ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP ĐÃ LỰA CHỌN VÀO VIỆC NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN CHO HỌC

Một phần của tài liệu skkn NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG một số bài tập NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH môn NHẢY XA KIỂU ưỡn THÂN CHO học SINH nữ lớp 12 (Trang 28 - 37)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP ĐÃ LỰA CHỌN VÀO VIỆC NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN CHO HỌC

3.2.1. Ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ‘ưỡn thân’ cho học sinh nữ lớp 12A1&12A2 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai.

Sau khi lựa chọn được 18 bài tập đặc trưng nhằm nâng cao thành tích nhảy xa, chúng tôi tiến hành đưa vào giảng dạy. Trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên tất cả số học sinh nữ của hai lớp 12a1 và 12a2 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai và chia làm 2 nhóm.

Nhóm thực nghiệm: Gồm tất cả các em học sinh nữ lớp 12a1 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai, tiến hành tập luyện với 18 bài tập đã được lựa chọn ở mục tiêu (1).

Nhóm đối chứng: Gồm tất cả các em học sinh nữ lớp 12a2 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai, tiến hành tập luyện các bài tập trong chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Trong quá trình thực nghiệm cả hai nhóm điều được tiến hành tập luyện song song với thời gian thống nhất chung cho cả nhóm thực nghiệm và đối chứng là như nhau. Thời gian tập luyện của cả hai nhóm (thực nghiệm và đối chứng) là 8 tuần, mỗi tuần 2 tiết theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục, mỗi tiết đều được tiến hành đúng theo quy trình lên lớp.

@ Cách tiến hành bài tập và khối lượng thực hiện các bài tập thực nghiệm:

Bài tập 1: Bật cao ôm gối trên cát.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ trong hố cát, hai chân đứng

chụm hoặc cách nhau khoảng 7 – 10 cm gối hơi khuỵu, hai tay thả lỏng tự nhiên.

Khi bật dùng sức mạnh của chân đạp mạnh xuống cát phối hợp đánh tay để nâng cơ thể lên cao, hai gối thu cao ở phía trước ngực. Khi tiếp xúc đất cần khuỵu gối để giảm chấn động.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 tổ. Mỗi tổ 8 học sinh, các tổ lần lượt thực hiện, mỗi tổ thực hiện 3 lần, mỗi lần 30 giây, thời gian nghỉ giữa các lần là 3 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 2: Bật xa tại chỗ.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ phía sau vạch xuất phát, hai gối hơi khuỵu, hai tay đưa ra sau, thân trên hơi đổ về trước, dùng sức mạnh của hai chân đạp mạnh xuống đất phối hợp đánh tay để đưa cơ thể bật lên cao và xa về phía trước. Khi tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trên khuỵu gối giảm chấn động.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 tổ. Mỗi tổ 08 học sinh, các tổ lần lượt thực hiện, mỗi tổ thực hiện 4 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 3 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 3: Bật cóc 20m.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ sau vạch xuất phát, ngồi xổm, hai tay chống hông, hai chân đứng rộng bằng vai, dùng sức của hai chân đạp mạnh xuống đất để đưa cơ thể bật lên cao, ra trước và rơi xuống đất bằng nửa bàn chân trên và ở tư thế ngồi xổm, cứ liên tục như thế bật qua vạch đích. Thành tích đươc tính từ khi bắt đầu xuất phát đến vạch đích (giây).

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 3 đến 4 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 4: Chạy 30m xuất phát cao.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ sau vạch xuất phát, đứng chân trước chân sau, gối hơi khuỵu, thân trên hơi đổ về trước, hai tay co khuỷu phối hợp ngược lại với hai chân, mắt nhìn thẳng phía trước trên đường chạy. Khi có tín hiệu xuất phát thì nhanh chóng chạy nhanh về trước qua đích.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 5: Chạy tăng tốc 30m.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ sau vạch xuất phát, đứng chân trước chân sau, gối hơi khuỵu, thân trên hơi đổ về trước, hai tay co khuỷu tay phối hợp ngược lại với hai chân, mắt nhìn thẳng phía trước trên đường chạy. Khi có tín hiệu xuất phát thì nhanh chóng rời vạch xuất phát, 10m đầu tiên chạy với tốc độ trung bình và tăng dần tốc độ đến 20m cuối chạy nhanh hết sức qua đích.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 6: Nằm ngửa gập thân.

