Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp ở nước chdcnd là (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào

“Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều nỗ lực trong ban hành, thực thi chính sách vốn đầu tư, quy hoạch, định hướng phát triển nông - lâm nghiệp Lào, đã ban hành nhiều văn bản chính sách, nhiều quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp, với nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chính sách về môi trường, nhờ vậy đạt được các kết quả quan trọng trong bảo vệ môi trường như tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới, vốn đầu tư cho môi trường chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là cho hồ chứa, đê, kè sông, biển, kênh mương nội đồng. ”

“Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp của Lào đã có những chuyển biến tích cực, lượng vốn thu hút ngày càng tăng, tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư phát triển đang có xu hướng thay đổi hợp lý hơn. Các nguồn vốn đều đạt khá so với kế hoạch và tăng đều theo các năm, trong đó vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ dân cư chiếm phần lớn lượng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp; vốn tín dụng, vốn nước ngoài,... tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng lượng vốn ngày càng tăng. ”

“Lào đạt được những kết quả tích cực trên là do trong những năm qua Đảng và Nhà nước Lào đã tổ chức thực hiện tương đối đồng bộ các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Tiến hành lập và phê duyệt nhiều quy hoạch chuyên ngành làm căn cứ để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư được ban hành và tổ chức thực hiện đạt kết quả khá như chính sách tài chính - tín dụng, chính sách về đất đai và giải phóng mặt bằng, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp; chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực; công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. ”

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

“Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả của đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp Lào chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, vấn đề thu hút vốn đầu

Luận văn Quản trị kinh doanh

tư cho phát triển nông nghiệp chưa thực sự tạo được đột biết, chưa tạo được lợi thế to lớn cũng như đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Một số hạn chế đáng chú ý như sau: ”

“Một là, cân đối ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp. ”

“Hai là, việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp tuy đạt kết quả khá nhưng còn thấp so với tiềm năng lớn của nguồn vốn này. ”

“Ba là, huy động vốn tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp đạt rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. ”

“Bốn là, nguồn vốn thu hút từ nước ngoài cho phát triển nông nghiệp tuy được cải thiện so với giai đoạn trước nhưng còn rất hạn chế, tốc độ và lượng vốn tăng chậm. Việc sử dụng nguồn vốn này vẫn chưa hợp lý và chưa mang lại hiệu quả cần thiết. Số dự án và lượng vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, các dự án nước ngoài cho phát triển nông nghiệp còn rất ít, đặc biệt là dự án FDI. Đến nay mới có 06 dự án vốn FDI vào nông nghiệp. ”

“Năm là, chưa tạo ra được sự gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Chưa kế hoạch hóa được toàn bộ nguồn vốn đầu tư, lượng vốn được thực hiện còn rất thấp so với nhu cầu vốn theo quy hoạch và vốn thu hút. ”

“Sáu là, tỷ lệ vốn đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp chưa đồng đều, tập trung chủ yếu vào phát triển thủy lợi; vốn dành cho đầu tư thâm canh theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ chế biến, bảo quản và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản còn khiêm tốn. ”

“Bảy là, việc huy động vốn cho phát triển nông nghiệp thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chưa được sử dụng phổ biến. ”

“Tám là, việc huy động vốn đầu tư từ quỹ đất, các khoáng sản còn hạn chế.

“Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế: ”

* Về chủ quan:

Luận văn Quản trị kinh doanh

“Một là, chất lượng các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực trong nông, lâm, ngư nghiệp chưa cao; quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến định hướng đầu tư của chính quyền và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Lào cũng chưa có chiến lược trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là chiến lược thu hút FDI dài hạn, hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hầu như không hoạt động khiến các nhà đầu tư đắn đo khi đầu tư vào nông nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài thì chất lượng sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ phải là yếu tố đặt lên hàng đầu để quyết định đầu tư, trong khi đó tại Lào sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản thấp và chưa được kiểm soát chặt chẽ. ”

“Hai là, Lào cơ bản vẫn là đất nước phù thuộc chính vào nông nghiệp, kinh tế tuy có tăng trưởng cao hơn bình quân của cả nước nhưng quy mô GDP còn nhỏ bé, năm 2016 mới chỉ đạt 13.761 tỷ USD. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển của Lào ở mức thấp. Theo đánh giá hiện nay, mặc dù số thu ngân sách hàng năm có tăng lên, nhưng ngân sách nhà nước còn bị thất thu rất lớn từ thuế, phí và lệ phí, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chi tiêu ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp so với các ngành khác; trong thực hiện đầu tư còn lãng phí, chưa triệt để thực hành tiết kiệm, tình trạng thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, nhiều công trình thủy lợi, nước sạch, thủy sản,.. đưa vào sử dụng đạt chất lượng kém, hiệu quả sử dụng thấp. ”

“Ba là, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Do vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. ”

“Bốn là, Luật Đầu tư và Nghị định về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đã được ban hành tạo mặt bằng pháp lý chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào đất nước Lào, song còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất, chưa được hướng dẫn cụ thể nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn tất hồ sơ thủ tục cấp phép đầu tư. ”

“Năm là, nội dung các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của Lào trong thời gian qua chưa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà

Luận văn Quản trị kinh doanh

đầu tư trong và ngoài nước; hơn nữa, khi tổ chức thực hiện do trình độ của cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành còn hạn chế, nhất là ở cấp chính quyền huyện, xã, đã làm cản trở, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. ”

“Sáu là, cho đến nay ngành nông nghiệp vẫn thiếu một chiến lược, định hướng thu hút vốn FDI dẫn đến chưa xác định được vị trí của nguồn vốn FDI đối với đầu tư phát triển nông nghiệp và những dự án cụ thể cần ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Autrialia... ”

“Bảy là, việc phối hợp của các ngành, các đơn vị với các bộ, ngành Trung ương chưa thường xuyên, liên tục, chưa tranh thủ được nhiều vốn đầu tư của Trung ương theo các chương trình, dự án. ”

“Tám là, công tác chuẩn bị dự án và hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu kém và chưa hiệu quả. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. ”

“Chín là, công tác tuyên truyền về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp chưa thường xuyên, tác dụng động viên thấp, chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. ”

* Về khách quan:

“Một là, hoạt động sản xuất nông nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Lào có địa hình không bằng phẳng thường xảy ra nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt; hơn nữa, hoạt động sản xuất nông nghiệp lại thường xuyên gặp rủi ro về dịch bệnh, thu hồi vốn đầu tư chậm, hiệu quả không cao. Chính lý do này dẫn đến tình trạng chưa có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. ”

“Hai là, sự cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp từ các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam đã khiến cho sự đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp của Lào giảm sút, do lo ngại khả năng cạnh tranh các sản phẩm từ nông nghiệp của Lào khó so nổi với các sản phẩm đã có thương hiệu. ”

Luận văn Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp ở nước chdcnd là (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)