Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương năm 2019 (Trang 55 - 86)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu

Có Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

≤ 30 tuổi 28

(21,9)

100

(78,1) 1 -

31 – 40 tuổi 52

(24,3)

162 (75,7)

1,14

(0,454 - 3,498) 0,6 Trên 40 tuổi 6

(26,1)

17 (73,9)

1,09

(0,412 - 2,935) 0,5 Không thấy sự liên quan giữa tuổi tác và việc có dấu hiệu stress (p=0,6>0,05; p=0,5>0,05).

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa giới tính và stress của ĐTNC Giới

Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

Nam 17

(20,5)

66

(79,5) 1,26

(0,691 – 2,288) 0,4

Nữ 69

(24,5)

213 (75,5)

Không thấy sự liên quan giữa giới tính và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,4 > 0,05).

Luận văn Y tế Cộng đồng

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập và stress của ĐTNC Thu nhập Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%) Trên 10 triệu 45

(21,0)

169

(79,0) 1,37

(0,838 – 2,227) 0,2

≤ 10 triệu 40

(27,2)

110 (72,8)

Không thấy mối liên quan giữa thu nhập và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,2 > 0,05).

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chức danh và stress của ĐTNC Chức vụ Stress Không stress OR

(95% CI) p SL (%) SL (%)

Lãnh đạo 4

(13,8)

25

(86,2) 2,02

(0,682 – 5,968) 0,2

Nhân viên 82

(24,4)

254 (76,5)

Không thấy mối liên quan giữa chức danh của đối tượng và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,2 > 0,05).

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa trình độ và stress của ĐTNC Trình độ Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

Sau ĐH 5

(7,1)

65

(92,9) 1 -

Đại học 25

(25,8)

72 (74,2)

4,5

(0,508 – 1,526) 0,6 Trung

cấp/Cao đẳng

56 (28,3)

142 (71,7)

5,1

(1,632 – 12,481) < 0,05

Luận văn Y tế Cộng đồng

Kết quả nêu ở Bảng 3.16 cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu. Những người có trình độ trung cấp/cao đẳng có khả năng có dấu hiệu stress cao gấp 5,1 lần người có trình độ sau đại học (p<0,05).

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thâm niên và stress của ĐTNC

Thâm niên

Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

Trên 5 năm

56 (21,6)

203

(78,4) 1,4

(0,854 – 2,397) 0,2

≤ 5 năm 30

(28,3)

76 (71,7)

Không thấy mối liên quan giữa thâm niên công tác và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,2 > 0,05).

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tần suất trực và stress của ĐTNC

Tần suất trực

Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

1 buổi/tuần 69

(25,2)

205

(74,8) 1,46

(0,8 – 2,65) 0,2

>1 buổi/tuần 17 (19,7)

74 (81,3)

Không thấy mối liên quan giữa tần suất trực với tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,2 > 0,05).

Luận văn Y tế Cộng đồng

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và stress của ĐTNC Hút thuốc Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

Không 79

(22,8)

267

(77,2) 1,97

(0,751 – 5,177) 0,2

Có 7

(36,8)

12 (63,2)

Không thấy mối liên quan giữa việc hút thuốc và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,2 > 0,05).

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rượu bia với stress của ĐTNC Uống

rượu/bia

Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%)

Không 56

(23,5)

182

(76,5) 1,01

(0,613 – 1,605) 0,97

Có 30

(23,6)

97 (76,4)

Không thấy mối liên quan giữa việc sử dụng rượu bia với tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p = 0,97 > 0,05).

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thói quen tập thể dục với stress của ĐTNC Tập thể dục Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%) Thường

xuyên

7 (8,4)

76

(91,6) 1 -

Thỉnh thoảng 48 (24,0)

152 (76,0)

3,43

(0,062 – 0,370) <0,05

Không 31

(37,8)

51 (62,2)

6,6

(1,601 – 3,483) <0,001 Theo kết quả nêu ở Bảng 3.21 ta thấy có mối liên quan giữa thói quen tập thể dục với tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu. Những người thỉnh

Luận văn Y tế Cộng đồng

thoảng tập thể dục có khả năng có dấu hiệu stress cao gấp hơn 3 lần những người thường xuyên tập thể dục (p<0,05) và những người không tập thể dục có khả năng có dấu hiệu stress cao gấp gần 7 lần so với những người thường xuyên tập thể dục (p<0,001).

