Đặc điểm của đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp ở nước chdcnd là (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

1.3. Đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp

1.3.1. Đặc điểm của đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp

“Nông nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì vậy mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, không giống bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế. Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chính vì vậy cũng có những đặc điểm riêng có, phù hợp với sự phát triển của nó. ”

“Đặc điểm đầu tiên của đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình thực hiện một công cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên. Đặc điểm này là do đặc trưng của ngành nông nghiệp chi phối. Đầu tiên, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên chúng ta phải nghiên cứu rất kỹ về các điều kiện của đất, chất lượng và đặc điểm của thổ nhưỡng và các đặc điểm về địa hình. Bởi vì đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất mạnh tới quá trình thực hiện đầu tư và thành quả thu được. Nếu đất tốt thì cây trồng phát triển thuận lợi, khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì cũng giảm được khá nhiều chi phí và ngược lại sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Nghiên cứu về đất còn cho chúng ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi loại động vật gì, để từ đó có kế hoạch sản xuất. Địa hình cũng có ảnh hưởng tới đầu tư, nếu

Luận văn Quản trị kinh doanh

địa hình bằng phẳng thì có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích hợp cho vùng đồng bằng, giảm chi phí cho việc san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy vận chuyển nông sản ra thị trường để tiên thụ được nhanh chóng và đảm bảo tươi sống. Khi đó, đầu tư dựa vào điều kiện của địa hình để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất. ”

“Khí hậu cũng ảnh hưởng tới quá trình đầu tư, khi đầu tư nhà đầu tư thường phải nghiên cứu rõ điều kiện khí hậu, bởi nó có ảnh hưởng mạnh tới kết quả của sản xuất nông nghiệp cũng như kết quả đầu tư. Ví dụ khi tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi thì thường tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng gặp rất nhiều khó khăn và rất tốn chi phí. Hoặc khi ta đầu tư vào một loại cây lương thực nào đó, chẳng hạn như cây lúa, người nông dân không thể trồng vào mùa đông lạnh, bởi lúa là cây không thích hợp với điều kiện giá rét, do vậy mà đầu tư không thu được lợi ích cao. Do đó khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp các nhà đầu tư phả nghiên cứu rất kỹ đặc điểm tự nhiêu của từng vùng đất để có thể có những công cuộc đầu tư mang hiệu quả cao hoặc có những biện phát phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên luôn biến động hiện nay. ”

“Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đầu tư trong nông nghiệp cũng mang tính thời vụ khá rõ rệt. Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông nghiệp phải nghiên cứu thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm để đầu tư. Bởi vì trồng trọt và chăn nuôi không thể tiến hành quanh năm cho nên chọn thời điểm để sản xuất là rất cần thiết. Do vậy khi đầu tư vào một loại đối tượng nào đó thì chỉ có thể bắt đầu đầu tư tại một thời gian nhất định, như trồng cây thì phải vào mùa xuân. Khác biệt với công nghiệp và dịch vụ, đối tượng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp là đánh bắt, nuôi trồng các sinh vật, do vậy, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng so với công nghiệp và dịch vụ là chịu ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn. Tuy nhiên, với trình độ khoa học công nghiệp phát triển như hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư đa dạng các loại cây trồng vật nuôi khác nhau trong các giai đoạn nhất định, để mang lại mức lợi ích thu được cao nhất. ”

Luận văn Quản trị kinh doanh

“Một đặc điểm nổi bật của đầu tư trong nông nghiệp đó là lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành hay lĩnh vực khác. Cụ thể khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi hay khoa học công nghệ thì lượng vốn đầu tư là rất lớn. Chẳng hạn, để phát hiện ra một loại giống cây trồng mới cho sản xuất nông nghiệp thì lượng vốn bỏ ra vào số nhà khoa học cần cho nghiên cứu không kém gì việc để nghiên cứu sản xuất ra một sản phẩm công nghiệp mới. Chi phí để xây dựng một hệ thống thủy lợi cũng không kém việc xây dựng một nhà máy hay một khách sạn du lịch. Vì vậy mà khi đầu tư, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có những kế hoạch và biện pháp huy động vốn chủ động và đảm bảo kịp tiến độ. ”

“Đầu tư nông nghiệp có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt thòi cho nông nghiệp. Sở dĩ rủi ro cao vì đầu tư trong ngành nông nghiệp một mặt chịu những rủi ro chung của các công cuộc đầu tư, mặt khác còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của những biến đổi tự nhiên như hiện nay. Ngoài việc kiểm soát và hạn chế những loại rủi ro này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi. Một thiệt thời lớn của đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đó là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp rất thấp thường chỉ vài phần trăm một năm trong khi các ngành khác đạt hơn 10%, do nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao. Khi đầu tư thời gian thu hồi vốn cũng rất lâu. Còn một số công trình đầu tư trong nông nghiệp là hòa vốn, thậm chí nhiều công trình không thu đủ số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra. ”

“Điểm khác biệt nữa để phân biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ là hoạt động diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn (công nghiệp và dịch vụ tập trung ở khu vực đô thị), do vậy, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. ”

“Nhìn chung, ngoài những đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng riêng khác với vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ là: gắn liền với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên;

chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, ảnh hưởng của chu kỳ sinh học,

Luận văn Quản trị kinh doanh

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Theo ngành Theo lãnh thổ Theo nguồn vốn Theo thời gian

Nôn g nghi

ệp

Lâm nghi

ệp

Thủ y sản

Các quốc

gia, khu vực Toàn

cầu Tỉnh

thàn h, vùng

lãnh thổ

Vốn chủ

sở hữu,

vay khác

Vốn tron

g nước

, nước ngoà

i

Vốn trun

g ương

, tỉnh, huyệ

n

Dài hạn

Trun g hạn

Ngắ n hạn

của tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp gắn liền với đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

“Do vậy để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển thì đòi hỏi chính phủ mỗi quốc gia phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và bản thân nhà nước cũng phải bỏ bốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. ”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp ở nước chdcnd là (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)