Cách tiến hành: Học sinh nằm ngửa tại chỗ hai tay đan vào nhau đặt phía sau gáy. Hai chân khép lại và duỗi thẳng, khi gập thân hai chân đưa lên cao duỗi thẳng vuông góc với thân trên sau đó hạ hai chân xuống nhưng không để chân chạm đất, cứ tiếp tục thực như vậy trong 30 giây.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 tổ. Mỗi tổ 08 học sinh, các tổ lần lượt thực hiện, mỗi tổ thực hiện 4 lần, mỗi lần thực hiện 30 giây, thời gian nghỉ giữa các lần là 3 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 7: Nhảy lò cò 20m.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ sau vạch xuất phát, hai chân đứng song song hoặc đứng chân trước chân sau, hai tay thả lỏng tự nhiên, thân trên hơi đổ về trước. Khi có tín hiệu xuất phát dùng chân thuận đạp mạnh xuống đất nhảy lò cò một chân qua đích.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 8: Chạy đà 3 bước thực hiện bước bộ trên không.

Cách tiến hành: Chuẩn bị đứng tại chỗ, chân trước chân sau, chân thuận đặt ở phía sau, hai tay thả lỏng tự nhiên. Chạy đà 3 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ trên không tiếp đất bằng chân lăng. Thực hiện liên tục trên đường thẳng 30m.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 9: Chạy đà tự do nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’.

Cách tiến hành: học sinh tự xác định cự ly chạy đà, tùy theo khả năng của bản thân mà học sinh chọn cự ly chạy đà cho phù hợp. Thực hiện toàn bộ bốn giai đoạn của kĩ thuật nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ (chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất).

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 tổ, mỗi tổ thực hiện 3 hoặc 6 lần. Mỗi lần thực hiện một học sinh thành tích được tính từ ván giậm nhảy đến điểm rơi gần nhất của cơ thể và tính lần thực hiện nhảy xa nhất (đo bằng cm). thời gian nghỉ giữa các lần là 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu sau mỗi lần nhảy.

Bài tập 10: Chạy đạp sau 20m.

Cách tiến hành: Học sinh đứng tại chỗ sau vạch xuất phát, đứng chân trước chân sau gối hơi khụyu, hai tay thả lỏng tự nhiên, thân trên hơi đổ về trước. Khi có tín hiệu xuất phát thì nhanh chóng đạp mạnh chân xuống đất lao người về trước thực hiện kĩ thuật đạp sau về đích.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 4phút, tích cực hít thở sâu.

Bài tập 11:

Cách tiến hành: Học sinh thực hiện chạy đà trên đường chạy có đưa hông (vùng chậu – đùi) về trước lúc kết thúc giai đoạn bay.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 đến 6 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 2 - 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 12:

Cách tiến hành: Học sinh thực hiện chạy đà bình thường có giậm nhảy lúc kết thúc

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 5 - 6 lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 2 - 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 13:

Cách tiến hành: TTCB: Chân giậm ở trước, chân lăng ở sau, chạy 4 – 6 bước giận nhảy bước bộ bay qua giới hạn giữa hai đường cách nhau khoảng 2m, rơi xuống đất trên chân lăng và tiếp tục chạy.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 10 đến 15lần. Thân trên giữ thẳng và thực hiện với nhịp trung bình, thời gian nghỉ giữa các lần là 2 - 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 14:

Cách tiến hành: TTCB: Chân giậm ở trước, chân lăng ở sau và chạm đất bằng mũi chân. Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy xa có chú ý đến việc lăng hai chân thẳng về trước và tiếp cát bằng mông. Bàn chân gấp ở tư thế ‘bàn cuốc’.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt chạy 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 6 đến 8 lần. Thực hiện với nhịp trung bình và nhanh, thời gian nghỉ giữa các lần là 2 - 4 phút, nghỉ ngơi tích cực hít thở sâu.

Bài tập 15:

Cách tiến hành: Tập đứng lên và ngồi xuống bằng một chân, chân kia duỗi phía trước. Tay vịn vào vật nào đó hoặc vào bạn bên cạnh.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng ngang, mỗi đợt thực hiện 08 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 6 đến 8 lần. Thực hiện với nhịp trung bình.

Bài tập 16:

Cách tiến hành: Đứng tại chỗ tập đá lăng. Trụ trên 1 chân và chân kia đá lăng Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng ngang, mỗi đợt thực hiện 08 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 10 đến 20 lần. Thực hiện với nhịp trung bình.

Bài tập 17:

Cách tiến hành: Ngồi xổm bằng hai chân sau đó đứng lên kết hợp với nhảy hai chân bật người lên cao.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt thực hiện 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 10 đến 15 lần. Thực hiện với nhịp trung bình.

Bài tập 18:

Cách tiến hành: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước, hai tay chống hông, nhảy đổi chân.

Khối lượng: Chia nhóm thực nghiệm thành 4 hàng dọc, mỗi đợt thực hiện 4 học sinh, mỗi học sinh thực hiện 8 đến 10 lần. Thực hiện với nhịp trung bình.