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa cách giải tỏa căng thẳng và stress của ĐTNC Giải tỏa

căng thẳng

Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%) Thể dục thể

thao

26 (23,2)

86

(76,8) 1 -

Nghe nhạc xem phim

30 (22,4)

104 (77,6)

0,95

(0,023 – 4,549) 0,7

Khác 30

(25,2)

89 (74,8)

1,12

(0,387 – 11,667) 0,6 Không thấy mối liên quan giữa cách giải tỏa căng thẳng và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hài lòng và stress của ĐTNC Mức độ hài

lòng

Stress Không stress OR

(95% CI) p

SL (%) SL (%) Cuộc sống gia đình

Hài lòng 84

(23,5)

273

(76,5) 1,08

(0,183-4,659) 0,9 Không hài lòng 2

(33,3)

6 (66,7) Công việc

Hài lòng 73

(21,8)

262

(78,2) 2,74

(0,169-0,785) 0,007 Không hài lòng 13

(43,3)

17 (56,7)

Luận văn Y tế Cộng đồng

Có mối liên quan giữa sự hài lòng trong công việc và stress của đối tượng nghiên cứu. Những người không hài lòng với công việc có khả năng có dấu hiệu stress cao gấp 2,7 lần người hài lòng với công việc (OR=2,7). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa mức hỗ trợ xã hội và stress của ĐTNC Mức độ hỗ trợ

Stress Không stress OR

(95% CI) p SL (%) SL (%)

Gia đình, bạn bè*

Nhiều 57

(19,7)

232

(80,3) 2,51

(1,488-3,639) 0,000

Ít 29

(38,2)

47 (61,8) Đồng nghiệp*

Nhiều 56

(22,8)

190

(77,2) 1,14

(0,761-4,194) 0,4

Ít 30

(25,2)

89 (74,8)

Kết quả nêu ở Bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa sự hỗ trợ trong gia đình, bạn bè và stress của đối tượng nghiên cứu. Những người ít hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có khả năng có dấu hiệu stress cao gấp 2,5 lần những người được nhiều hỗ trợ từ gia đình, bạn bè. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p <

0,001.

Luận văn Y tế Cộng đồng

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa phản ứng với stress và stress của ĐTNC Phản ứng

stress*

Stress Không stress OR

(95% CI) p SL (%) SL (%)

Ít 23

(27,7)

60

(72,3) 0,75

(0,412-1,384) 0,3

Nhiều 63

(22,3)

219 (77,7)

Không thấy mối liên quan giữa mức độ phản ứng với stress và stress của đối tượng nghiên cứu.

Luận văn Y tế Cộng đồng

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019

Nghiên cứu sử dụng 2 bộ công cụ là DASS 21 và BJSQ đã được chuẩn hóa [20][33], thực hiện trên 365 đối tượng. Đối tượng trong độ tuổi dưới 40 là chủ yếu chiếm tỷ lệ 93,7%, vì công việc điều dưỡng cần sức khỏe và sức trẻ, phải hoạt động liên tục nên độ tuổi của điều dưỡng là khá trẻ. Điều dưỡng nữ chiếm tỷ lệ 77,3% cao hơn so với điều dưỡng nam là 22,7%. Điều này do đặc thù chuyên môn điều dưỡng thường phù hợp hơn với nữ giới, nghề mà yêu cầu phải ân cần và cư xử nhẹ nhàng. Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam có ở hầu hết các bệnh viện trên cả nước. Các đối tượng có người thu nhập trên 10 triệu chiếm 58,6% và dưới 10 triệu là 41,4%. Chỉ có khoảng 7,9% điều dưỡng ở vị trí lãnh đạo, còn lại đều là nhân viên. Bậc học chủ yếu là trung cấp và cao đẳng, chiếm tỷ lệ 54,2%

và có đến 75,1% điều dưỡng phải trực từ 2 buổi trở lên trên 1 tuần.

4.1.1. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng viên (DASS 21) Tình trạng stress do nghề nghiệp đang là một vấn đề được quan tâm toàn cầu, và là mối đe dọa nguy hiểm nhất của thế kỷ XXI. Trong khi tại các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) các bệnh có nền tảng tâm lý đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Đến năm 2030 – theo đánh giá của WHO – trầm cảm có thể trở thành vấn đề sức khỏe lớn nhất, vượt qua cả các bệnh hệ tim- mạch và AIDS.

