CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kiến thức, thực hành của NCS trẻ với bệnh TCM
3.2.2. Thực hành của NCS về bệnh TCM
Bảng 3.13. Thực hành phòng bệnh TCM của NCS (n=380)
Các biện pháp đã thực hiện Số lượng Tỷ lệ % 1 Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng 351 92,4
2 Cho trẻ ăn chín, uống chín 347 91,3
3 Rửa sạch vật dụng ăn uống trước khi sử dụng 284 74,8 4 Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ
chơi
297 78,2
Luận án Y tế cộng đồng
39
5 Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, cốc, bát, thìa
270 71,1
6 Làm sạch đồ chơi, nơi trẻ hay bám tay 295 77,7
7 Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ 330 86,8
8 Thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh
276 72,7
9 Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp/không cho tiếp xúc với trẻ bệnh
252 66,3
10 Không làm gì 2 0,5
Nhận xét:
Trong các biện pháp thực hành được đưa ra để phòng bệnh TCM của NCS thì tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng là cao nhất chiếm 92,4%, các biện pháp ăn chin, uống chín chiếm 91,3%, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ chiếm 86,8%. Còn lại, các biện pháp thực hành khác như: rửa sạch vật dụng ăn uống trước khi sử dụng, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi… đều chiếm > 70%. Biện pháp không cho trẻ bệnh đến lớp/không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh chỉ chiếm 66,3% và vẫn có 0,5% (2 NCS) không có biện pháp thực hành nào để phòng bệnh TCM.
Bảng 3.14. Thực hành rửa tay cho trẻ của NCS( n=380) Cách rửa tay cho trẻ của
NCS
Số lượng Tỷ lệ %
Nước sạch đơn thuần 101 26,6
Rửa nước sạch với xà phòng 279 73,4
Tổng 380 100
Nhận xét:
Khi phỏng vấn 380 NCS thì thấy 100% đều luôn luôn rửa tay cho trẻ, trong đó có 26,6% NCS rửa tay cho trẻ bằng nước đơn thuần, và 73,4% NCS rửa tay cho trẻ bằng nước kết hợp với xà phòng.
Luận án Y tế cộng đồng
40
Bảng 3.15. Thực hành rửa tay của NCS( n=380)
Thời điểm rửa tay của NCS Số lượng Tỷ lệ % Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ
1 Luôn luôn 377 99,2
2 Thỉnh thoảng 3 0,8
Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau thay tã, vệ sinh cho trẻ
1 Luôn luôn 379 99,7
2 Thỉnh thoảng 1 0,3
3 Hiếm khi 0 0
4 Không bao giờ 0 0
Cách thức rửa tay
1 Nước sạch đơn thuần 60 15,8
2 Rửa tay nước sạch và xà phòng 320 84,2
3 Khác 0 0
Nhận xét:
Về thực hành rửa tay của NCS thì 99,2% luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, 99,7% NCS luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau thay tã hay vệ sinh cho trẻ. Trong đó, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng là 84,2%, rửa tay bằng nước sạch đơn thuần là 15,8%.
Bảng 3.16. Thực hành vệ sinh đồ đạc trong nhà của NCS
Vệ sinh đồ đạc trong nhà của NCS Số lượng Tỷ lệ % Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ (n=350)
1 Lau cho sạch bụi 52 14,9
2 Rửa bằng nước sạch 134 38,3
Luận án Y tế cộng đồng
41
3 Ngâm bằng nước sạch và xà phòng 178 50,1
4 Ngâm bằng dung dịch khử khuẩn 51 14,6
5 Khác 7 2,0
NCS lau sàn nhà, bàn ghế, giường tủ…nơi trẻ thường bám tay (n=380)
1 Hàng ngày 378 99,7
2 Thỉnh thoảng, vài ba ngày/lần 1 0,3
3 Hiếm khi/ít 0 0
4 Không lau 0 0
Cách thức lau sàn nhà, bàn ghế (n=380)
1 Nước sạch đơn thuần 92 24,3
2 Lau nước sạch và xà phòng/dung dịch khử khuẩn
288 75,7
3 Khác 0 0
Cho trẻ dùng riêng khăn lau mặt, lau tay (n=380)
1 Có 347 91,3
2 Không 33 8,7
Nhận xét:
Có 350 NCS trong số 380 NCS có vệ sinh đồ chơi của trẻ. Cách vệ sinh đồ chơi của NCS trẻ đa số là rửa bằng nước sạch và xà phòng chiếm tới 50,1
%, sau đó là biện pháp rửa bằng nước sạch 38,3%, các biện pháp dùng dung dịch khử khuẩn và lau bụi chiếm hơn 14%, các biện pháp khác chiếm 2% (hấp đồ chơi, rửa bằng dung dịch rửa bình sữa).
Có 378 NCS (chiếm 99,7%) hàng ngày đều lau sàn nhà, bàn ghế, giường tủ nơi trẻ bám vào, chỉ có 1 NCS (chiếm 0,3%) thi thoảng vài ba ngày/lần lau chùi. Trong đó, cách thức lau sàn nhà, bàn ghế bằng nước sạch và xà phòng/dung dịch khử khuẩn là 288 người (chiếm 75,7%), lau bằng nước sạch đơn thuần là 92 người (chiếm 24,3%).
Luận án Y tế cộng đồng
42
Có 347 NCS (chiếm 91,3%) sử dụng khăn riêng để lau tay, lau mặt cho trẻ, và 33 NCS (8,7%) không sử dụng khăn riêng để lau cho trẻ.
Bảng 3.17. Cách xử trí của NCS khi có trẻ mắc TCM (n= 96) Cách xử trí của NCS khi trẻ mắc TCM Số lượng Tỷ lệ %
Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị 60 62,5 Cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn 77 80,2 Báo cho các nhà hàng xóm có trẻ biết 33 34,4
Báo cho cán bộ y tế biết 29 30,2
Báo cho chính quyền biết 10 10,3
Báo cho cô giáo/người trông trẻ biết 65 67,0
Không làm gì 0 0
Khác 0 0
Nhận xét:
Trong những NCS được phỏng vấn, có 96 người đã và đang chăm sóc cho trẻ <5 tuổi mắc bệnh TCM. Trong đó, 60 người (62,5%) NCS đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị, 77 người (80,2%) cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn, báo cho cô giáo/người trông trẻ biết rằng trẻ mắc bệnh TCM 65 người (67,0%). Các biện pháp khác như: báo cho hàng xóm, cán bộ y tế đều chiếm
>30%, báo cho chính quyền chỉ có 10,3%.
Bảng 3.18. Điểm quan sát thực hành của NCS có trẻ mắc TCM(n=47)
Mức độ thực hành Số lượng Tỷ lệ %
Đạt 33 70,2
Không đạt 14 29,8
Tổng 47 100
Luận án Y tế cộng đồng
43 Nhận xét:
Khi phỏng vấn NCS trẻ tại khoa Nhi bệnh viện Vinmec, nhóm nghiên cứu đã quan sát được 47 NCS có trẻ nhi đang mắc bệnh TCM tại khoa. Các hoạt động quan sát bao gồm cách thức rửa tay của NCS, cách thức vệ sinh răng, miệng, vệ sinh da, nốt phỏng của trẻ, cách thức rửa đồ chơi, vật dụng của trẻ, cách thức rửa tay cho trẻ. Sau khi quan sát thực hành chúng tôi thấy có 33 NCS (chiếm 70,2%) đạt yêu cầu, 14 NCS (29,8%) chưa đạt yêu cầu.