3.2.2. Kết quả ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ cho HS nữ lớp 12A1&12A2 Trường THPT Đoàn Kết.

3.2.2.1. Kiểm tra đánh giá hiệu quả các bài tập.

Để đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa

‘kiểu ưỡn thân’ cho học sinh nữ lớp 12A1&12A2 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai, sau một khoảng thời gian thực nghiệm trong 08 tuần gồm 16 tiết

thực dạy, tôi tiến hành kiểm tra thành tích nhảy xa của hai nhóm nghiên cứu (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) trước và sau thực nghiệm.

Thành tích của hai nhóm nghiên cứu trước thực nghiệm:

* Bảng 2: Kết quả kiểm tra ban đầu thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ của nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1) và nhóm đối chứng (Lớp 12a2).

Tham số X12 1A X12 2A d t P

Kết quả 273.326 274.142 -0.816 0.81601 > 0.05

Biểu đồ 1

Từ kết quả của bảng 2 và quan sát biểu đồ 1 cho chúng ta thấy rằng: Thành tích ban đầu của cả 2 nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1) và nhóm đối chứng (Lớp 12a2) đều không có sự khác biệt đáng kể (t tính < t bảng), ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Hay nói cách khác, tất cả các học sinh nữ của lớp 12a1, 12a2 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai được chọn để nghiên cứu tiến hành so sánh trước thực nghiệm là đồng đều nhau, không có sự khác biệt về trình độ ban đầu.

Thành tích của hai nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm:

* Bảng 3: Kết quả kiểm tra thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ của nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1) và nhóm đối chứng (Lớp 12a2) sau 08 tuần thực nghiệm.

Tham số X12 1A X12 2A d t P

Kết quả 296.775 282.755 14.02 2.47424 < 0.05

Biểu đồ 2

Từ kết quả bảng 3 và quan sát biểu đồ 2 cho chúng ta thấy rằng nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1): X (trung bình) = 296.775 và nhóm đối chứng (Lớp 12a2):

X (trung bình) = 282.755 và biểu hiện ttính = 2.47424 > tbảng = 2.009

Như vậy giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, đã có sự khác biệt với (t tính > t bảng). Điều này nói lên thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn thành tích nhóm đối chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất p < 0.05.

Vậy trên nhóm thực nghiệm các bài tập được lựa chọn đã thể hiện rõ tính hiệu quả.

Hay nói cách khác là kết quả ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ cho học sinh nữ lớp 12A1&12A2 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai mà chúng tôi lựa chọn được trong quá trình nghiên cứu, đã mang lại kết quả tốt hơn khi giảng dạy theo các bài tập cũ.

3.2.2.2. So sánh nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm nghiên cứu:

Để có sư nhận định đánh giá chính xác hơn về tác dụng của các bài tập áp dụng cho nhóm thực nghiêm. Chúng tôi đã tiến hành so sánh nhịp độ tăng trưởng về thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân của cả hai nhóm sau thời gian tập luyện. Kết quả được biểu hiện ở bảng 4.

* Bảng 4: So sánh nhịp tăng trưởng về thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thận’ của nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1) và nhóm đối chứng (Lớp 12a2) sau thời gian tập luyện.

Tham số

Nhóm NC XTruocTN XSauTN d W t P

Nhóm thực nghiệm

(Lớp 12A1) 273.326 296.755 23.449 8.226 3.762 < 0.05

Nhóm đối chứng

(Lớp 12A2) 274.142 282.755 8.613 3.093 7.511 < 0.05

Biểu đồ 3

Từ kết quả bảng 4 và quan sát biểu đồ 3 cho chúng ta thấy: Nhịp tăng tưởng nhóm thực nghiệm là 8.226% và nhóm đối chứng là 3.093%. Vậy sau thời gian thực nghiệm, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều có sự tăng trưởng, thể hiện ở (t tính > tbảng). Đều đó có nghĩa là thành tích của cả hai nhóm đều có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05.

Qua biểu đồ so sánh (3) cho chúng ta thấy rằng: Nhịp độ tăng trưởng về thành tích nhảy xa của nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1) hơn hẳn nhịp độ tăng trưởng về thành tích nhảy xa của nhóm đối chứng (Lớp 12a2). Từ những cơ sở trên cho chúng ta kết luận rằng: Thành tích nhảy xa của nhóm thực nghiệm (Lớp 12a1) sau khi áp dụng các bài tập đã được lựa chọn trong mục tiêu 1 đạt hiệu quả thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ cao hơn các bài tập của nhóm đối chứng (Lớp 12a2) thực hiện giảng dạy theo các bài tập cũ.

Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng: Hiệu quả của các bài tập đã được lựa chọn trong đề tài có ảnh hưởng tốt đến việc nâng cao thành tích nhảy xa ‘kiểu ưỡn thân’ của học sinh nữ lớp 12A1 Trường THPT Đoàn Kết – Tân Phú - Đồng Nai.

Một phần của tài liệu skkn NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG một số bài tập NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH môn NHẢY XA KIỂU ưỡn THÂN CHO học SINH nữ lớp 12 (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w