Thang DASS 21 gồm có 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục, mỗi tiểu mục mô tả về một triệu chứng thực thể hoặc tinh thần. Trong đó, phần DASS - Trầm cảm bao gồm các tiểu mục tập trung vào trạng thái tâm lý và lòng tự trọng; phần DASS - Lo âu là các tiểu mục về trạng thái tâm lý, cảm nhận về sự hoang mang, sợ hãi; phần DASS - Căng thẳng tâm lý bao gồm các tiểu mục về sự căng thẳng, tức giận. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm,

Luận văn Y tế Cộng đồng

tùy mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng. Sau khi cộng tổng điểm của từng nhóm 7 tiểu mục, kết quả thu được nhân với 2 rồi đối chiếu với bảng, sẽ biết tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở mức độ bình thường, nhẹ, vừa, nặng, rất nặng. Điểm số tổng từ 0-14 điểm cho thấy đối tượng không có tình trạng căng thẳng; từ 15-18 điểm cho thấy đối tượng có căng thẳng nhẹ; từ 19-25 điểm là căng thẳng mức độ vừa; 26-33 điểm là căng thẳng mức độ nặng và từ 34 điểm trở lên là căng thẳng ở mức độ rất nặng.

Kết quả từ khảo sát sử dụng công cụ DASS 21 cho thấy có 86 đối tượng có dấu hiệu stress (chiếm 23,6%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ điều dưỡng có dấu hiệu stress tương đương với tỷ lệ có dấu hiệu stress của tác giả Lương Quốc Hùng nghiên cứu tại bệnh viện E Hà nội năm 2018 (tỷ lệ stress 24,3%) [4]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả Vũ Bá Quỳnh tại bệnh viện trung ương quân đội 108, tỷ lệ stress lại cao hơn (33,7%) [13]. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My năm 2014 tại bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng (tỷ lệ stress là 18,1%) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, có thể do vị trí bệnh viện nằm tại Đà Nẵng, số lượng người bệnh khám chữa bệnh hằng ngày thấp hơn các bệnh viện tại Hà Nội, kèm theo đó là khối lượng công việc, cũng như lối sống của người dân Đà Nẵng không như người dân sống tại Hà nội, với nhiều thành phần phức tạp, gây những áp lực khác nhau lên nhân viên y tế nên tỷ lệ có dấu hiệu stress có sự khác biệt [9]. Ngoài ra tác giả Ngô Thị Kiều My thực hiện nghiên cứu trên cả điều dưỡng và hộ sinh nên sự so sánh chỉ mang tính tương đối [9].

Có 24,5% điều dưỡng có dấu hiệu stress là nữ giới, và nam giới là 20,5%.

Nhóm tuổi có tỷ lệ có dấu hiệu stress tương đương nhau: dưới 30 là 21,9%; từ 31-40 tuổi là 24,3%; trên 40 tuổi là 26,1%. Trong khi nghiên cứu tại bệnh viện E, tác giả Lương Quốc Hùng có kết quả là tỷ lệ stress nghề nghiệp ở nam giới là 38,2% và nữ giới là 21,3%. Độ tuổi có dấu hiệu stress nhiều nhất dưới 30 tuổi với 26,5%, tiếp đó là 30-40 tuổi với 24,4%, độ tuổi trên 40 tuổi có 16,7% đối tượng có dấu hiệu stress [4].

Luận văn Y tế Cộng đồng

Nhóm đối tượng có thâm niên công tác dưới 5 năm có tỷ lệ có dấu hiệu stress nghề nghiệp cao nhất với 28,3% còn nhóm trên 5 năm có tỷ lệ là 21,6%.

Tương đương với tỷ lệ có dấu hiệu stress trong nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng với 29,5% là độ tuổi dưới 30, nhưng lại thấp hơn nhóm trên 5 năm năm với 43% [40].

Trong nghiên cứu của chúng tôi số điều dưỡng có dấu hiệu trầm cảm là 100 trường hợp, chiếm 27,4% và 152 trường hợp có dấu hiệu lo âu chiếm 41,6%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của tác giả Vũ Bá Quỳnh với tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở các đối tượng này là 29,3%, có dấu hiệu lo âu là 43%. Nghiên cứu của Demiral et al năm 2000 đã nghiên cứu trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và 27,4% [24],[27]. Tỷ lệ nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, có thể tuy đều là nhân viên y tế nhưng đối tượng lại là bác sĩ nên có sự khác biệt. Nữ giới có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm (28,4%) cao hơn nam giới (24,1%).

