Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương năm 2019 (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.2. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng bệnh viện Nhi Trung ương

3.2.1. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu (n = 365)

Mức độ

Stress Trầm cảm Lo âu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Bình thường 279 76,4 265 72,6 213 58,4

Có rối loạn 86 23,6 100 27,4 152 41,6

Tổng 365 100,0 365 100,0 365 100,0

Kết quả nêu ở Bảng 3.4 cho thấy có 86 đối tượng có dấu hiệu stress chiếm 23,6%, số đối tượng có dấu hiệu trầm cảm là 100 trường hợp, chiếm 27,4% và 152 trường hợp có dấu hiệu lo âu, chiếm 41,6%.

Bảng 3.5. Mức độ stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu

Mức độ Stress

(n=86)

Trầm cảm (n=100)

Lo âu (n=152)

Nhẹ SL (%) 37 (43,0) 14 (14,0) 52 (34,2)

Vừa SL (%) 40 (46,5) 72 (72,0) 14 (9,2)

Nặng SL (%) 8 (9,3) 8 (8,0) 66 (43,4)

Rất nặng SL (%) 1 (1,2) 6 (6,0) 20 (13,2)

Trong số đối tượng có dấu hiệu stress, tình trạng chiếm tỷ lệ cao là mức độ nhẹ và vừa với tỷ lệ lần lượt là 43,0% và 46,5%, chỉ có 1,2% đối tượng có dấu hiệu stress ở mức độ rất nặng.

Trong số đối tượng có dấu hiệu trầm cảm, tình trạng chủ yếu là ở mức độ vừa với tỷ lệ là 72,0%.

Luận văn Y tế Cộng đồng

Trong số đối tượng có dấu hiệu lo âu, đối tượng có dấu hiệu ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (43,4%), tiếp theo sau đó là mức độ nhẹ (34,2%). Đối tượng có dấu hiệu lo âu ở mức độ vừa có tỷ lệ thấp nhất (9,2%).

Bảng 3.6. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu theo nhân khẩu học của ĐTNC Nội dung

Stress Trầm cảm Lo âu

SL (%) SL (%) SL (%)

Giới tính

Nam (SL=83) 17 (20,5) 20 (24,1) 27 (32,5)

Nữ (SL=282) 69 (24,5) 80 (28,4) 125 (44,3)

Trình độ học vấn Trung cấp, cao đẳng

(SL=97) 25 (25,8) 61 (30,1) 97 (49,0)

Đại học (SL=198) 56 (28,3) 32 (33,0) 43 (44,3)

Sau đại học (SL=70) 5 (7,1) 7 (10,0) 12 (17,1)

Thâm niên công tác

1-5 năm (SL=106) 30 (28,3) 36 (34,0) 51 (48,1)

> 5 năm (SL=259) 56 (21,6) 64 (24,7) 101 (39,0) Tuổi

≤ 30 tuổi (SL=128) 28 (21,9) 7 (30,4) 13 (56,5) 31 – 40 tuổi (SL=214) 52 (24,3) 34 (26,5) 53 (41,4)

> 40 tuổi (SL=23) 6 (26,1) 59 (27,6) 86 (40,2)

Luận văn Y tế Cộng đồng

Kết quả nêu ở Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ nữ giới có dấu hiệu stress (24,5%) cao hơn nam giới (20,5%). Trình độ sau đại học có tỷ lệ có dấu hiệu stress ít nhất (7,1%). Tỷ lệ có dấu hiệu stress ở các đối tượng có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm (28,3%) cao hơn các đối tượng có thâm niên trên 5 năm (21,6%). Tỷ lệ có dấu hiệu stress ở các nhóm tuổi là tương đương nhau.

Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở nữ giới (28,4%) cao hơn nam giới (24,1%).

