngữ cảnh, hiểu những gì đang xảy ra, đƣa ra quyết định nên hồi đáp nhƣ thế nào sao cho phù hợp. Hewes (1995) (theo Hargie, 2011) nhấn mạnh hai thành phần trung tâm, cốt lõi của khái niệm giao tiếp là: Sự tương tác (liên quan đến việc hiểu được người khác và kết quả là người khác hiểu mình) và Sự ảnh hưởng (thể hiện mức độ mà thông điệp mang lại thay đổi trong các suy nghĩ, các cảm xúc hoặc cách hành vi). Burleson (2010) định nghĩa giao tiếp giữa các cá nhân là một quá trình xã hội phức tạp mà con người có thể thiết lập mối quan hệ giao tiếp, chia sẻ những thông điệp qua lại nhằm cố gắng tạo ra một cách hiểu chung và hoàn thành các mục tiêu xã hội.

Khi nghiên cứu về giao tiếp của SV trong môi trường đại học, Iksan và cộng sự (2012) cho rằng giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, từ người gửi thông điệp thông qua phương tiện ngôn ngữ và cử chỉ không lời tới người nhận thông điệp.

Theo tác giả, phương tiện phổ biến nhất của giao tiếp là ngôn ngữ nói, và diễn ra hai chiều trên cơ sở phản hồi qua lại. Giao tiếp cũng liên quan đến quá trình trao đổi ý kiến, quan điểm, thông điệp với những mục tiêu nhất định. Dựa trên định nghĩa này, thành phần của giao tiếp bao gồm người truyền thông tin, thông tin và sự phản hồi của người nhận. Sự tái hiện của quá trình này sẽ tạo ra sự phát triển của tri thức.

Trong các công trình nghiên cứu về giao tiếp ở Việt Nam, một số tác giả cũng thường dùng thuật ngữ giao tiếp để chỉ sự tiếp xúc tâm lý và tác động qua lại

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

41

giữa con người với con người để thực hiện những mục đích khác nhau của giao tiếp.

Theo từ điển Tâm lý học, giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động (Vũ Dũng, 2008). Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố nhƣ trao đổi thông tin, xây dựng chiến lƣợc hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác; công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Nghiên cứu về giao tiếp dưới góc độ tiếp cận mục đích, chức năng của giao tiếp, Hoàng Anh và cộng sự (2007) cho rằng giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên quan hệ giữa hai hoặc nhiều người, chứa đựng nội dung xã hội lịch sử nhất định, có chức năng tác động hỗ trợ cùng nhau nhƣ: thông báo, điều khiển, nhận thức, hành động và tình cảm nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Cụ thể hơn, Vũ Dũng (2012) cho rằng giao tiếp đƣợc thể hiện ở 3 khía cạnh trong đó khía cạnh thứ nhất liên quan đến giao lưu thể hiện ở sự trao đổi thông tin, hiểu biết; khía cạnh thứ 2 thể hiện trong sự tác động qua lại giữa các đối tác trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động chung; và khía cạnh thứ 3 thể hiện ở việc các đối tác hiểu biết, đánh giá lẫn nhau qua giao tiếp.

Từ những khái niệm trên, chúng ta thấy giao tiếp có những đặc điểm sau:

- Mỗi con người trong xã hội có thể trao đổi thông tin, tri thức, ý tưởng, thái độ, tình cảm, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau thông qua giao tiếp. Khi giao tiếp, mỗi cá nhân vừa là chủ thể vừa là đối tượng, vừa là người phát tin vừa là người nhận tin của quá trình đó.

- Trong giao tiếp, con người ý thức được nhu cầu, mục đích, nội dung giao tiếp và ý thức được các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cần sử dụng.

- Kết quả của giao tiếp có thể là sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau hoặc là sự thống nhất về thông tin, tri thức, suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm, ý chí, hành động giữa các cá nhân.

- Giao tiếp mang tính xã hội – lịch sử và chịu sự chi phối của các điều kiện xã hội, các quan hệ kinh tế, chính trị, nền văn hóa của xã hội của dân tộc.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

42

Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu và những phân tích nhƣ trên, xét dưới góc độ hoạt động học tập, khái niệm giao tiếp được định nghĩa trong luận án này nhƣ sau:

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tri thức, ý tưởng giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích nhất định.