Trình độ sau đại học có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm thấp nhất (10,0%). Nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm cao nhất, các nhóm tuổi khác có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm tương đương nhau. Nữ giới có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu (44,3%) cao hơn nam giới (32,5%). Trình độ sau đại học có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu thấp nhất (17,1). Nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu cao nhất (56,5%), các nhóm tuổi khác có tỷ lệ có dấu hiệu lo âu tương đương nhau.

Đặc thù của ngành điều dưỡng là thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, vì vậy áp lực công việc là rất lớn. Trong những nghề dễ gây stress nhất sẽ thường có yếu tố mạo hiểm và có ảnh hưởng được tới tính mạng con người. Nghề điều dưỡng hiện cũng chính là một trong những nghề đứng đầu ở trong danh sách. Các yếu tố có thể gây stress cho điều dưỡng thường gặp là phản ứng của các bệnh nhân và người nhà, thâm niên công tác cũng như việc phải làm việc quá nhiều giờ (tỷ lệ điều dưỡng trực trên 2 buổi 1 tuần là 75,1%) và thêm vào là công việc nhiều áp lực khi làm việc trong điều

Luận văn Y tế Cộng đồng

kiện thiếu thốn máy móc cũng như trang thiết bị. Chưa kể đến cả đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến. Nghiên cứu của Shams và El-Masry (2013), tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp trên đối tượng nhân viên y tế thuộc chuyên ngành gây mê hồi sức là 69,4%. Các yếu tố gánh nặng công việc, tổ chức lao động không tốt, mâu thuẫn nhóm và phải chăm sóc các bệnh nhân nặng, tiếp xúc hàng ngày với người chết và các vấn đề liên quan đến bệnh nhân tử vong, phản ứng thái quá từ gia đình bệnh nhân là những nguyên nhân gây stress [38].

Trong số điều dưỡng có dấu hiệu stress, mức độ chủ yếu là nhẹ và vừa có tỷ lệ lần lượt là 43,0% và 46,5%, mức độ nặng là 9,3%. Nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài năm 2008, điều dưỡng có dấu hiệu stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành - Hậu Giang : 45,2%

có dấu hiệu stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình [14]. Nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng năm 2018 cho ra kết quả mức độ stress thấp với 12,3%

mức độ nhẹ, 6,5% mức độ vừa, 4,5% mức độ nặng [4]. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà năm 2006 trên 811 nhân viên y tế, có 10,7% nhân viên y tế có điểm stress ở mức cao; 37,9%

nhân viên y tế có điểm stress ở mức trung bình và 51,4% nhân viên y tế có điểm stress ở mức thấp. Sự khác biệt này có thể do đối tượng của tác giả Nguyễn Thu Hà khảo sát trên toàn bộ nhân viên y tế, bao gồm cả điều dưỡng, bác sĩ, hộ sinh nên khác nhau [3]. Trong khi nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2015 lại cho thấy tỷ lệ căng thẳng ở mức độ nhẹ là 9%, mức vừa là 7% và rất nặng là 2,5% trong tổng số các điều dưỡng nói chung [23].

Trong số đối tượng có dấu hiệu trầm cảm, tình trạng chủ yếu là có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ vừa, có tỷ lệ là 72%. Trong số đối tượng có dấu hiệu lo âu, tình trạng chủ yếu là có dấu hiệu ở mức độ nhẹ và nặng có tỷ lệ lần lượt là 34,2% và 43,4%. Stress có thể được giải quyết khi giải quyết được vấn đề,

Luận văn Y tế Cộng đồng

nhưng trầm cảm thì có thể kéo dài nhiều năm. Vì vậy đây là vấn đề cần thực sự quan tâm của cả các lãnh đạo bệnh viện và gia đình nhân viên y tế.