Trình độ sau đại học có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm thấp nhất (10,0%). Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở nhóm đối tượng có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm (34,0%) cao hơn nhóm đối tượng có thâm niên trên 5 năm (24,7%). Nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm cao nhất (30,4%), các nhóm tuổi khác có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm tương đương nhau.

Nữ giới có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu (44,3%) cao hơn nam giới (32,5%). Trình độ sau đại học có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu thấp nhất (17,1). Nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu cao nhất (56,5%), các nhóm tuổi khác có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu tương đương nhau.

Bảng 3.7. Thực trạng stress theo hành vi và lối sống của đối tượng nghiên cứu (n=365)

Nội dung Stress Trầm cảm Lo âu

SL (%) SL (%) SL (%)

Hút thuốc

Có (SL=19) 7 (36,8) 8 (42,1) 11 (57,9)

Không (SL=346) 79 (19,8) 92 (26,6) 141 (40,7)

Sử dụng rượu bia

Không uống (SL=127) 56 (23,5) 35 (27,6) 45 (35,4) Có uống (SL=238) 30 (26,6) 65 (27,3) 107 (44,9)

Luận văn Y tế Cộng đồng

Từ kết quả nêu ở Bảng 3.7 trên có thể thấy tỷ lệ người hút thuốc lá có dấu hiệu stress (36,8%) cao hơn người không hút thuốc lá (19,8%). Người có uống rượu bia (26,6%) có tỷ lệ có dấu hiệu stress cao hơn người không uống rượu bia (23,5%).

Tỷ lệ người hút thuốc lá có dấu hiệu trầm cảm (42,1%) cao hơn người không hút thuốc lá (26,6%). Người có uống rượu bia có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm tương đương người không uống rượu bia.

Trong bảng trên có thể thấy tỷ lệ người hút thuốc lá có dấu hiệu lo âu (57,9%) cao hơn người không hút thuốc lá (40,7%). Tỷ lệ người có uống rượu bia có dấu hiệu lo âu (44,9%) cao hơn người không uống rượu bia (35,4%).

Bảng 3.8. Thực trạng stress theo lối sống của đối tượng nghiên cứu (n=365) Nội dung

Stress Trầm cảm Lo âu

SL (%) SL (%) SL (%)

Tập thể dục

Không (SL=82) 31 (37,8) 33 (40,2) 49 (59,8)

Thỉnh thoảng (SL=200) 48 (24,0) 60 (30,0) 88 (44,0) Thường xuyên (SL=83) 7 (8,4) 7 (8,4) 15 (18,1) Giải trí

Thể dục, thể thao (SL=112) 26 (23,2) 27 (24,1) 38 (33,9) Nghe nhạc, xem phim

(SL=134) 30 (22,4) 41 (30,6) 67 (50,0)

Khác (SL=114) 30 (26,5) 32 (26,9) 47 (39,5

Luận văn Y tế Cộng đồng

Kết quả nêu ở Bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ người không tập thể dục có dấu hiệu stress (37,8%) cao hơn người thỉnh thoảng tập thể dục. Người thường xuyên tập thể dục có tỷ lệ có dấu hiệu stress thấp nhất (8,4%). Những người giải tỏa căng thằng bằng các hình thức giải trí có tỷ lệ không có dấu hiệu stress khá cao.

Người không tập thể dục (40,2%) có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm cao hơn người thỉnh thoảng tập thể dục. Và người thường xuyên tập thể dục có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm thấp nhất (8,4%). Những người giải tỏa căng thằng bằng các hình thức giải trí có tỷ lệ không có dấu hiệu trầm cảm khá cao.

Người không tập thể dục (59,8%) có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu cao hơn người thỉnh thoảng tập thể dục. Và người thường xuyên tập thể dục có tỷ lệ có dấu hiệu stress thấp nhất (18,1%). Những người giải tỏa căng thằng bằng các hình thức giải trí có tỷ lệ không có dấu hiệu lo âu khá cao.

Một phần của tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương năm 2019 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)