2.1.3. Kĩ năng giao tiếp

2.1.3.1. Kh i niệm ĩ năng gi o tiếp

Một số nhà nghiên cứu nước ngoài xem KNGT như là kĩ năng xã hội. Trong một nghiên cứu về kĩ năng xã hội trong tâm lý học, Phillips (1978) (theo Hargie, 2011) đã kết luận, một người có kĩ năng xã hội thể hiện trong quá trình giao tiếp với người khác là thỏa mãn được các quyền, yêu cầu, sự hài lòng, hoặc nghĩa vụ của mình một cách hợp lý mà không làm tổn hại đến quyền, yêu cầu, sự thỏa mãn, hoặc nghĩa vụ tương tự của người khác, đồng thời có sự chia sẻ cùng nhau một cách thoải mái và cởi mở. Định nghĩa này nhấn mạnh đến các yếu tố vĩ mô của các cuộc giao tiếp xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa những chủ thể giao tiếp.

Khi xem xét kĩ năng trong mối quan hệ với hành vi của cá nhân, thì KNGT là một hệ thống hành vi có thể đƣợc áp dụng trong nhiều tình huống ngữ cảnh và là những hành vi xã hội cần thiết đảm bảo cho các cá nhân đạt đƣợc kết quả mong muốn trong các tương tác xã hội (Kelly, Fincham & Beach, 2003; Hargie, 2006).

KNGT là một quá trình mà trong đó một cá nhân thực hiện một tập hợp các hành vi xã hội có mục tiêu định hướng, có liên quan với nhau, phù hợp với tình huống giao tiếp, và quá trình này đƣợc cá nhân học hỏi và kiểm soát (Hargie 2006; 2011).

Trong công trình nghiên cứu về giao tiếp liên cá nhân, Hargie (2011) đề cập đến bảy thành phần của KNGT là: (1) sự phối hợp qua lại giữa các cá nhân bằng lời nói và không lời để tạo lên ý nghĩa của thông điệp; (2) hướng tới những mục tiêu thích hợp; (3) các hành vi giao tiếp đƣợc thực hiện đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; (4) sự phù hợp với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp; (5) sự xem xét trong mối quan hệ với hành vi giao tiếp nhỏ trong một quá trình giao tiếp lớn để tạo lên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

43

tính hiệu quả của giao tiếp; (6) đƣợc học tập và rèn luyện; (7) đƣợc kiểm soát bởi nhận thức của cá nhân. Nhƣ vậy, có thể thấy điểm chung của KNGT khi xem xét trong mối quan hệ với hành vi ứng xử của cá nhân thể hiện trong sự phối hợp chặt chẽ và hợp lý giữa các hành vi giao tiếp trong những ngữ cảnh tương tác nhất định để đạt đến một mục đích xác định trong giao tiếp.

Ngoài ra, thuật ngữ kĩ năng và năng lực đƣợc sử dụng thay thế cho nhau (Rubin & Morreale, 2000; Huang & Lin, 2016; Hargie, 2018). Theo Rubin và Morreale (2000), từng KNGT cơ bản là những năng lực đại diện cho khả năng, kiến thức nòng cốt, và thái độ cần thiết để thực hiện các chức năng giao tiếp hiệu quả trong xã hội và nơi làm việc. Trong nghiên cứu của mình, Rubin và Morreale (2000) đã coi KNGT là khả năng của cá nhân trong việc tổ chức, thực hiện các hành vi giao tiếp. Kết quả của việc thực hiện KNGT đƣợc đánh giá thông qua mức độ phù hợp và hiệu quả trong mỗi tình huống giao tiếp cụ thể. Theo Huỳnh Văn Sơn (2011, tr. 112), KNGT là “khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào trong những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp”. Spitzberg (2003) cũng cho rằng năng lực giao tiếp suy ra nhƣ một sự đánh giá chất lƣợng của giao tiếp trên hai mặt: sự phù hợp và tính hiệu quả. Còn theo Solomon và Theiss (2012), KNGT là khả năng tạo biểu tƣợng và thực hiện các hành vi rõ ràng, phù hợp, thỏa mãn, hiệu quả và có tính đạo đức trong một tình huống xã hội nhất định. KNGT được hình thành qua nhiều con đường khác nhau, những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình, do vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người, sự tích cực, chủ động trong các quan hệ xã hội, do rèn luyện trong môi trường qua các lần thực hành giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp được điều khiển bởi toàn bộ quá trình nhận thức, tình cảm và hoạt động của con người.

Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng KNGT có một số điểm nổi bật nhƣ sau:

- Hi u và sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hông lời

Stewart và cộng sự (2005) lập luận rằng giao tiếp giữa các cá nhân đƣợc đặc

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khmer ở một số trường đại học vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(254 trang)