Trong số 23,6% điều dưỡng có dấu hiệu stress, tỷ lệ người hút thuốc lá có dấu hiệu stress (36,8%) cao hơn người không hút thuốc lá (19,8%). Người có uống rượu bia (26,6%) có tỷ lệ có dấu hiệu stress cao hơn người không uống rượu bia (23,5%). Người không tập thể dục (37,8%) có tỷ lệ có dấu hiệu stress cao hơn người thỉnh thoảng tập thể dục. Và người thường xuyên tập thể dục có tỷ lệ có dấu hiệu stress thấp nhất (8,4%.) Những người giải tỏa căng thằng bằng các hình thức giải trí có tỷ lệ không có dấu hiệu stress khá cao (thể dục thể thao:

76,8%; Nghe nhạc xem phim: 77,6%; Khác: 73,5%). Có thể thấy, lối sống của đối tượng ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng stress. Thói quen sử dụng rượu bia thuốc lá tác động nhiều đến tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu, việc tập thể dục thể thao cùng với các hoạt động giải trí bên ngoài giúp giải tỏa stress rất tốt.

4.1.2. Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên

Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi đánh giá BJSQ gồm 57 câu, chia làm 3 phần.

Phần thứ 1 gồm 17 câu hỏi liên quan đến stress công việc. Phần thứ 2 gồm 29 câu về phản ứng với stress. Phần 3 gồm 9 câu về hỗ trợ xã hội (cấp trên, đồng nghiệp và gia đình). Thang Likert được sử dụng để đánh đánh giá mức độ stress:

stress thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 4 điểm cho mỗi câu. Điểm càng cao tức mức độ stress càng cao.

Kết quả cho thấy số điều dưỡng có dấu hiệu stress công việc chiếm 27,9%

nhưng có tới 77,3% đối tượng phản ứng nhiều với stress. Phản ứng về mặt vật lý như mệt mỏi, cáu gắt và tâm lý bất an. Vì hạn chế của nghiên cứu nên chưa thể tìm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Chúng tôi xác định được có 79,2% đối tượng được được gia đình và bạn bè hỗ trợ, giúp đỡ và 67,4% đối tượng được đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ nhiều. Vẫn còn 20,8% đối tượng không được gia đình hỗ trợ và 32,6% đối tượng không

Luận văn Y tế Cộng đồng

được đồng nghiệp giúp đỡ, có thể đây là một phần vì lý do đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu stress nghề nghiệp. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng loại công việc căng thẳng nhất là đòi hỏi quá mức và áp lực không phù hợp với kiến thức và khả năng của người lao động, nơi có ít cơ hội lựa chọn hoặc quyền lực và sự hỗ trợ từ người khác. Càng có nhiều nhu cầu và áp lực công việc phù hợp với kiến thức và khả năng của người lao động thì càng ít có khả năng họ gặp phải căng thẳng trong công việc. Người lao động được hỗ trợ nhiều hơn từ những người khác tại nơi làm việc, hoặc liên quan đến công việc họ càng ít có khả năng có dấu hiệu stress công việc.

Giao tiếp kém trong môi trường lao động cũng khiến mối quan hệ đồng nghiệp hạn chế, ít được hỗ trợ từ đồng nghiệp. Theo nghiên cứu của Hipwell và cộng sự năm 1989, nguồn gốc của sự căng thẳng cho các nhân viên y tế đã được mô tả khá nhiều và đa dạng, trong đó có yếu tố công việc quá tải và giao tiếp kém với đồng nghiệp [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2015 đã chỉ ra rằng các nhóm yếu tố liên quan đến nghề nghiệp gây ra căng thẳng cho nhân viên y tế bao gồm: Điều kiện lao động, vai trò lao động, môi trường lao động và các yếu tố liên quan giữa cá nhân với nhau, đồng nghiệp với nhau [19].

Ngoài ra đa số đối tượng (trên 90%) đều rất hài lòng với cuộc sống gia đình và công việc hiện tại. Tuy nhiên điều này không giải thích được lý do tỷ lệ có dấu hiệu stress của nhân viên y tế hiện nay.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu. Cụ thể những người có trình độ trung cấp/cao đẳng có khả năng có dấu hiệu stress cao gấp 5 lần những người có trình độ sau đại học (OR=5,1). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Nguyên nhân có lẽ do các đối tượng có bằng trung cấp/cao đẳng chủ yếu làm trực tiếp với bệnh nhân, công việc nhiều hơn, áp lực hơn về mặt số lượng nên có

Luận văn Y tế Cộng đồng

Một phần của tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương năm 2019 (Trang 55 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)